Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

"Nhân văn - Cảm xúc không gọi thành tên"

Thứ hai - 09/11/2015 22:51
"Nhân văn - Cảm xúc không gọi thành tên"

Có ai đó đã từng đi qua một mùa thu, đi qua một mùa đông, và những ngày xuân cuối cùng, và giờ đây trên sân trường đã bắt đầu những ngày nắng hạ chói chang. Ngồi thẩn thơ một mình trên ghế đá, tôi bắt đầu nhớ đến những ngày đã qua, nhớ đến cái buổi ban đầu ấy nay chỉ còn là kỉ niệm, là nỗi nhớ, là những dòng cảm xúc không tên…

Còn nhớ, góc học tập của tôi luôn được ghim một tờ giấy vàng với dòng chữ: “Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng nó là con đường ngắn nhất”, đây là câu nói mà tôi rất tâm đắc khi ngồi trên ghế nhà trường. Có lẽ trở thành sinh viên của một trường đại học không chỉ là ước mơ của riêng tôi, mà đó còn là ước mơ của biết bao bạn trẻ khác. Chính vì vậy, tôi luôn khiến bản thân mình phải nỗ lực và phấn đấu không ngừng nghỉ để có thể thực hiện ước mơ đó. Bởi tôi luôn nghĩ rằng, nơi mà tôi có thể tìm kiếm được những tri thức mới, những cách làm việc khoa học, được trau dồi các kỹ năng mềm, được theo đuổi ngành mình yêu thích, nơi mà bản thân sẽ có những trải nghiệm mới, những người bạn từ khắp mọi nơi, đó chính là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- ngôi trường hứa hẹn những điều mới lạ. Nhận được giấy báo trúng tuyển Đại học, chắc hẳn ai cũng hạnh phúc, sung sướng với một thành quả vô cùng tuyệt vời và đẹp như mơ sau những ngày tháng ôn luyện vất vả, thức trắng đêm. Nước mắt cứ thế lăn dài trên má và ướt nhèm đi. Một cảm xúc có lẽ không bao giờ quên được. Tôi đã đặt chân lên đất thủ đô không biết bao nhiêu lần, nhưng lần này để lại biết bao cảm xúc sâu đậm trong lòng tôi. Đó là một chiều thu Hà Nội, mưa giăng mắc trong lòng thủ đô, một thứ cảm xúc không thể gọi thành tên. Đó là niềm hân hoan phấn khởi, đầy hãnh diện khi ngày mai tôi sẽ chính thức được đặt chân vào cánh cổng mà tôi mong ước bao lâu nay. Nhưng đó cũng chính là những vui buồn lẫn lộn khi phải xa gia đình bước vào cuộc sống mới với hàng trăm thứ phải lo toan; từ cái ăn, nơi ở, đến nếp sinh hoạt…

Đối với tôi, ngày nhập học thật đáng nhớ. Đó không còn là cái cảm giác sợ hãi, nhút nhát của con gà non xa mẹ lần đầu; cũng không phải cảm giác rụt rè, hồi hộp, lo âu như khi vào cấp II, cấp III. Lần này cảm giác thực sự khác lạ, là một cảm xúc mới khi vào một môi trường mới. Cảm giác như mình đã lớn, bước chân như vững chắc và bản thân cũng chững chạc hơn. Tự tin bước vào ngôi trường mới, đầy những gian nan thử thách nhưng cũng hứa hẹn những điều mới mẻ, đầy niềm vui và những trải nghiệm thú vị đang đón chờ phía trước. Trước mắt tôi là khung cảnh những khu nhà nhuốm màu thời gian lấp ló trong những hàng cây hàng nghìn năm tuổi. Chính khung cảnh này đã làm nên một không gian cổ kính mang đậm chất Hà Nội, nó tạo nên một nét riêng biệt mà chỉ ở Nhân Văn mới có thể cảm nhận được. Có thể nói, nó đã sừng sững ở đây như một nhân chứng lịch sử chứng kiến biết bao thế hệ sinh viên trưởng thành. Và chúng tôi, chính là những thế hệ đang nối tiếp sự trưởng thành đó. Không chỉ có vậy, điều tôi cảm nhận được tiếp theo chính là những ánh mắt thân thiện và sự giúp đỡ tận tình của thầy cô cũng như của các anh chị sinh viên tình nguyện. Điều này như tiếp thêm sự tự tin cho tôi, nó xóa bỏ đi những khoảng cách, những rào cản trước tất cả những thứ với tôi cũng như những tân sinh viên khác đều là mới lạ.

 Thời gian cũng cứ thế mà trôi đi, tình cảm đối với ngôi trường cũng dần lớn lên theo năm tháng. Bên cạnh những tiết học trên giảng đường đầy sự nhiệt huyết tận tình của giảng viên thì chúng tôi còn được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường. Ở đây, tôi có cơ hội được hòa mình vào tập thể, được học hỏi và thể hiện mình, được giao lưu và gặp gỡ với tất cả mọi người. Qua những chuyến đi tình nguyện cùng với các câu lạc bộ tôi biết thêm nhiều những số phận, những cuộc đời bé nhỏ, những nhóm người yếu thế đang cần sự giúp đỡ và họ đang rất trông chờ vào những thế hệ trẻ như chúng tôi. Quan trọng hơn hết, qua những hoạt động như vậy tôi lại tiếp thu được những kiến thức mới và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tự bao giờ mà tôi luôn cảm thấy ngôi nhà chung Nhân văn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mình, cái “tôi” nhỏ bé được hòa nhập vào cái “ta” rộng lớn, những trái tim nơi đây dường như trở nên đồng điệu hơn.

Có lẽ rằng, thời gian được học tập và hoạt động tại trường Nhân Văn là khoảng thời gian tuyệt vời và vô cùng quý báu với tôi. Nó là khoảng thời gian làm cho tôi hiểu và yêu trường, yêu ngành mình học hơn. Và cứ như vậy, nó luôn làm cho tôi cảm thấy tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Trước hết là tôi luôn tin tưởng vào đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Sau là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại không ngừng được nâng cao như máy chiếu, các thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu…Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn- Hội cũng như nhà trường có rất nhiều hoạt động sôi nổi dành cho sinh viên tham gia; không chỉ vậy còn có rất nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như cắt giảm tiền học phí, tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn có thể yên tâm học tập. Chính những việc như vậy đã tạo ra động lực mạnh mẽ để tất cả những sinh viên có thể vượt qua mọi khó khăn, tích cực trong học tập và rèn luyện.

Đã bao giờ, bạn đã tự hỏi mình, quê hương thứ hai của mình là ở đâu chưa? Và phải chăng nơi đó chính là nơi đã góp phần hoàn thiện con người bạn? Đối với tôi, có thể nói rằng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn chính là quê hương thứ hai của tôi. Có đôi lần nó hiển hiện trong giấc mơ của tôi, nó làm cho tôi yêu, tôi nhớ trong những lần về quê ăn tết, hay trong những dịp nghỉ hè… Có phải chăng những gì gắn bó với ta càng lâu thì tình cảm càng trở nên sâu đậm? Có chăng đây chính là lý do khiến tôi không còn thói quen về nhà trong hai ngày nghỉ cuối tuần nữa…Quãng thời gian là sinh viên, được ngồi trên giảng đường luôn là quãng thời gian đẹp nhất. Nó chất chứa những cảm xúc, những kỉ niệm, nó làm cho ta trưởng thành và hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, những ai đang là sinh viên hãy biết trân trọng những phút giây này.  Nó làm cho ta tự hào mà nói rằng: “Tôi đã trưởng thành như thế, tại Nhân Văn”.

Và rồi, những tia nắng ngày hạ đã bắt đầu dịu xuống, ẩn lấp dưới những tán lá rồi dần mờ đi, một làn gió nhẹ thổi qua của buổi chiều tàn. Một ngày dài khép lại với những bộn bề, những lo lắng bài vở trên giảng đường. Tôi lang thang trên sân trường, thả lòng mình trôi theo dòng kí ức, nhặt nhạnh từng chút kỉ niệm, giấu nó vào trong tim…

“Nhân Văn trong tôi” là thế, luôn là những cảm xúc sâu đậm, không thể gọi thành tên…

Tác giả: Đoàn Thị Hương - K59 Công tác xã hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây