Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Tuyển sinh 28 ngành và chương trình đào tạo với 1.950 chỉ tiêu
Nhiều câu hỏi do phụ huynh và thí sinh đặt ra về Đề án Tuyển sinh tổng thể của Nhà trường. Thông tin tổng quan này, các thí sinh có thể tham khảo tại website và Fanpage tuyển sinh của Nhà trường ( và @tuvantuyensinh.ussh).
Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn chia sẻ các thông tin: Hiện nay, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội là trường đại học có số ngành/chuyên ngành đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất cả nước với 25 ngành đào tạo đại học (34 chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng cao), 42 chương trình đào tạo thạc sĩ và 31 chương trình đào tạo tiến sĩ.
Mùa tuyển sinh năm 2019, Nhà trường xét tuyển 1.950 chỉ tiêu cho 28 ngành và chương trình đào tạo, trong đó có 01 ngành học mới là ngành Nhật Bản học cùng với 03 chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Báo chí, Khoa học quản lý và Quản lý thông tin.
Bên cạnh phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, Nhà trường cũng ưu tiên dành một tỉ lệ chỉ tiêu nhất định cho các học sinh có kết quả thi SAT, chứng chỉ A-Level, chứng chỉ IELTS, học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên, học sinh giỏi quốc gia…(tham khảo hướng dẫn cụ thể trên website tuyển sinh của Trường).
Lựa chọn vào học tại Trường ĐHKHXH&NV, sinh viên không chỉ được đảm bảo về chất lượng đào tạo, được học các Bằng kép (tại trường và tại các trường đại học thành viên của VNU như ĐHKT, ĐHNN, Khoa Luật), có cơ hội nhận nhiều học bổng – hỗ trợ khác nhau, được tham gia các đợt thực tập thực tế ở nước ngoài, được hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.
Lần đầu tiên tuyển sinh 03 CTĐT Xã hội hoá - Chất lượng cao ngành Báo chí, Khoa học quản lý, Quản lý thông tin
Chia sẻ với sự quan tâm của phụ huynh và thí sinh đối với 03 chương trình đào tạo Chất lượng cao – Xã hội hóa được Nhà trường tuyển sinh lần đầu tiên, Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết:
Năm nay, Nhà trường lần đầu tiên tuyển sinh 03 chương trình đào tạo chất lượng cao (học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) đáp ứng các yêu cầu theo Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là các chương trình Báo chí, Khoa học quản lý, Quản lý thông tin. Các chương trình này sẽ được tuyển sinh và tổ chức đào tạo song song với chương trình đào tạo chuẩn. So với chương trình đào tạo chuẩn, sinh viên theo học các CTĐT chất lượng cao nêu trên sẽ có những ưu tiên sau:
Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn
Về điều kiện học tập: Sinh viên hệ CLC được ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất tiên tiến như: lớp học tổ chức quy mô nhỏ (25-30 sinh viên/lớp); Môi trường học tập thân thiện, hiện đại; Phòng học đáp ứng các yêu cầu dạy học đa phương tiện, lắp đặt sẵn các trang thiết bị dạy học hiện đại…
Về tổ chức đào tạo: Được đầu tư nhiều hơn về ngoai ngữ để tăng cường khả năng hội nhập quốc tế và tham gia thị trường lao động ngoài biên giới, từ đó tăng cơ hội việc làm chất lượng cao; Được giảng dạy/hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên có uy tín trong và ngoài nước, nhiều môn học trong chương trình được giảng dạy bằng ngoại ngữ và do giảng viên nước ngoài giảng dạy; Được tư vấn học tập, hỗ trợ thường xuyên bởi đội ngũ cố vấn học tập có kinh nghiệm…
Một số quyền lợi đáng lưu ý khác: Được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học và được hỗ trợ kinh phí theo quy định của nhà trường; Được tạo điều kiện tham gia nhiều chương trình trao đổi sinh viên và giao lưu quốc tế; Được cấp học bổng từ 10% quỹ học phí, dành cho các sinh viên có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học, và hoạt động phong trào xuất sắc theo quy định của nhà trường; Được ưu tiên giới thiệu việc làm đến các đối tác của Nhà trường…
Nhiều tin vui cho những thí sinh yêu thích các ngành thuộc nhóm Khoa học Cơ bản
Thể hiện sự quan tâm đến các ngành khoa học cơ bản, nhiều thí sinh muốn được thông tin thêm về sự hỗ trợ của Nhà trường cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản như Lịch sử, Triết học, Văn học… Nhằm cung cấp thêm thông tin cho thí sinh yên tâm chọn ngành yêu thích, Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết:
Từ năm 2012, Nhà trường đầu tư trọng điểm cho 07 ngành khoa học cơ bản gồm Chính trị học, Lịch sử, Nhân học, Triết học, Văn học, Hán Nôm, và Việt Nam học, bao gồm các ưu tiên cho sinh viên:
- Tiếp tục dành kinh phí hỗ trợ học tập cho các sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi và xuất sắc của các ngành học trên, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ do Trường tổ chức;
- Tăng mức đầu tư kinh phí thêm từ 50% đến 100% (tùy từng ngành đào tạo) để đầu tư trực tiếp cho sinh viên: học bổng phát triển khoa học; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học đặc sắc để THẦY HD & SV có điều kiện theo đuổi đam mê khoa học;
- Ưu tiên xét học bổng ngoài ngân sách; ưu tiên khi xét thực tập-thực tế ở nước ngoài; miễn phí khi tham gia các lớp đào tạo tiếng Anh do giảng viên nước ngoài giảng dạy tại Nhà trường;
- Tiếp tục duy trì miễn học phí đối với một số chuyên ngành KHCB là chuyên ngành Hồ Chí Minh học thuộc ngành Chính trị học, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc ngành Lịch sử, ch.ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thuộc ngành Triết học. 04 chuyên ngành này sẽ được miễn 100% học phí đối với các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành.
“Bằng kép”: nét đặc sắc và ưu thế lớn dành riêng cho sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội
Có thí sinh đặt câu hỏi: Em xem thông tin tuyển sinh của Trường ĐHKHXH&NV thì thấy sau năm thứ nhất, sinh viên được học thêm một ngành học thứ 2, vậy cụ thể là những ngành nào và điều kiện học là gì?
Giải đáp băn khoăn này, thầy Phó Hiệu trưởng cho biết: đây cũng là mối quan tâm của nhiều bạn thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào Trường cũng như vào các đơn vị đào tạo khác trong ĐHQGHN. Có thể nói mô hình đào tạo "chương trình đào tạo thứ 2" là một trong những điểm nhấn, một ưu thế lớn với các bạn sinh viên đang học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các thầy cô tham gia buổi tư vấn tuyển sinh đại học 2019 tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay, sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên chính quy của Trường ĐHKHXH&NV có cơ hội học thêm một ngành thứ hai là một trong các ngành sau:
- Trong trường ĐHKHXH&NV, bao gồm: ngành Báo chí, ngành Đông phương học (chuyên ngành Korea học), ngành Khoa học quản lí, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quốc tế học, ngành Quản trị văn phòng (từ năm 2019).
- Với Trường ĐH Ngoại ngữ: ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Với Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội): Ngành Luật học.
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của cả hai ngành sẽ được nhận hai bằng cử nhân chính quy.
Theo quy định của ĐHQGHN hiện nay, sinh viên học hết năm thứ nhất và có điểm trung bình chung học tập từ 2,0 trở lên (theo thang điểm 4) là đủ điều kiện để đăng học thêm chương trình đào tạo thứ 2. Để tốt nghiệp chương trình đào tạo thứ 2 thì sinh viên bắt buộc phải hoàn thành chương trình đào tạo thứ nhất.
(Xem thêm thông tin về đào tạo bằng kép tại đây: )
Hơn 400 lượt sinh viên/năm đi thực tập, thực tế tại nước ngoài
Thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi thông qua các nguồn học bổng, một thí sinh hỏi: Năm nay em dự định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐHKHXH&NV, cho em hỏi trong quá trình học thì Nhà trường có nhiều học bổng hay hỗ trợ cho sinh viên không ạ?
Cung cấp thông tin đến thí sinh, Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết: Hiện nay, trong quá trình học tại Trường ĐHKHXH&NV, các bạn sinh viên có cơ hội nhận được nhiều nguồn học bổng và hỗ trợ khác nhau, trong đó học bổng từ nguồn Ngân sách Nhà nước vào khoảng 3 tỷ đồng/năm, học bổng ngoài ngân sách từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đối tác của Nhà trường khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 500 sinh viên các ngành được xét miễn giảm học phí và trợ cấp khó khăn, hơn 400 sinh viên được tham gia các chương trình trao đổi và thực tập thực tế ở các trường đại học nước ngoài là đối tác của trường, gần 500 lượt sinh viên được học miễn phí các lớp tiếng Anh giao tiếp quốc tế do các giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy tại Nhà trường.
Ngoài các câu hỏi đặt ra cho Ban Tư vấn tại buổi Tư vấn trực tuyến, thí sinh còn gửi hàng trăm câu hỏi đến Ban Tuyển sinh thông qua Fanpage tuyển sinh của Nhà trường. Các câu hỏi này đều được TS. Hoàng Văn Quynh, Phó trưởng Phòng Đào tạo (phụ trách tuyển sinh) và ThS. Nguyễn Văn Hồng, cán bộ tuyển sinh của Nhà trường giải đáp chi tiết.
//www.felixandlilys.com/d6/vi-VN/news/De-thuong-hieu-USSH-sang-ma-khong-chanh-1-490-15160
//www.felixandlilys.com/d6/vi-VN/news/Dao-tao-bang-kep-xu-huong-tien-tien-1-490-18642
Tác giả: Ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn