Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

"Nhân văn lớn lên cùng tôi"

Thứ hai - 16/11/2015 20:34
"Nhân văn lớn lên cùng tôi"

Tháng 9 năm đó, tôi – lần đầu tiên đứng trước ngôi trường Đại học mà mình sẽ gắn bó suốt tuổi sinh viên. Cái cảm giác khi ấy như vẫn luôn luôn hiện lên rõ ràng mỗi khi nhớ về. Tôi nhớ tôi đã tạm biệt bố mẹ của mình tại ngưỡng cửa Đại học, một mình bước chân lên Hà Nội, một thành phố hoa lệ hoàn toàn khác so với sự mộc mạc, bình yên ở nơi tôi được sinh ra và lớn lên, cảm giác lo lắng len lỏi khắp người khiến tôi ngỡ như mình chỉ là đứa  học sinh mới vào lớp một. Cánh cổng “Đại học Khoa học xã hội và nhân văn” luôn là mơ ước của tôi khi bắt đầu ý thức được về việc chọn trường, cũng không hiểu vì sao mà cái tên ấy lại mang đến cho tôi cảm giác quen thuộc và thân thương đến vậy, và rồi, tôi cố gắng thực hiện được ước mơ của mình. Tôi đã là một sinh viên của trường.

Cái ngày hôm đó, trời không mưa nhưng cũng không có nắng, nhưng không hiểu sao tôi lại thấy có một luồng sáng nào đó nó cứ bừng lên sáng chói nơi mỗi bước chân mình. Nơi sân trường với hàng ghế đa dưới tán cây thật bình yên làm sao, mỗi tán lá vẫn đọng lại những giọt sương, long lanh, dễ tan vỡ. Tôi chợt nhận ra rằng, ngôi trường mà mình sẽ gắn bó có gì đó khác hẳn khi bước qua cánh cổng bên ngoài, không hoa lệ, không xô bồ mà ngược lại rất yên tĩnh, trầm lặng. Người ta thường khó nhận ra ngôi trường mang số 336 ấy trên tuyến đường Nguyễn Trãi với hàng cây xà cừ tuyệt đẹp ấy. Nhưng khi đã nhận ra thì người ta lại không ngừng bị thu hút bởi khoảng sân trường với không gian của trường. Có lẽ tôi đã bị thu hút bởi vậy.
Gắn bó với ngôi trường chưa tròn một năm, nhưng đối với một sinh viên năm thứ nhất mang nặng lòng với Nhân văn như tôi thì mỗi giây mỗi phút cho dù ngắn ngủi nhưng đáng quý vô cùng. Cái nắng của tháng 9, tháng 10 không gay gắt như tháng 5 nhưng cũng đủ khiến mỗi người cảm thấy khó chịu, tôi cũng không ngoại lệ, nhưng lạ một nỗi cái nóng nực, khó chịu ấy của tôi lại bị xua tan hoàn toàn khi ngồi ở hàng ghế dưới tán cây sân AB của trường.Bạn bè thường nói tôi thật lạ, tôi không quan tâm vì với tôi, khi đã dành tình yêu cho một cái gì đó thì mọi thứ thuộc về nó đều tốt đẹp và đáng quý. Với tôi, đó là cái nắng của nhân văn và tôi thì vui vẻ đón nhận. Cũng như vậy, mỗi khi mưa xuống, mỗi viên gạch, mỗi góc sân đều khiến lòng tôi nao nao một cái cảm xúc khó tả. Dưới làn mưa ấy, từng cơn gió hút, mọi người qua lại vội vã nhưng không gian nơi sân trường lại vẫn như cũ, bình yên lặng lẽ.
Có người nhận xét sinh viên Nhân văn chăm chỉ, duyên dáng nhưng thiếu đi cái năng động. Không phải vậy, với tôi, cái khoảng sân ở Nhân văn luôn bình lặng ấy lại cực kì sôi nổi, năng động mỗi khi những sự kiện của trường được diễn ra, cũng như sinh viên Nhân văn luôn mang trong người sự năng động “ngầm”. Nếu nói Nhân văn thiếu đi cái vẻ năng động thì chắc hẳn bạn chưa từng một lần hòa mình vào không khí của Nhân văn, chưa từng một lần tham gia những sự kiện đặc biệt của Nhân văn hay ít nhất là của một khoa nào đó của trường. Nhân văn trong tôi đặc biệt vì có thể khiến tâm trạng đang không thoải mái của tôi trở nên dịu lại, thanh thản hơn nhưng đồng thời cũng làm vơi đi sự buỗn bã, chán chường của tôi và rồi tôi lại cảm thấy yêu đời, xao xuyến lạ thường. Có một thầy giáo đã từng nói với chúng tôi rằng thầy đã gắn bó với Hà Nội 18 năm rồi, 18 năm ấy cũng là quãng thời gian thầy gắn bó với Nhân văn, nơi đây đã là quê hương thứ hai của thầy và dù có thế nào thầy cũng chót nặng lòng với Nhân văn, với Hà Nội rồi, cho thầy chọn thầy vẫn sẽ không thay dổi sự lựa chọn của mình. Như vậy mới biết ai không hiểu, không yêu về Nhân văn sẽ khó mà phát hiện ra cái hay, cái đẹp của Nhân văn, còn ai đã chót phải lòng Nhân văn thì cho dù thời gian có quay lại thì vẫn một lần nữa chọn Nhân văn. Đây chính là cái đáng trân trọng của Nhân văn.

Tôi lần đầu tiên được trải nghiệm một cuộc thi đấu vui vẻ, bổ ích, làm quen được nhiều người bạn khác nhau. Có lẽ với mọi người là điều bình thường nhưng đối với một cô bé nhút nhát, sợ người lạ như tôi thì quả là quá tuyệt rồi. Tôi tự hỏi có phải chính ngôi trường đã thay đổi tôi hay không, câu trả lời thì có lẽ tôi sẽ dùng toàn bộ quãng thời gian sinh viên của mình để giải đáp bởi “tuổi trẻ như những cơn mưa rào, dù có bị ướt nhưng bạn vẫn muốn được đứng dưới cơn mưa ấy một lần nữa” mà. Môi trường học tập mới dưới ngôi trường ấy giúp tôi tự tin hơn, giúp tôi phát hiện bản thân mình, cũng như thế trở thành một phần không thể thiếu đối với tôi.

 Tình yêu đối với Nhân văn trong tôi cứ luôn len lỏi và cứ lớn dần lên như thế!

Tác giả: Nguyễn Lam Phương - Khoa: Công tác xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây