Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Bộ môn Lịch sử Đảng - 40 năm xây dựng và phát triển

Thứ hai - 02/02/2015 02:22
Quá trình xây dựng và phát triển của Bộ môn Lịch sử Đảng gắn liền với sự phát triển của Khoa Lịch sử, của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN), nay là Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN).
Bộ môn Lịch sử Đảng - 40 năm xây dựng và phát triển
Bộ môn Lịch sử Đảng - 40 năm xây dựng và phát triển

Bề dày truyền thống

Năm 1956, Trường ĐHTHHN được thành lập. Ngay từ những năm học đầu tiên, các môn giáo dục chính trị tư tưởng đã được Trường xác định có vị trị quan trọng trong chương trình đào tạo. Năm 1963, Tổ Mác-Lênin được thành lập trực thuộc Trường và từ năm 1965, các môn lý luận chính trị được quy định là môn thi bắt buộc đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp. Tổ Mác Lê-nin được chuyển thành Bộ môn Mác-Lênin, trong đó có Tổ Lịch sử Đảng, dạy môn Lịch sử Đảng (LSĐ) cho sinh viên toàn trường. Tuy nhiên, đến trước năm 1974, Trường ĐHTHHN vẫn chưa có khoa hoặc bộ môn chuyên ngành đào tạo cử nhân các ngành khoa học Mác-Lênin và LSĐ.

Năm học 1974-1975, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về thành lập các khoa đào tạo cử nhân chính quy tập trung các chuyên ngành lý luận chính trị, Trường ĐHTHHN thành lập một số khoa như: Kinh tế Chính trị, Triết học (trực thuộc Trường) và Chuyên ngành lịch sử Đảng (đặt tại Khoa Lịch sử).

Là một đơn vị thuộc Khoa Lịch sử, chuyên ngành LSĐ (được gọi là Bộ môn LSĐ) ra đời và chính thức bắt tay vào nhiệm vụ đào tạo cử nhân chuyên ngành LSĐ từ tháng 9/1974, hệ 4 năm rưỡi, học riêng ngay từ năm thứ nhất. GS Kiều Xuân Bá, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, chuyên viên của Bộ ĐH & THCN (nay là Bộ GD & ĐT) là người đã đóng góp tích cực cho sự ra đời của BM LSĐ.

Từ năm 1974 đến năm 1980, ngoài thầy Kiều Xuân Bá, Bộ môn chỉ có PGS. Lê Mậu Hãn (Chủ nhiệm Khoa Lịch sử) và thầy Hoàng Bá Sách (Chủ nhiệm Bộ môn) là giáo viên trực tiếp đứng lớp các môn chuyên sâu về LSĐ. Trợ giảng gồm các cán bộ trẻ vốn là sinh viên của Khoa được giữ lại làm cán bộ giảng dạy.

Đến 11/1985, trước yêu cầu chung, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ra Quyết định thành lập Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin (BDCBGDLLMLN) tại Trường ĐHTHHN. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ của Bộ môn Mác-Lênin, song có thêm chức năng trợ giúp cho Bộ môn trong việc bồi dưỡng giảng viên các môn lý luận chính trị của cả nước, trong đó có môn LSĐ …

Từ năm 1988, các giáo viên Tổ LSĐ của Trung tâm được chuyển về bổ sung vào Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử. Bộ môn cũng tiếp nhận một số cán bộ mới. Số lượng cán bộ cơ hữu của Bộ môn thường có trên 10 người.

Như vậy, từ năm 1988, Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử đồng thời đảm nhận hai nhiệm vụ: vừa nghiên cứu, đào tạo cử nhân chuyên ngành LSĐ theo chương trình, giáo trình của Khoa; vừa dạy môn LSĐ theo chương trình, giáo trình của Bộ cho sinh viên các khoa, các ngành không chuyên Sử của toàn Trường ĐHTHHN.

Đến năm 1990, Bộ môn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo PTS (TS) và năm 1993, được giao đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành LSĐ.

Năm 1995, khi Trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQHHN được thành lập, Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử vẫn đảm nhiệm hai chức năng trên, song dạy môn LSĐ (nay là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) cho Trường ĐHKHXH&NV và Trường ĐHKH Tự nhiên (ĐHQGHN). Trung tâm ĐTBDGVLLMLN của Trường ĐHTHHN chuyển lên trực thuộc ĐHQGHN và sau khi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, lấy tên là Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (ĐTBDGVLLCT). Bộ môn LSĐ của Trung tâm này đảm nhận việc giảng dạy môn LSĐ cho các đơn vị còn lại của ĐHQGHN (khu vực Cầu Giấy).

Từ tháng 10/2013, Trung tâm ĐTBDGVLLCT thuộc ĐHQGHN giải thể, các giáo viên môn LSĐ của Trung tâm chuyển về công tác tại Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử. Bộ môn vẫn đảm nhận hai chức năng như cũ, song phạm vi giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam lại cho toàn ĐHQGHN.

Những thành tích đáng tự hào

Trải qua 40 năm hoạt động kể từ khi thành lập, đã có 25 lượt cán bộ cơ hữu đã và đang công tác tại Bộ môn LSĐ. Hiện tại, Bộ môn LSĐ, Khoa Lịch sử có 7 giáo viên cơ hữu, gồm 4 PGS.TS, 1 TS, 2ThS.NCS.

Cùng với đội ngũ giáo viên cơ hữu đó, để đảm bảo nhiệm vụ và nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài nỗ lực của bản thân, Bộ môn đã tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của hầu hết các đơn vị, các nhà khoa học trong và ngoài ĐHQGHN có cùng chuyên môn, như ở Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), Viện Sử học, Viện Lịch sử quân sự, Khoa LSĐ của Học viện Chính trị khu vực I, Khoa LSĐ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa LS Trường ĐHSP Hà Nội…

Về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, từ năm 1974 đến năm 1980 (khóa 18-24 theo khoa), Bộ môn đào tạo cử nhân chuyên ngành LSĐ ngay từ năm thứ nhất, theo chương trình riêng. Riêng môn học LSĐ, lớp chuyên ban có tới 150 tiết trên lớp, tất cả đều làm luận án tốt nghiệp (nay gọi là khóa luận).

Đến năm 1980 (khóa 24), việc đào tạo cử nhân LSĐ được thực hiện theo khung chương trình chung của Khoa Lịch sử. Nghĩa là ba năm đầu học chung, đến năm thứ tư mới tách thành lớp chuyên ngành để học các chuyên đề chuyên sâu và làm khóa luận tốt nghiệp, sau 4 năm, trở thành các cử nhân LSĐ. Tính đến nay, Bộ môn Lịch sử Đảng đã và đang đào tạo gần 900 cử nhân, trên 600 học viên cao học và 90 nghiên cứu sinh.

Các cán bộ của Bộ môn còn tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở ngoài ĐHQGHN. Nhiều luận án PTS, TS bảo vệ tại Bộ môn đã được xuất bản thành sách hoặc đăng tải nội dung chính trên các tạp chí chuyên ngành, có đóng góp thiết thực cho thực tiễn, nhất là cho việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐ. Nhiều người sau khi tốt nghiệp đã trở thành các nhà khoa học có uy tín, giữ các chức vụ chủ chốt trong cơ quan khoa học và chỉ đạo thực tiễn ở Trung ương và địa phương.

Cán bộ của Bộ môn đã chủ trì, tham gia biên soạn nhiều giáo trình cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, như Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam…

Nhiều giáo viên được giao chủ trì, hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp ĐHQGHN, cấp Nhà nước. Bộ môn LSĐ là một trong số ít đơn vị đã chủ trì tổ chức một số hội nghị khoa học thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia, mang tầm vóc quốc gia.

Hàng năm, Bộ môn tổ chức cho giáo viên và sinh viên chuyên ngành đi thực tế ở nhiều nơi trong nước góp phần quan trọng trong việc mở rộng kiến thức thực tiễn, giúp giáo viên, sinh viên có cái nhìn trực quan, nhận thức được cụ thể các sự kiện lịch sử. Bm LSĐ đã tự tổ chức được một số cuộc nghiên cứu, tham quan ở ngoài nước cho giáo viên, như Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Singapore.

Nhìn lại chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, có thể khẳng định Bm LSĐ đã có nhiều cố gắng phấn đấu và đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học về LSĐ. Các thành tích nổi bật của Bộ môn là:

Thứ nhất, đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, phẩm chất tư cách tốt, tư tưởng đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao. PGS.NGND Lê Mậu Hãn, các Nhà giáo Hoàng Bá Sách, Phạm Thị Chính, cố ThS. Vũ Đình Kông, PGS.TS Đinh Trần Dương, ThS. Ngô Văn Hoán, ThS Nguyễn Huy Cát là những người đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của Bm LSĐ, Khoa LS.

Thứ hai, Bộ môn đã xây dựng được chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và nghiên cứu sinh một cách hệ thống, cơ bản, chi tiết, biên soạn được nhiều giáo trình, bài giảng phục vụ tốt công tác đào tạo của Trường và giúp một số đơn vị khác mở được chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học về Lịch sử Đảng. Bộ môn đã đi đầu trong toàn ngành đại học về đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về LSĐ. Các khung chương trình, các chương trình đào tạo do Bộ môn xây dựng, trải qua nhiều năm áp dụng, đã thể hiện được tính khoa học và thực tiễn cao, không những cho Nhà trường mà còn cho nhiều đơn vị khác trong cả nước.

Thứ ba, Bộ môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy môn LSĐ (nay là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) cho các thế hệ sinh viên của Trường và của ĐHQGHN. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, hết sức quan trọng, nặng nề do nội dung chuyên môn rất khó, lại chịu nhiều tác động của đời sống kinh tế-xã hội trong và ngoài nước…Chất lượng dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, theo khảo sát của Trường ĐHKHXH&NV, từ khóa 2009 đến 2012, đều đạt vào loại tốt.

Thứ tư, Bộ môn đã trực tiếp góp phần đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử với số lượng lớn, chất lượng tốt, thu hút được đông đảo người học. Tuy có năm chỉ 1 đến 2 sinh viên theo học, nhiều giáo viên chuyển sang đơn vị khác, nhưng những năm gần đây, số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng tăng lên rất đáng kể, có năm lên tới trên 60% số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Khoa LS.

Thứ năm, giáo viên Bộ môn đã rất nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu các cấp, chủ công trong nhiều cuộc hội thảo khoa học do Trường tổ chức, là các cộng tác viên quen thuộc của nhiều tạp chí chuyên ngành về Lịch sử Đảng và cách mạng Việt Nam. Các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì hoặc tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và đều được nghiệm thu với chất lượng tốt, có hàng trăm cuốn sách chuyên khảo, bài nghiên cứu được công bố ở các nhà xuất bản, các tạp chí có uy tín.

Thứ sáu, đội ngũ giáo viên ngày càng có nhận thức khách quan, toàn diện hơn về Lịch sử Đảng, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy chưa thật đồng dều và còn những ý kiến khác nhau, song nhìn chung các cán bộ đã có quan điểm nhận thức LSĐ khách quan, toàn diện hơn, theo hướng tôn trọng sự thật lịch sử.

Thứ bảy, về trao đổi quốc tế, tất cả cán bộ của Bộ môn đều đã được đi tu nghiệp nâng cao trình độ hoặc nghiên cứu, tham dự hội thảo khoa học ở nước ngoài dưới nhiều hình thức và thời gian khác nhau.

Kinh nghiệm đúc rút

Thứ nhất, môn học Lịch sử Đảng, môn Đường lối cách mạng của Đảng có nội dung tư tưởng, chính trị rất cao, do đó việc dạy và học tập phải nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ lịch sử cũng như đương đại để tránh phiến diện một lúc, một chiều.

Thứ hai, đào tạo và nghiên cứu là hai cột trụ đảm bảo sự phát triển bền vững cùa Bộ môn. Muốn giảng dạy tốt phải trên cơ sở nghiên cứu sâu, thấu hiểu vấn đề, có tư liệu phong phú, đa chiều; muốn nghiên cứu tốt phải qua thực tiễn giảng dạy, tiếp xúc với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh để phát hiện, suy nghĩ và lý giải vấn đề.

Thứ ba, Bộ môn LSĐ đã có nhiều thành công trong đào tạo đại học, SĐH, trở thành địa chỉ tin cậy đối với người học là do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng là ở lợi thế đặt trong đội hình, trong môi trường của khoa chuyên ngành lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Bộ môn đã nhận thức, tận dụng và cần ra sức phát huy lợi thế này trong thời gian tới.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên là nhân tố đó có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Tuy có đội ngũ không nhiều, song do biết mở rộng liên kết, phối hợp với các đơn vị, các nhà khoa học của nhiều đơn vị khác, uy tín và ảnh hưởng của Bộ môn ngày càng được nâng cao với bên ngoài.

Thứ năm, chương trình, giáo trình, đề cương môn học, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu, bài đăng tạp chí có chất lượng tốt, các chuyến đi thực tế phong phú, sự tận tâm và năng lực chuyên môn cao của giáo viên, … là những yếu tố đảm bảo giữ vững, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín chuyên môn của Bộ môn.

40 năm xây dựng và phát triển của Bộ môn LSĐ là một chặng đường có nhiều khó khăn nhưng cũng rất vinh dự và vẻ vang. Bộ môn LSĐ thuộc Khoa Lịch sử và Bộ môn LSĐ thuộc Trung tâm ĐTBD GVLLCT đã ra sức phấn đấu, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Bộ môn đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen của ĐHQGHN, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Bộ môn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng  Huân chương Lao động hạng Ba. 

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây