Nhà báo Nhật Bản Takano Isao (1943-1979)
“Chúng tôi phải đứng về phía chính nghĩa!”
Takano Isao sinh năm 1943 tại Kobe, Nhật Bản. Khi gia nhập Đảng Cộng sản Nhật Bản, Takano trở thành nhà hoạt động phong trào thanh niên sôi nổi. Năm 1967, Takano được cử sang Việt Nam để học tiếng Việt tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1971. B7bis là mái nhà chung của các thế hệ sinh viên quốc tế học tiếng Việt cũng là một phần tuổi trẻ, đam mê và nguồn động lực cho nhiều cựu sinh viên xuất sắc trong đó có Takano. Những lớp học nơi đây đã in dấu một quãng đời nồng nhiệt của Takano với tiếng Việt và con người Việt Nam.
Buổi nói chuyện tưởng niệm nhà báo Takano Isao diễn ra sáng nay, ngày 8/3/2019 tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt
Trong 36 năm cuộc đời, Takano đã dành trọn 12 năm gắn bó với Việt Nam. Bước chân của Takano trải khắp Việt Nam, từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Những bài báo, hình ảnh còn hơi nóng chiến trường của Takano đã góp phần giúp cho nhân dân yêu hoà bình trên thế giới hiểu rõ bản chất cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979. Takano còn là dịch giả văn học Việt-Nhật, là dịch giả của hai cuốn tiểu thuyết và truyện ký: “Áo Trắng” của Nguyễn Văn Bổng và “Khi mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi sang tiếng Nhật.
Nghệ sỹ Nhật Bản Tachibana Ryumei diễn tấu sáo tưởng nhớ cố nhà báo Takano Isao
Tháng 2/1978, trong vai trò là đặc phái viên, phóng viên báo Akahata, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản, Takano đã nỗ lực tìm mọi cách để có mặt sớm nhất ở Lạng Sơn khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra.
Loạt đạn thù địch bên kia sông Kỳ Cùng vào ngày 7/3/1979 đã cướp đi cuộc sống của người phóng viên quả cảm. Trong cơn mưa đạn, Takano đã lao lên chụp ảnh và bị trúng đạn, ngã xuống ngay trước mắt người đồng chí Việt Nam Nông Văn Đuổng. Khi hy sinh, tay anh vẫn cầm chặt máy ảnh.
Sau này, ông Đuổng kể lại: “Tôi hỏi Takano đến tận Việt Nam, đi vào nơi đạn pháo làm gì, ông ấy bảo: “Sang Việt Nam là trách nhiệm của chúng tôi. Trong cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, chúng tôi phải đứng về phía chính nghĩa”. “Nếu nhỡ hy sinh thì sao?”. Takano trả lời: “Hy sinh là tất nhiên vì sự nghiệp”. Cuộc đối thoại trên đã thể hiện hết những gì là lý tưởng cao đẹp nhất của một nhà báo chân chính mà Takana theo đuổi. Ông thậm chí coi cái chết, nếu cần là để phụng sự lý tưởng sống ấy.
Người dân Việt Nam phẫn nộ và đau xót trước sự hy sinh của nhà báo Takano. Tấm bia tưởng niệm Takano Isao, người Nhật duy nhất nằm lại chiến trường biên giới phía Bắc, được đặt chung vào nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng, nơi hàng nghìn liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh cho Tổ quốc.
Trưởng khoa Việt Nam học và Tiếng Việt giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của cố nhà báo Takano Isao - cựu sinh viên học tiếng Việt tại Khoa giai đoạn 1967-1971
Vinh danh "người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ"
Buổi nói chuyện tưởng nhớ nhà báo Takano Isao diễn ra ấm cúng với sự góp mặt của đại diện bạn bè, những người ngưỡng mộ cố nhà báo; những nhà báo đồng nghiệp Việt Nam và Nhật Bản từng gặp gỡ, đồng hành và chứng kiến thời khắc ông hy sinh; những người thầy cô đã từng dạy ông tiếng Việt tại B7Bis - nay là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , ĐHQGHN.
Như PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Trưởng khoa Việt Nam học và Tiếng Việt) chia sẻ: Chúng tôi tự hào là nơi cựu sinh viên, nhà báo tiên phong Takano Isao đã học tập và sống, để lại tấm gương đẹp của người đã hy sinh tính mạng của mình vì lý tưởng của dân tộc khác. “Sự thật và chân lý không chọn giờ cho chúng ta” - lời nhắn nhủ cuối cùng của Takano trước khi ngã xuống không chỉ bộc lộ một trái tim chân thành, một dũng khí quyết liệt mà còn vang vọng như một bài học đáng cảm phục về nhân cách và lẽ sống của một nhà báo, một trí thức thời hiện đại.
Nhà báo Goro Nakamura chia sẻ những tư liệu và những bức ảnh kỷ niệm về cố nhà báo Takano Isao
Nhà báo Goro Nakamura - người đi cùng Takano trong chuyến công tác định mệnh ấy - mang trong mình nỗi day dứt không nguôi mỗi khi nhớ lại giây phút đồng nghiệp hy sinh. Ông mang đến sự kiện nhiều bức ảnh về cuộc chiến, phản ánh sự tàn bạo của lính Trung Quốc và sự quật cường chiến đấu của dân quân, tự vệ và người dân Lạng Sơn trong giai đoạn ấy. Ông mang đến những câu chuyện và hình ảnh đầy cảm xúc về nhà báo Takano trên chiến trường. Những dòng ghi chép cuối cùng của nhà báo Takano vẫn thể hiện sự kiên định trong nhận thức và suy xét của ông về cuộc chiến: “Tôi thấy quân đội Trung Quốc vẫn chiếm đóng các đỉnh cao và trong khi Trung Quốc nói sẵn sàng đối thoại thì lính Trung Quốc ở Lạng Sơn thấy người hay ô tô là tấn cống tổng lực, bất kể đó chỉ là dân thường”.
Giáo sư Hiệu trưởng Phạm Quang Minh cảm ơn nhà báo Goro Nakamura
“Tôi đi trước nhé” là câu nói cuối cùng của Takano với nhà báo Goro Nakamura trước khi ngã xuống. “Đó là người bạn tốt, một người đàn ông đích thực, một người có tài. Anh dường như đã chết thay tôi” - nhà báo Goro Nakamura nói trong niềm xúc động khôn nguôi.
Giáo sư Hiệu trưởng Phạm Quang Minh tặng hoa cảm ơn nhà thơ Anh Ngọc
Nhà báo, nhà thơ Anh Ngọc đã trình bày lại bài thơ “Gửi cháu Emi Katano” mà ông viết chỉ hai ngày sau khi dự đám tang của nhà báo Takano Isao và chứng kiến nỗi đau của gia đình nhà báo. Ông nói: “Trong khi nhiều nhà báo khác, trong đó có tôi không vào được Lạng Sơn khi chiến sự ác liệt thì anh Takano và các đồng nghiệp Nhật Bản lại xông pha, dấn thân đầy can đảm. Điều đó thật sự đã để lại trong tôi sự cảm phục. Anh Takano đã ngã xuống như một người lính thực thụ”.
Nhạc sỹ Phó Đức Phương chia sẻ về sự ra đời của bài hát “Takano – Nhân chứng quả cảm”
Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết động lực để ông sáng tác nên bài hát nổi tiếng “Takano – Nhân chứng quả cảm”: Sự hy sinh của nhà báo Takano đã để lại cho tôi sự xúc động sâu sắc. Tôi đã thấy ở anh một thái độ sống và cống hiến tuyệt vời, một tinh thần quả cảm của một nhà báo chân chính, và trên hết là lương tri và nhân cách của một con người luôn chọn đứng về lẽ phải.
Bài hát có đoạn: “Xin hát về người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ. Anh đã đến quê tôi trong những ngày lửa khói, tâm hồn anh tươi thắm như hoa anh đào hé nở. Vinh quang thuộc về anh, người chiến sĩ đã hy sinh vì chân lý". Lời bài hát không dài nhưng cũng đủ sức dựng lên hình ảnh Takano, một nhà báo, một nhân chứng trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam. Lời ca cũng toát lên chủ nghĩa yêu nước, thấm đượm lý tưởng đấu tranh vì công lý và lý tưởng dấn thân của những người làm báo.
Nhạc sỹ Thế Hiển trình bày bài hát
Bài hát “Takano - Nhân chứng quả cảm” đã được Đài tiếng nói Việt Nam thu âm, phát sóng rộng rãi và được nhiều ca sĩ nổi tiếng Việt Nam trình diễn trong và ngoài nước. Năm 1979-1980, bài hát được ca sĩ Ái Vân trình diễn tại Nhật Bản và gây tiếng vang lớn đối với người dân Nhật.
Thầy Đinh Thanh Huệ - giáo viên dạy tiếng Việt của cố nhà báo Takano Isao
Nhạc sỹ/ca sĩ Thế Hiển nói về cơ duyên đặc biệt đã gắn bó cuộc đời nghệ sỹ của mình với bài hát trên: Khi 24 tuổi, đang là sinh viên ngành âm nhạc, biết về sự hy sinh của nhà báo Takano Isao qua báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ, ông đã xin bài hát này từ tác giả Phó Đức Phương và trình bày trong lễ tốt nghiệp chỉ với phần đệm của một cây đàn ghi ta. Phần trình diễn cảm xúc không chỉ giúp nhạc sỹ đỗ tốt nghiệp thủ khoa mà sau này còn là ca khúc “đinh” theo ông đi khắp mọi miền Tổ quốc để hát phục vụ nhân dân trong hàng chục năm liền. “Khán giả Việt Nam yêu ca khúc này như yêu Takano - nhà báo Nhật Bản được coi như người anh hùng liệt sỹ của Việt Nam” - ông khẳng định.
Ông Sato Yoshio - Trưởng đoàn trao học bổng của nhóm những người bạn của Takano sinh viên 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu trong sự kiện
Cây vú sữa mà chàng thanh niên Takano Isao trồng trong khuôn viên B7Bis ngày nào giờ được trang trọng gắn biển “Cây vú sữa do Takano Isao (1943-1979) trồng”. Đó là một lời nhắc nhủ ý nghĩa: thầy trò của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu cũng như thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay mãi không bao giờ quên anh - nhà báo Takano Isao - “người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ” đã trở thành một phần trong lịch sử và ký ức của người dân Việt Nam.
Giáo sư Hiệu trưởng Phạm Quang Minh và bạn bè, những người hâm mộ cố nhà báo Takano Isao bên cây vú sữa do nhà báo Nhật Bản trồng trong những ngày học tại B7Bis, nay là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
Tác giả: Thanh Hà. Ảnh: Ngọc Tùng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn