Đi qua thời hoa lửa
GS Nguyễn Hữu Thụ là hậu duệ của một trong những dòng tộc khoa bảng nổi tiếng của Hà Nội (với 6 bia đá tiến sĩ được lưu giữ tại Văn miếu Quốc Tử Giám và 2 bia đá tiến sĩ tại cố đô Huế-dòng họ cụ Nguyễn Thực) cùng với niềm vinh dự được lớn lên tại mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tháng 5 năm 1970, khi mới 17 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Hữu Thụ đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ chiến đấu bảo vệ đất nước khi còn chưa tốt nghiệp phổ thông. Là chiến sĩ bộ binh sau khi được huấn luyện 3 tháng, tân binh, Nguyễn Hữu Thụ được bổ sung Đơn vị C16, Trung đoàn 8, Sư đoàn 324, bộ đội chủ lực Thừa Thiên – Huế. Trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc của nhân dân ta, địa danh Thừa Thiên - Huế là một trong những chiến trường ác liệt nhất. Bởi đây là cửa khẩu, huyết mạch giao thông quan trọng từ hậu phương miền Bắc cung cấp sức người, vũ khí và lương thực thực phẩm cho toàn bộ chiến trường miền Nam, vì thế cũng là nơi Mỹ Ngụy tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều pháo binh, nhiều loại máy bay ném bom thường xuyên dội bom, thả chất độc hóa học đioxin nhằm hủy diệt sự sống, cắt đứt con đường huyết mạch và tiêu diệt sinh lực bội đội ta.
Chính cuộc sống với những trải nghiệm vô cùng ác liệt của chiến trường ấy đã tôi luyện, giúp người chiến sĩ Nguyễn Hữu Thụ thấu hiểu những đau khổ, hi sinh và hạnh phúc của mỗi con người Việt Nam, làm cho tính yêu quê hương, đất nước ngày càng mãnh liệt hơn. Một câu hỏi luôn trăn trở trong lòng người chiến sĩ trẻ ấy là: Có thể làm gì cho cuộc sống của người dân Việt Nam có được cuộc sống độc lập và hạnh phúc? Tháng 6/ 1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Nguyễn Hữu Thụ được phục viên về địa phương và tiếp tục công việc học tập còn dang dở. Với sự quyết tâm và nghị lực phi thường chàng lính trẻ đã lựa chọn cho mình tiếp tục học tập. Sau ba tháng ôn tập kiến thức Nguyễn Hữu Thụ đã thi đỗ đại học với điểm số cao và được gọi về trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân (khoa tiếng Nga để đi học Liên Xô), và như một cơ duyên, chàng sinh viên Việt Nam đã đến với ngành Tâm lý học từ năm 1976 đến năm 1982, tại trường Đại học tổng hợp Rôstốp trên sông Đông– Liên Xô.
GS. TS Nguyễn Hữu Thụ/Ảnh: Thành Long
Đối với GS.TS Nguyễn Hữu Thụ, theo đuổi ngành Tâm lý học là một sự nỗ lực và đam mê không ngừng nghỉ. Tốt nghiệp đại học năm 1982 với thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thầy được nhà nước cử đi thi nghiên cứu sinh năm 1988 và đã đỗ với số điểm cao và tiếp tục được cử đi nghiên cứu sinh tại Đại học tổng hợp Leningrát Liên Xô. Ở đây, thầy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học. Từ 1982 khi còn công tác tại Trường Cán bộ Quản lý Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp cho đến khi chuyển về 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (năm 1997), với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng Tâm lý học vào cuộc sống, năm 2005 thầy được phong chức danh Phó giáo sư. Tiếp tục phát huy những thành tựu trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của mình, năm 2015, thầy được phong tặng chức danh Giáo sư cao quý.
Gắn bó với ngành Tâm lý học
Là một người tâm huyết với nghề, trong hoạt động giảng dạy, GS Nguyễn Hữu Thụ luôn chú trọng sử dụng các tri thức, kĩ năng đã tích lũy được để truyền đạt cho sinh viên, học viên cao học và các nghiên cứu sinh chuyên ngành tâm lý học. Với sự nhạy bén của mình, thầy nhận thức được rằng các môn học tâm lý học ở Việt Nam còn nặng về lý thuyết, chưa hướng tới ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Do đó, thầy cho rằng cần phải thay đổi chương trình đào tạo tại khoa Tâm lý học-Trường ĐH KHXH & NV, nhằm hướng tới nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp. Trong nhiệm kỳ 2006–2011 với sự tín nhiệm cao của giảng viên trong khoa, GS NGuyễn Hữu Thụ được bầu làm chủ nhiệm khoa Tâm lý học và đó là một cơ hội thuận lợi để thầy Nguyễn Hữu Thụ đã thực hiện ý tưởng đổi mới của mình. Thầy đã đề nghị nhà trường cho thành lập thêm 2 tổ bộ môn thuộc khoa có tính ứng dụng cao là: Tâm lý học quản lý - Kinh doanh và Tâm lý học Tham vấn. Hiện nay theo chương trình đào tạo, sinh viên năm thứ 4 của khoa được lựa chọn theo bốn hướng chuyên ngành: Tâm lý học xã hội, Tâm lý học quản lý-kinh doanh, Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý học Tham vấn. Điều này đã giúp sinh viên có được cơ hội hình thành và rèn luyện kĩ năng nghề, kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tế. Nhờ có sự “đổi mới” này mà cơ hội việc làm của người học sau khi kết thúc các chương trình đào tạo của khoa Tâm lý học đã tăng lên đáng kể.
Hiện là Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý của Trường ĐHKHXH&NV, GS Nguyễn Hữu Thụ đặt ra mục tiêu: (1) Hỗ trợ đào tạo; (2) Áp dụng tâm lý học vào cuộc sống và (3) Nghiên cứu các vấn đề tâm lý, tâm lý xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Dưới sự lãnh đạo của thầy, trung tâm đã trở thành một trong những cơ sở thực tập, thực hành cho sinh viên khoa Tâm lý học. Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức tư vấn, tham vấn cho các đối tượng xã hội khác (trẻ em, người lớn) về các vấn đề như: trẻ tự kỉ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, vấn đề hôn nhân, gia đình, vấn đề tư vấn hướng nghiệp và trợ giúp tâm lý trong học tập cho sinh viên ĐHQGHN... Trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tâm lý trong quản lý doanh nghiệp như: tuyển dụng; đào tạo kĩ năng mềm; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và xây dựng chiến lược kinh doanh. GS Nguyễn Hữu Thụ đã điều hành trung tâm tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng tâm lý học vào thực tiễn nhằm nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Tâm lý học trong xã hội.
Và những kết quả đạt được
GS Nguyễn Hữu Thụ luôn khiêm tốn học hỏi, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm phát triển kĩ năng và tư duy sáng tạo cho sinh viên. Hiện mặc dù tuổi đã cao, nhưng thầy vẫn đang đảm nhiệm chính 5 môn học trong chương trình đào tạo cử nhân (Tâm lý học quản lý, Tâm lý học quản trị-kinh doanh, Tâm lý học truyền thông, Tâm lý học du lịch, Tâm lý học tuyên truyền quảng cáo); và 2 môn trong chương trình đào tạo SĐH của khoa Tâm lý học (Tiếp cận tâm lý trong quản lý nhân sự, Tâm lý học kinh tế). Trong sự nghiệp giảng dạy của mình, thầy đã hướng dẫn trên 30 sinh viên bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt thầy đã hướng dẫn 10 NCS trong đó có 7 NCS bảo vệ thành công luận án TS; hướng dẫn 26 học viên cao học trong đó, 22 người đến nay đã bảo vệ thành công luận văn ThS.
Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, GS Nguyễn Hữu Thụ đồng thời cũng là người có rất nhiều góp cho trong công tác nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ sở học liệu cho khoa. Chỉ trong khoảng thời gian không dài từ năm 2000 đến 2015, thầy đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc hàng chục các công trình nghiên cứu và dịch thuật (từ tiếng Anh và tiếng Nga), phục vụ hữu hiệu cho công tác đào tạo của khoa, cũng như các liên kết, hợp tác đào tạo với nước ngoài (đặc biệt với một số trường đại học Pháp).
Không chỉ là một người đam mê trong khoa học tâm lý, GS Nguyễn Hữu Thụ còn là một người thầy sâu sắc trong cuộc sống, quan tâm đến việc dìu dắt các thế hệ học trò, đồng nghiệp trẻ. Thầy là tấm gương lớn để các thế hệ sinh viên và cán bộ trẻ trong khoa Tâm lý học noi gương học tập. Với chúng tôi, GS Nguyễn Hữu Thụ là luôn là tấm gương trong tu dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực, phẩm chất của người thầy; tích cực, chủ động trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với mong muốn có thể đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giải quyết tốt các vấn đề tâm lý nảy sinh từ thực tiễn; tích cực hoạt động đối nội, đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tâm lý học trong xã hội và từng bước đưa tâm lý học Việt Nam hội nhập với các nền tâm lý học của các nước trong khu vực và quốc tế.
GIÁO SƯ, TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU THỤ
+ Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV. + Chức vụ quản lý hiện nay: Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học (2006-2011). Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý, Trường ĐHKHXH&NV (2004 đến nay).
|
Tác giả: ThS. Trương Quang Lâm