Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

"Nhân văn - Nơi nuôi dưỡng tâm hồn"

Thứ hai - 16/11/2015 21:15
"Nhân văn - Nơi nuôi dưỡng tâm hồn"

Nhân Văn đón tôi đến vào một sáng đầu thu, khi những cơn mưa rào mùa hạ vẫn còn nấn ná chưa muốn rời. Cũng bởi vậy, hình ảnh của trường Nhân Văn mà tôi yêu nhất, khiến tôi xao xuyến nhất, đó là trong những ngày mưa. Giống như người ta vẫn thường hay nói: ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng sâu đậm và rất khó phai mờ. Ngày đầu nhập học, mưa tầm tã, nhưng chẳng vì thế mà che giấu đi những nét đẹp của ngôi trường đáng yêu này. Những hạt mưa tí tách, những tán cây rung rinh như muốn đón chào những thành viên mới của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

Học tập ở ngôi trường này đã hai năm – hai năm chưa phải là quãng thời gian quá dài nhưng cũng không là quá ngắn để tôi có thể cảm nhận được những vẻ đẹp ở nơi đây, từ cảnh vật đến con người dưới mái trường đại học này. Tôi đã từng có suy nghĩ, lên đại học sẽ thật nhàm chán, sẽ không có những đứa bạn thân chơi hết mình như  thời phổ thông, sẽ không có những Thầy Cô mình có thể tâm sự chuyện nhỏ to như những người bạn thân thiết, sẽ không có bác lao công nhắc nhở chúng tôi mỗi lúc quên đồ, hay đơn giản như sẽ chẳng có anh bán bánh mỳ kẹp trước cổng trường vẫn thường cho lũ học sinh chúng tôi thêm thịt,… Nhưng dường như, trường Nhân Văn đã chứng minh rằng tôi đã lầm. Bạn đại học ư? Tôi còn có thể tìm ở đâu ra những con người đáng yêu như thế, cuồng nhiệt như thế? Phải nói là chúng tôi hợp tính nhau hết sức, chẳng có chuyện trên trời dưới bể nào mà chúng tôi không thể nói cho nhau nghe được, những câu chuyện, những trò đùa nghịch ngợm,… Chúng tôi thân nhau hơn qua những buổi trưa ở lại trường, ngồi ghế đá trên sân AB, dưới những tán phượng xanh mát in bóng lên nền tường sơn màu vàng đặc trưng của Nhân Văn, hay những lúc nghỉ trưa trong những phòng học nho nhỏ khu nhà C, mắt lim dim nghe những câu chuyện của các bạn mà mình chưa từng quen biết,… Và chúng tôi cảm thấy thực sự thân thiết, yêu quý nhau hơn bao giờ hết đó là trong những giờ học nhờ bạn điểm danh hộ và trong những buổi thi cuối kỳ!

Nói về các Thầy Cô trường Nhân Văn mà đặc biệt là các Thầy Cô khoa Văn thì chẳng từ nào có thể miêu tả hết được. Tôi mới là sinh viên năm thứ hai, có nhiều các Thầy Cô giáo trong trường tôi chưa được học, nhưng những ai tôi đã từng học qua thì đều là những con người đáng kính. Mỗi Thầy Cô là một phong cách dạy và học khác nhau, có Thầy Cô dễ tính nhưng cũng có người lại vô cùng khó tính. Nhưng có một điều tôi biết chắc rằng: tất cả các Thầy Cô đều rất thương yêu những sinh viên của mình, họ đều muốn truyền đạt lại những kiến thức bổ ích mà họ có được cho chúng tôi. Ở trường Nhân Văn, có rất nhiều các Thầy Cô giáo đã có tuổi, nhưng chính những Thầy Cô ấy lại làm tôi quý mến, kính trọng hơn cả. Mặc dù không còn trẻ, cũng không còn khỏe như trước, nhưng các Thầy Cô vẫn ngày ngày lên lớp, vẫn hay tâm sự, chuyện trò với sinh viên chúng tôi, khiến chúng tôi phải thốt lên với nhau rằng: “Thầy/ Cô đáng yêu quá mức!”.

Không chỉ có bạn bè, Thầy Cô ở nơi đây khiến cho tôi có cái nhìn khác về đại học mà ngay cả những con người khác ở nơi đây cũng khiến cho tôi thêm yêu hơn ngôi trường mình đang theo học. Đó là bác Mai và chị Út ở căng tin trường, mặc dù bây giờ bác không còn làm ở đó nữa, nhưng nụ cười thân thiện cùng những món ăn mà bác và chị đã nấu cho chúng tôi mỗi khi lên căng tin hồi năm nhất sẽ làm tôi nhớ mãi. Một người nữa cũng vô cùng đặc biệt và thú vị, mà đã là sinh viên trường Nhân Văn thì có lẽ không ai là không biết đến – đó là chú bán bánh mì cổng sau của trường. Bánh mì của chú mới ngon tuyệt làm sao! Tôi chắc chắn rằng, sinh viên Nhân Văn quý mến chú không chỉ bởi bánh mì của chú ngon mà còn ở tính cách hài hước, phóng khoáng và lối nói chuyện hóm hỉnh của chú nữa.

Nhắc đến trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, mà lại không nhắc đến khung cảnh, khuôn viên trường thì quả thực là một thiếu sót trầm trọng. Bởi chính cảnh sắc nơi đây đã thu hút tôi ngay từ những ngày đầu nhập học. Có ai đã từng là sinh viên của trường, đã từng bước qua cánh cổng ở 336 Nguyễn Trãi mà lại có thể quên được những cảnh vật nơi đây? Những hàng cây xanh mướt ngày hè che bóng nắng, thu sang đỏ cả lối đi hay đông đến khẳng khiu, trơ trụi lá để xuân về đâm những chồi non mơn mởn. Ở đó có những cây bàng lăng, cây phượng đua nhau khoe sắc tím, sắc đỏ mỗi khi ve bắt đầu râm ran nơi tán lá hay cây hoa sữa lại tỏa hương nồng nàn lúc sang thu. Tôi cũng yêu những chiếc ghế đá ngăn nắp ngồi cạnh bồn cây luôn sẵn sàng chào đón sinh viên chúng tôi lại chơi, ngồi lai rai quà vặt và kể những câu chuyện cho chúng nghe cùng. Ai mà hay lang thang quanh sân trường đều phải hơn một lần khúc khích cười khi bắt gặp đôi gà màu trắng chạy quanh bồn cây ngâu nhà C và lần nào cũng đều đặt câu hỏi: Ai là người nuôi những chú gà này? Hay những con chim bồ câu không biết từ đâu luôn đi lại nhặt nhạnh đồ ăn trên sân trường để rồi mỗi lần có người đi qua, chúng lại giật mình bay vút. Gặp những chú chim này, sinh viên chúng tôi lại nói với nhau câu nói quen thuộc: “Đất lành chim đậu”. Như vậy cũng đủ biết chúng tôi yêu trường cỡ nào. Tôi có nói, tôi thích ngắm Nhân Văn những ngày mưa, nhưng sẽ chẳng vì thế mà tôi ghét Nhân Văn vào những ngày nắng. Ánh nắng xuyên qua kẽ lá chiếu xuống sân trường được cành cây rung rinh như nhảy nhót trên nền gạch. Chắc hẳn nắng cũng phải yêu Nhân Văn lắm lắm! Những ngày nắng ấy, sân nhà E lại như được ai sơn nửa trắng, nửa đen – nửa trắng ấy là do nắng nhuộm màu lên, còn nửa đen là bóng của nhà H đổ xuống sân trường. Nhân Văn đẹp, đẹp lắm dù cho nó có ở thời tiết nào.

Còn có rất nhiều điều tôi muốn nói, muốn viết về trường lắm. Bởi nơi đây tôi đã, đang và sẽ sống những ngày tháng tuổi trẻ tươi đẹp của mình. Tuổi thanh xuân của tôi được cất giữ ở đây. Tôi đã đi được nửa quãng đường của thời sinh viên. Những năm tháng đại học, ngồi trên giảng đường cũng chỉ còn hai năm nữa. Liệu trong hai năm đó, tôi có khám phá hết được vẻ đẹp của Nhân Văn yêu dấu hay không? Nhân Văn không chỉ cho tôi kiến thức sách vở, trang bị cho tôi những kỹ năng để bước vào cuộc sống đầy thử thách mà còn nuôi dưỡng cho tôi một tâm hồn biết yêu thương cuộc đời. Bởi vậy, không chỉ tôi mà tất cả những ai là sinh viên trường Nhân Văn đều trân trọng những ngày tháng còn học tập ở nơi đây, để đến khi ra trường, nghĩ về Nhân Văn sẽ là một ký ức tuyệt đẹp ta luôn mong muốn được sống lại và nói câu: Cám ơn Nhân Văn thật nhiều!     

Tác giả: Đoàn Kiều Anh - K58 Văn học CLC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây