Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Thầy mãi là ngọn hải đăng rực sáng

Thứ tư - 04/02/2015 00:18
PGS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học, ĐHQGHN) chia sẻ những kỷ niệm và cảm xúc về người Thầy lớn của các thế hệ sinh viên và học viên Khoa Lịch sử - GS.NGND Đinh Xuân Lâm.
Thầy mãi là ngọn hải đăng rực sáng
Thầy mãi là ngọn hải đăng rực sáng

GS.NGND Đinh Xuân Lâm là một người thầy lớn, có ảnh hưởng sâu sắc trên cả phương diện chuyên môn lẫn định hướng nghề nghiệp và thái độ đối với nghề nghiệp của nhiều thế hệ học trò. Tôi không có may mắn được học Thầy ở bậc đại học. Khi tôi là sinh viên năm thứ hai của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thì Thầy trở về Trường sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác Nhà nước giao tại nước Cộng hoà Madagascar (1982). Tôi vẫn nhớ trong một giờ học chuyên ngành, GS. Đinh Xuân Lâm đã tới thăm lớp. Sau đó, Thầy dạy cho chúng tôi một tiết. Như vậy là chính thức tôi chỉ được học Thầy một tiết thôi. Nhưng sau này, trong quãng đường nghiên cứu và giảng dạy, tôi lại may mắn được gần gũi Thầy và học ở Thầy rất nhiều điều.

GS.NGND Phan Huy Lê và GS.NGND Đinh Xuân Lâm - hai nhà Sử học nổi tiếng của Việt Nam

GS. Đinh Xuân Lâm là người yêu nghề giáo, yêu nghề Sử đến say đắm, bằng tất cả khối óc, trí tuệ và con tim của Thầy. Thầy từng chia sẻ: “Nếu có kiếp sau thì tôi vẫn muốn làm thầy giáo dạy Sử !”. Tình yêu nghề ấy Thầy đã được trân truyền từ bậc Đại sư của ngành Sử là GS. Trần Văn Giàu. Từ GS. Trần Văn Giàu đến GS. Đinh Xuân Lâm cho đến các thế hệ thầy giáo và sinh viên Khoa Sử sau này như là một dòng sông nối dài truyền đi nhiệt huyết ấy. Đúng là phải có một tình yêu rất lớn, phải là sự gắn bó như là định mệnh thì mới theo đến cùng được nghề giáo, nghề Sử. Đó cũng chính là điều giá trị nhất mà người thầy lớn ấy đã truyền đạt cho các thế hệ học trò chúng tôi.

Từ trái qua phải: cố GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn, GS. Phan Huy Lê và GS Đinh Xuân Lâm trong ngày sinh nhật của cố GS. Đào Duy Anh

Khi dạy một chuyên đề về Lịch sử Cách mạng tháng 8 ở Khoa Lịch Sử, tôi đã quyết định "thưởng" cho sinh viên sau những buổi học tập và thảo luận sôi nổi. Không báo trước cho các em, tôi đã mời GS. Đinh Xuân Lâm ghé thăm lớp. Khi trông thấy Thầy bất ngờ xuất hiện ở cửa lớp, đã có những em bật khóc. Vì đối với các thế hệ học trò của Khoa Lịch sử, dù Thầy đã về hưu từ rất lâu, dù chưa từng được gặp mặt, chưa từng được nghe Thầy giảng thì các em vẫn vô cùng ngưỡng mộ và yêu kính Thầy như một trong những huyền thoại của Khoa Lịch sử. Tôi kể lại kỷ niệm này để thấy rằng chỉ riêng tên tuổi và hình ảnh của Thầy đã là một niềm cổ vũ, khích lệ to lớn đối với sinh viên, học viên ngành Sử.

Trong cuộc sống, GS. Đinh Xuân Lâm là người hiền hậu và nhân từ. Nhưng trong chuyên môn, Thầy là người rất nghiêm khắc. Trong những lần được may mắn gần gũi, thụ giáo về chuyên môn với Thầy, Thầy luôn nhắc tôi: cái quý nhất của người làm Sử là sử liệu. Khi phân tích sử liệu thì phải cẩn trọng, phải có ý thức phê phán, phản biện từ nội dung tới hình thức. Đó là cái "tâm truyền" quan trọng nhất mà tôi lĩnh hội được ở Thầy.

GS.NGND Đinh Xuân Lâm và GS.NGND Đoàn Thiện Thuật (Khoa Ngôn ngữ học) tại Lễ khai giảng năm học 2012-2013 tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Thầy đặc biệt coi trọng đối thoại đa chiều trong nghiên cứu Lịch sử và luôn đặt mình trong tư thế đối thoại học thuật với những người có quan điểm chuyên môn khác mình. Luôn trân trọng ý kiến của các học giả khác nhưng Thầy cũng không bao giờ nhượng bộ về chuyên môn. Chỉ khi được nghe lập luận sáng rõ về nguồn gốc sử liệu, cách phê phán, phân tích sử liệu và kết luận xác đáng thì Thầy mới chấp nhận.

Một điều nữa chúng tôi học được ở Thầy là tinh thần hợp tác trong nghiên cứu. Thầy rất ít công trình đồ sộ viết một mình, nhưng lại có hàng trăm công trình cùng dẫn dắt, chia sẻ ý kiến với học trò. Thầy cũng rất giỏi trong việc “giản dị hoá” tri thức Lịch sử sao cho cả những người không chuyên Sử vẫn lĩnh hội được một cách dễ hiểu và cảm thấy thích thú. Đây cũng là điều trăn trở của các thầy cô dạy Lịch sử hiện nay, khi mà những tác động tiêu cực của cuộc sống hiện đại thúc đẩy con người sống thực dụng, sống gấp, khó mà tìm được khoảng trống bình lặng để đi sâu vào cảm thụ cái hay, cái đẹp của Văn học hay Lịch sử. Làm sao để truyền tải tri thức lịch sử tới xã hội một cách tự nhiên, không khô cứng và gò bó ? Làm sao để các em học sinh, sinh viên khi học Lịch sử, càng thêm yêu đất nước và văn hoá của dân tộc mình ? Đây lại là điều mà nhà giáo Đinh Xuân Lâm đã làm được và làm rất thành công. 

Người Thầy kính yêu của các thế hệ học trò Khoa Lịch sử - GS.NGND Đinh Xuân Lâm năm nay tròn 90 tuổi. Và đối với chúng tôi - những người may mắn được truyền thụ những tri thức nghề nghiệp và cuộc sống quý giá từ Thầy - Thầy mãi mãi là ngọn hải đăng rực sáng soi lối dẫn đường …

Tác giả: Thanh Hà (ghi lại)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây