Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức

Chủ nhật - 04/10/2015 22:41
Còn một sự tôn vinh khác, không bằng danh hiệu, nhưng vô cùng đáng giá là sự yêu mến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, học trò dành cho ông. Mỗi khi nhắc đến GS.TS Nguyễn Văn Khánh, GS. Đinh Xuân Lâm - người thầy chung của bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại và là một trong “tứ trụ” của nền sử học đương đại Việt Nam không bao giờ giấu được sự yêu mến và tự hào.Tình cảm ấy không vì danh hiệu hay chức vị mà bởi tấm lòng của ông với nghề, với người. Là một nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhưng trên hết, ở ông luôn tỏa sáng nhân cách của một trí thức chân chính. GS.TS.NGND chính là người khơi nguồn tri thức, cống hiến vì một Việt Nam trí tuệ và vinh quang.
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh sinh năm 1955 tại Hải Dương. Vốn là người yêu thích các môn khoa học tự nhiên, mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng rồi “cơ duyên” đã đưa ông đến với Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - mái trường có truyền thống đào tạo và nghiên cứu, nơi ươm mầm cho nhiều thế hệ trí thức Việt Nam. Từ đó,  mái trường Tổng hợp đã thắp lên niềm đam mê với lịch sử dân tộc như sau này ông tâm sự: “Con người VN cần hiểu rõ lịch sử  dân tộc để biết được đâu là truyền thống, bản sắc, là thế mạnh của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Học sử là để hiểu mình biết người, là để nuôi dưỡng và bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước, biết tự tôn dân tộc”.

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Văn Khánh/Ảnh: Bùi Tuấn

Sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử năm 1976, với thành tích học tập xuất sắc, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy và được nhà trường cử đi học nghiên cứu sinh tại Liên Xô. Những năm 1980, trong bối cảnh chính trị - xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đầy biến động, người giảng viên trẻ Nguyễn Văn Khánh đã vượt qua mọi khó khăn và cám dỗ để thủy chung với nghề, tập trung nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1990. Trở lại mái trường xưa, tiến sĩ Nguyễn Văn Khánh tiếp tục cùng các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp xây dựng và phát triển Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Khoa Lịch sử. Với tư duy sắc bén, năng lực quản lý, phong cách làm việc chuyên nghiệp, ông không những giữ vai trò quản lý của Khoa mà còn được tín nhiệm cử giữ chức Phó Hiệu trưởng, và sau đó là Hiệu trưởng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu . Hai nhiệm kỳ với 10 năm giữ cương vị Hiệu trưởng, GS.TS Nguyễn Văn Khánh đã để lại ấn tượng sâu đậm về một người lãnh đạo nghiêm túc, tận tâm, luôn gương mẫu và sáng tạo nhưng cũng rất gần gũi. Chặng đường phát triển 20 năm qua: từ những ngày đầu gian khó tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1995) đến trở thành một đơn vị đi đầu cả nước trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn của Nhà trường với nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng như Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010)… ; chắc chắn ghi những dấu ấn của GS.TS Nguyễn Văn Khánh với tư cách người lãnh đạo cao nhất. Từ năm 2013, GS.TS Nguyễn Văn Khánh đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ mới - Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý với sứ mệnh cùng các cán bộ nơi đây đào tạo, phát triển, cung cấp nguồn nhân lực quản lý và chuyên gia về nghiên cứu, phân tích chính sách, quản lý; phát triển ngành khoa học chính sách và quản lý.  

Ông là chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam cận-hiện đại

Bận trăm công nghìn việc với tư cách một nhà quản lý, GS.TS Nguyễn Văn Khánh vẫn luôn đau đáu với nghề làm thầy. Ông hiếm khi vắng mặt trong các sinh hoạt khoa học của Bộ môn; tham gia biên soạn giáo trình, bài giảng; nhiệt tình hướng dẫn, nhận xét cho các khóa luận, luận văn và luận án tiến sĩ; đã và đang đảm nhiệm giảng dạy các chuyên đề Chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ cận đại, Một số vấn đề trí thức Việt Nam trong lịch sử cho sinh viên và học viên sau đại học của Khoa. Học trò đưa bản thảo cho thầy Khánh đọc bao giờ cũng được sửa chữa từng dấu chấm, dấu phẩy, lỗi chính tả, cho đến những ghi chú cẩn thận, thậm chí bằng nhiều màu mực để sinh viên/học viên dễ hiểu. Sự lôi cuốn trong phong cách sư phạm Nguyễn Văn Khánh chính là ở tính nghiêm túc, chỉn chu, khoa học là và cũng là yếu tố giúp ông đạt được những thành công trong nghiên cứu.

Từ nhiều năm qua, GS.TS Nguyễn Văn Khánh được thừa nhận là một chuyên gia về lịch sử Việt Nam cận - hiện đại với những đóng góp riêng. Thuộc thế hệ trí thức Việt Nam sinh ra, trưởng thành trong bối cảnh đất nước đi qua chiến tranh, "oằn" mình trong những khó khăn thời hậu chiến rồi trăn trở tìm đường lối đổi mới, đề tài mà GS.TS Nguyễn Văn Khánh theo đuổi và đạt nhiều thành công trong nghiên cứu chính là về đặc điểm, vai trò, vị trí của trí thức Việt Nam trong lịch sử, từ đó tìm ra những phương hướng, giải pháp để phát huy nguồn lực tri thức phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước. Về hướng nghiên cứu này, ông đã công bố hàng chục bài viết trên tạp chí chuyên ngành, 2 chuyên khảo, chủ trì 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (nghiệm thu năm 2011 đạt loại xuất sắc), trong đó công trình Nguồn lực trí tuệ Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng do ông chủ biên đạt giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội và giải bạc sách hay năm 2013. GS.TS Nguyễn Văn Khánh cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thuộc địa; ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn, nông dân thời kỳ cận hiện đại. Đây đều là những vấn đề cốt lõi của lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Những chuyên khảo của GS.TS Nguyễn Văn Khánh như Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858–1945), Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam... đều đã được tái bản và là những công trình không thể không đọc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Đến nay, GS.TS Nguyễn Văn Khánh đã công bố (viết một mình, chủ biên hoặc đồng tác giả) trên 20 cuốn sách và gần 100 bài viết trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Những công trình khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Khánh cũng như chính con người ông: luôn nghiêm túc, cẩn trọng, trung thực. Có những bản thảo đã lên khuôn ông vẫn yêu cầu làm lại để sửa chữa một vài câu chữ nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực cao nhất.

Hai nhiệm kỳ với 10 năm giữ cương vị Hiệu trưởng, GS.TS Nguyễn Văn Khánh đã để lại ấn tượng sâu đậm về một người lãnh đạo nghiêm túc, tận tâm, luôn gương mẫu và sáng tạo nhưng cũng rất gần gũi. Chặng đường 20 năm phát triển của Nhà trường chắc chắn ghi những dấu ấn của GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh với tư cách người lãnh đạo cao nhất.

Trong ảnh: GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh, GS.TSKH.NGƯT Vũ Minh Giang, PGS.NGƯT Phạm Xuân Hằng tiếp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vào dịp kỷ niệm 65 năm truyền thống Đại học Văn khoa (2010)/Ảnh: Thành Long

GS.TS Nguyễn Văn Khánh đón tiếp Toàn quyền Canada - ngài David Lloyd Johnston (11/2011)/Ảnh: Thành Long

Những đóng góp của ông trên lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo đã được Nhà nước tôn vinh bằng những danh hiệu cao quý: Phó Giáo sư và Nhà giáo Ưu tú (cùng trong năm 1996), Giáo sư (2007), Nhà giáo Nhân dân (2014). Năm 2015, GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh là một trong các tập thể, cá nhân được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Còn một sự tôn vinh khác, không bằng danh hiệu, nhưng vô cùng đáng giá là sự yêu mến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, học trò dành cho ông. Mỗi khi nhắc đến GS.TS Nguyễn Văn Khánh, GS. Đinh Xuân Lâm - người thầy chung của bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại và là một trong “tứ trụ” của nền sử học đương đại Việt Nam không bao giờ giấu được sự yêu mến và tự hào. Bạn bè, đồng nghiệp thán phục nghệ thuật bố trí thời gian để xử lý nhiều công việc một lúc; học trò biết ơn sự tậm tâm, phong cách giản dị, hòa đồng, nghiêm khắc nhưng bao dung của ông. Tình cảm ấy dành cho không phải vì danh hiệu hay chức vị mà bởi tấm lòng của ông với nghề, với người. Là một nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhưng trên hết, ở ông luôn tỏa sáng nhân cách của một trí thức chân chính. GS.TS.NGND chính là người khơi nguồn tri thức, cống hiến vì một Việt Nam trí tuệ và vinh quang.

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN NGUYỄN VĂN KHÁNH

  • Năm sinh: 1955.
  • Nơi sinh: Hải Dương.
  • Tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.
  • Nhận bằng Tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại Viện Phương Đông, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô năm 1990.
  • Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1996.
  • Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1996.
  • Được công nhận chức danh Giáo sư năm 2007.
  • Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2014.
  • Được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2015.
  • Thời gian công tác tại trường: từ 1977 đến nay.

            + Đơn vị công tác:

            Khoa Lịch sử (1977-1999).

            Ban Giám hiệu (1999-nay).

            + Chức vụ quản lý:

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Khoa Lịch sử (1990 - 1995).

Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1995 - 1999).

Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (1999 - 2006).

Bí thư Đảng uỷ Trường ĐHKHXH&NV (2003 - 2015).

Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2006 - nay).

Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý (2013-nay).

  • Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa; Ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời cận - hiện đại; Trí thức Việt Nam trong lịch sử.
  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; in lần hai năm 2000, lần ba năm 2004.

Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, HN. 2005, 317tr. Tái bản, NXB. Thế giới, HN 2012.

Việt Nam 1919-1930: Thời kì tìm tòi và định hướng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

Nguồn lực trí tuệ Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng (chủ biên), NXB. CTQG, Hà Nội 2012.

Ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ cận-hiện đại, Nxb.Thế Giới, Hà Nội 2013.

  • Các giải thưởng khoa học tiêu biểu:

+ Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu ĐHQG HN, năm 2009 cho công trình Việt Nam 1919-1930: Thời kỳ tìm tòi và định hướng.

+ Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu ĐHQG HN, năm 2012 cho công trình Nguồn lực trí tuệ Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng. 

+ Giải Bạc Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam năm 2013 cho công trình Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng.

Tác giả: ThS. Trương Bích Hạnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây