Cũng vào những ngày này một năm về trước, các thầy cô và toàn thể sinh viên trường Nhân Văn đã phải nói lời tạm biệt với một người Thầy mà theo tôi không ai có thể thay thế được. Đã được gần một năm rồi Thầy ơi, sân trường vẫn vậy, Thầy Cô và chúng em vẫn vậy nhưng sao thấy quá đỗi trống trải và thiếu thốn khi vắng đi bóng dáng của Thầy. May mắn là một trong những khóa học sinh được học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Thầy, nhưng đối với tôi không chỉ dừng lạiở việc trở thành học trò của Thầy mà từ trước đó đã được nghe danh của Thầy không chỉ ở trường Nhân Văn mà con trên diễn đàn những người yêu mến lịch sử Việt Nam. Người Thầy ấy của tôi giản dị lắm, vầng trán cao, khuôn mặt luôn gợi cho người đối diện cảm thấy rằng Thầy luôn suy tư, trăn trở về một vấn đề gì đó rất xa. Khoảnh khắc chân chất và hóm hỉnh nhất mà tôi không thể quên đó là trong một bài giảng môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhắc đến cái tính cách “đặc biệt” của người Việt Nam, thầy đút tay vào túi quần và lôi ra một đống tàn thuốc lá đã hút hết, cả lớp còn chưa kịp sửng sốt, Thầy đã nói luôn: “Đấy người Việt Nam đơn giản là như vậy đấy, hút xong là dúi ngay vào túi quần, vậy là xong, cần gì thùng rác”, rồi Thầy lại nghêu ngao cất lên những giai điệu của bài Cô gái mở đường, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, cả lớp lại được dịp bàn tán, rỉ tai nhau rằng “chắc ngày xưa Thầy từng ở đoàn văn công” nên mới hát hay đến vậy. Nhưng chúng tôi đâu có biết rằng Thầy đang dạy cho chúng tôi- thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, ít biết về những bài ca đã một thời đi cùng năm tháng, đã theo những bước chân của biết bao anh bộ đội, cô du kích và hết thảy đồng bào ta cùng nhau vượt qua bao gian khổ để đất nước có được ngày hôm nay. Những bài thơ Thầy đọc, những câu hát trong mỗi tiết giảng đều mang đến cho chúng tôi một cảm xúc thật khác biệt so với các bài giảng thông thường khác.
Dường như Thầy đang cố gắng tuyền cho chúng tôi cảm hứng, tình yêu với những bài dân ca, ca dao, tục ngữ thấm đượm tình yêu quê hương, dân tộc ấy. Là một giảng viên lịch sử nhưng cũng đã từng có thời gian làm công tác Đoàn nên cũng dễ hiểu thầy tôi yêu văn nghệ đến mức nào. Tìm hiểu kĩ hơn về tiểu sử của thầy tôi còn được biết thầy là một nhà hoạt động đoàn nổi tiếng của tường Đại học Tổng hợp xưa. Trong nhiều năm, thầy là người giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo hoạt động đoàn của khoa Lịch sử, rồi phong trào đoàn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và thành đoàn Hà Nội. Vừa tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu, thầy Kế vừa giữ cương vị bí thư Liên chi đoàn khoa Lịch sử, phó bí thư rồi bí thư đoàn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đảng ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ủy viên ban chấp hành thành đoàn Hà Nội. Trong muôn vàn khó khăn của đất nước thời bấy giờ, vượt lên những thách thức to lớn, phong trào học tập , nghiên cứu và các hoạt động chính trị, xã hội của tuổi trẻ trường đại học Tổng hợp Hà Nội vẫn luôn là kỉ niệm về Thầy không nhiêu lắm vì chúng tôi chỉ được học duy nhất một học kì môn học của Thầy, nhưng đó thực sự là những trải nghiệm thú vị của cái lứa học trò mới chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa đại học. Nhân cách của con người không phải nói ra bằng lời, mà nó toát lên từ chính nội tâm trong con người đó. Thật vậy, Thầy tôi giản dị đến khiêm nhường, giữa cái xã hội đua chen nhau, khi đồng tiền chi phối cả tình cảm và lấn lướt cả nhân cách của con người, thi tôi chợt nhận ra giữa cái xã hội đó có một nhân cách mà theo tôi là tuyệt vời. Không phải tự nhiên mà tôi lại nhắc đến điều ấy, đó lại là một kỉ niệm thật xúc động giữa lớp chúng tôi với Thầy vào đúng dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi là một trong số những cán bộ lớp của lớp K57 Đông Phương học, và hiển nhiên theo đúng thông lệ như mọi năm mà chúng tôi vẫn làm ở những lớp dưới, vào dịp này, chúng tôi thường tụ tập nhau lại và lên kế hoạch tổ chức kỉ niệm ngày 20-11 cho các thầy cô giáo của mình, và có những món quà nhỏ thay lời cảm ơn của chúng tôi đến những cống hiến của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người. Năm đó lớp trưởng lớp tôi mua tặng các Thầy giáo mỗi thầy một chiếc caravat và một bó hoa. Tất cả đều chờ đến tiết để có thể dành tặng những món quà nhỏ đó đến thầy, chúng tôi thực sự không nghĩ gì nhiều đến giá trị của món quà vì nó chẳng đáng là bao so với những gì Thầy Cô đã trao cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã lầm, đúng buổi chiều hôm đó, một buổi chiều muộn thứ Sáu, sau tiết học cuối cùng, lớp tôi nán lại, lớp trưởng đã thay mặt lớp lên tặng hoa và quà cho Thầy, sau những lời chúc tốt đẹp dành cho Thầy cùng những tràng pháo tay trong không khí thầy trò vui vẻ và ấm áp, thầy nhẹ nhàng đặt bó hoa xuống và cầm hộp quà có đựng chiếc caravat và nói: “Tôi không có thói quen nhận quà của sinh viên, tôi biết lớp rất chu đáo khi đã mua quà và hoa đến tặng cho tôi, nhưng cho tôi xin nhận chiếc thiệp chúc mừng trên hộp quà và bó hoa, còn quà, tôi xin gửi lại lớp”, cả lớp tôi còn đang ngơ ngác thì Thầy nói tiếp: “Tôi không biết hộp quà này giá trị bao nhiêu tiền nhưng tôi chắc chắn rằng nó được mua bởi những đồng tiền đóng góp từ các bạn, đó cũng là những đồng tiền mà bố mẹ các bạn đang nhọc nhằn vất vả kiếm được để gửi lên cho các bạn ăn học, vậy nên cho tôi gửi lại lớp món quà này, và lớp hãy dành tặng món quà này của tôi cho bạn nam có điểm tổng kết cao nhất môn này nhé, còn nếu người đó là nữ thì để cô ấy tặng cho bạn trai hay người đàn ông mà cô ấy yêu quý cũng được”. Lớp tôi lặng thinh khi nghe những lời nói của Thầy, đó không đơn giản là một lời nói mà là cả một bài học lớn toát lên từ nhân cách lớn của một người thầy. Cuộc sống thì không ngừng chảy trôi, nhưng ở Thầy tôi lại thấy được sự chậm rãi và ngưng đọng của thời gian, không quá đỗi vội vã, Thầy tôi từng ngày từng giờ mang đến cho sinh viên chúng tôi tình yêu với chính cuộc sống, chính quê hương, dân tộc của mình. Nhắc đến những nhà giáo dạy sử, mọi người thường nghĩ ngay tới những Thầy Cô luôn toát lên vẻ thâm trầm của một nhà nghiên cứu lịch sử từ ngoại hình đến tính cách, nhưng Thầy tôi lại hoàn toàn khác, Thầy vui vẻ và có một tâm hồn luôn tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, đó phải chăng là một tâm hồn luôn trẻ, luôn hết mình cho những công tình nghiên cứu hay đơn giản là những bài giảng. Là một người Thầy, nhưng Thầy cũng từng là một sinh viên trên giảng đường Nhân Văn như chúng tôi, và Thầy của thầy cũng là những nhà giáo hết mực đáng kính mà Thầy luôn kính trọng và biết ơn. Không bởi vậy mà trong mỗi tiết giảng môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, khi nhắc đến cố giáo sư Trần Quốc Vượng, Thầy luôn nói với sinh viên chúng tôi hai từ “Thầy tôi” với một lòng thành kính và biết ơn. Vâng, chỉ đơn giản vậy thôi, người thầy ở bất kì thời đại nào cũng luôn được lớp lớp học trò kính trọng, và đối với Thầy Kế cũng không phải ngoại lệ, Thầy truyền cho chúng tôi rất nhiều bài hcoj quý giá, và đây là một trong những bài học như thế, bài học về sự “tôn sư trọng đạo” trong nghiệp trồng người. Tinh thần ấy được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và Thầy cũng như mong muốn chúng tôi tiếp tục phát huy nó ở cái thời đại này, khi mà đôi lúc tình thầy trò trở nên mờ nhạt và có phần bị biến tướng, bị quên lãng.
Có thể nói, bước chân vào giảng đường đại học, đối với mỗi cô cậu học trò như chúng tôi là cả một ước mơ, và khi thực hiện được ước mơ đó rồi thì chính Thầy Cô giáo là những người sẽ chắp thêm cho chúng tôi đôi cánh, tiếp thêm cho chúng tôi sức mạnh và luôn ở cạnh chúng tôi mỗi khi chúng tôi vấp ngã hay lạc bước trên đường đời. 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu đã cho chúng tôi những điều đó, mái trường này đã mang đến cho chúng tôi những người Thầy tâm huyết, luôn thường trực trong mình một tình yêu với tuổi trẻ, với sự nghiệp trồng người, và hơn thế nữa, ở trong môi trường ấy chúng tôi không chỉ được học về những kiến thức đại cương, mà còn được học về đạo làm người, về những nét đẹp trong từng câu dân ca thân thương của quê hương, dân tộc. Đã một năm kể từ ngày Thầy đi xa, nhưng hình bóng của Thầy vẫn còn đây bên giảng đường, từng nhánh cây, ngọn cỏ và hơn thế nữa hình bóng ấy luôn hiện hữu trong lòng biết bao thế hệ giảng viên và sinh viên Nhân văn. Trên đây là những dòng tâm sự xuất phát từ chính tình cảm yêu mến đặc biệt mà tôi - một sinh viên đã vinh dự trở thành học trò của Thầy cảm nhận, như một nén nhang, một nhành hoa thơm ngát kính dâng lên Thầy.
Tác giả: Phạm Thanh Tùng Lớp - K57 Khoa Đông phương học
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn