Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Kỷ niệm về một người thầy

Thứ năm - 01/10/2015 21:27
Tôi nghĩ thầy Thuyết là người đã có đóng góp rất lớn trong việc đổi mới hoạt động nghị trường, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Khi thầy nghỉ hưu, sau hai khóa làm đại biểu Quốc hội, tôi cảm thấy có một sự hụt hẫng, tiếc nuối. Nhiều người mà tôi quen biết cũng có chung sự tiếc nuối này. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đất nước cần lắm những người có trí tuệ, có tấm lòng và bản lĩnh như thầy Thuyết của tôi và của nhiều thế hệ học trò.
Kỷ niệm về một người thầy
Kỷ niệm về một người thầy

Khi được 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu Hà Nội giao nhiệm vụ viết về giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, tôi rất vinh dự nhưng cũng rất lo, bởi sự nghiệp của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết khó mà viết trong một bài: Ông vừa là giáo sư của ngành Ngôn ngữ học với những công trình có giá trị, vừa là chuyên gia hàng đầu về giáo dục phổ thông, từng làm tổng chủ biên hoặc chủ biên nhiều bộ sách giáo khoa ở bậc tiểu học và trung học cơ sở; ông cũng từng là Phó Hiệu trưởng của một trường đại học lớn, và đặc biệt từng là đại biểu Quốc hội hai khóa liền với nhiều hoạt động nghị trường sôi nổi, rất mực được lòng dân.

Có lẽ, tôi sẽ viết về giáo sư Nguyễn Minh Thuyết theo cách cảm nhận của riêng tôi, một người học trò của ông. Cách viết như vậy chắc chắn sẽ không bị "đụng hàng" với nhiều người khác đã viết về thầy.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết/Ảnh: Thành Long

Tôi nhớ lại vào một buổi tối được một người bạn đưa đến ngôi nhà số 28 phố Yên Ninh (Hà Nội) để gặp một phó tiến sĩ ngôn ngữ học vừa ở Nga về, tiếng Nga rất giỏi, và có nhiều tâm huyết, nhiều dự định chuyên môn. Đó là thầy giáo Nguyễn Minh Thuyết, đang làm việc ở Viện Khoa học Giáo dục. Số là lúc đó tôi đi học xa nhà, bố mẹ ở quê thì nghèo, nên tình trạng "túng tiền" đối với tôi là tình trạng thường trực, bạn bè quý tôi nên muốn giúp tôi có công việc nào đó làm thêm giữa chốn phồn hoa. Trong lần gặp đó, sau khi hỏi về các khả năng của tôi, thầy Thuyết muốn giúp tôi bằng cách giao cho dịch một số tài liệu tiếng Nga ra tiếng Việt.Việc đó khiến tôi rất cảm động và động viên tôi học tiếng Nga như điên, và học rất vào, mà phần thưởng sau đó là giải Nhất cuộc thi Olympic tiếng Nga lần thứ nhất dành cho sinh viên các trường đại học thủ đô. Cho dù sau đó, tôi chẳng dịch được trang nào để kiếm thêm tí chút nhưng lòng yêu tiếng Nga, ý thức dùng ngoại ngữ như chìa khóa để mở cánh cửa vào kho tri thức của nhân loại mà thầy Thuyết gieo vào tâm hồn một cậu bé nhà quê ra thủ đô đã mãi theo tôi đi qua nhiều đoạn đường đời. Sau này khi đứng trên bục giảng đại học, tôi luôn hào hứng truyền lại cho nhiều thế hệ sinh viên tình yêu đó.

Sau khi tốt nghiệp đại học, được chuyển tiếp nghiên cứu sinh, tôi đã vô cùng may mắn được thầy Thuyết làm người đồng hướng dẫn cùng với GS. Nguyễn Tài Cẩn. Bộ môn Ngôn ngữ học đã mời thầy Cẩn hướng dẫn tôi, làm luận án về cú pháp tiếng Việt, như là cách tốt nhất để tôi có thể đảm nhận giáo trình này ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp, kế tục các thầy lớp trước. Thầy Cẩn nhận lời và đã mời thầy Thuyết làm người đồng hướng dẫn, vì thầy Cẩn có nhận xét về tôi, đại ý: Ông là người thông minh, nhưng chủ quan, khinh suất và không biết kỉ luật làm việc, cho nên tôi phải nhờ thêm một người rất giỏi về cú pháp, lại có phương pháp làm việc khoa học, có kỉ luật lao động, để rèn giũa, kèm cặp cho ông. Thầy Cẩn nói, luận án của ông Thuyết ấy, nếu chấp nhận trang đầu tiên thì từ trang thứ hai đến trang cuối, phải chịu theo ông ấy, ông ấy dẫn mình đến kết luận nào thì mình đều phải thừa nhận, chặt chẽ không thể bác bỏ được. Thầy Cẩn còn nói: "Ông Thuyết ấy nhé, tiếng Nga ông ấy viết còn tốt hơn cả tôi, một người có vợ Nga". Thầy nói tôi theo học với thầy Thuyết sẽ vừa học được kiến thức chuyên môn, vừa được rèn giũa về cách làm việc khoa học.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1992-1995); Phó Hiệu trưởng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (1995-2002); Bí thư Đảng ủy 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (2001-2002). 

Thế là cứ lâu lâu một lần, tôi được đến làm việc cùng thầy Thuyết ở căn nhà số 28 Yên Ninh. Gia đình thầy là gia đình rất nề nếp, mang phong cách của những gia đình công chức ngày xưa. Mọi người trong gia đình đều nhân ái, giản dị. Tôi nhớ là bao giờ bố mẹ thầy cũng giữ tôi lại ăn cơm trưa, những bữa cơm có thịt có rau lúc ấy thật quá sang đối với một đứa nhà quê ra Hà Nội học, ở nội trú như tôi. Ăn cơm xong, tôi xung phong rửa bát thì thầy cũng xuống bếp rửa bát cùng tôi, vì không muốn để khách phải rửa bát một mình, dù khách đây là học trò. Thế là hai thầy trò vừa rửa bát vừa nói chuyện thêm về chuyên môn, thật là tuyệt vời. Bây giờ ngẫm lại, tôi hiểu đó là cách thầy tranh thủ mọi nơi mọi lúc để giảng giải cho tôi về chuyên môn. Tôi nghĩ bây giờ đào tạo sau đại học phát triển, các giáo sư, phó giáo sư rất nhiều, nghiên cứu sinh rất nhiều, nhưng khó có trường hợp thầy trò nói chuyện chuyên môn rôm rả khi cùng rửa bát, như tôi được may mắn ngày nào. Nhớ hôm nào, sau khi tôi bảo vệ thành công luận án ở cấp cơ sở và đang làm thủ tục để bảo vệ chính thức, thầy vào kí túc xá có việc gì đó, nhân tiện ghé thăm tôi. Hai thầy trò ngồi uống chén trà nóng ở một quán nước vắng khách, thầy bỗng nói: Hiệp à, em cứ tự tin để theo đuổi việc nghiên cứu cú pháp, những gì mình biết về cú pháp, mình đã bày hết cho Hiệp và Hiệp đã nắm được rồi. Tôi lặng người đi xúc động, bởi lời khen của thầy thì ít, mà bởi tấm lòng thương học trò của thầy sao quá mênh mông.

Thầy Thuyết là người mà tình thương và sự giúp đỡ đối với học trò bao giờ cũng tự nhiên, chân thành, cảm động. Mà sự giúp đỡ của thầy bao giờ cũng rất tế nhị. Hôm bảo vệ luận án chính thức của tôi, theo lệ thường lúc đó, tôi sẽ có một bữa cơm gọi là liên hoan và cảm ơn các thầy trong Hội đồng. Nhưng thầy Thuyết nói trong Hội đồng có nhiều thầy trước đây học ở Liên Xô, như vậy để thầy mời bạn bè, như là lâu ngày mới gặp lại. Thật ra, một đứa “ù ù cạc cạc” như tôi cũng phải hiểu rằng, thầy mời bạn bè như thế là để tôi khỏi phải tốn kém. Xong luận án, để kiếm sống, tôi phải đi làm buổi tối ở xí nghiệp mây tre đồ gỗ Gia Lâm, làm đội trưởng bảo vệ kiêm huấn luyện võ thuật cho đội. Vì công việc toàn làm về đêm nên ban ngày tôi cứ lờ đờ vì mất ngủ, đọc gì cũng không vào (sau này tôi vẫn nói đùa với học trò, làm ngôn ngữ học thì phải có sức khỏe và không được thiếu ngủ, vì môn này đọc hao tổn nơ-ron thần kinh lắm). Thầy Thuyết biết chuyện, gọi tôi đến và nhường cho tôi vai trò sáng lập của thầy ở một trung tâm dạy thêm khá lớn ở Hà Nội lúc đấy, công việc thì nhàn (chỉ là theo dõi sổ sách và thu học phí, thỉnh thoảng đi dạo một vòng sân trường cho mát, xem các lớp học thế nào) mà lương lại cao (có tháng gấp đôi lương cán bộ giảng dạy mới ra trường). Nhờ công việc đó mà tôi mới dám mạnh dạn … lấy vợ, bởi tôi hiểu rằng "một túp lều tranh hai trái tim vàng" là điều rất khó.

 

Ông là Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XII (2002-2011); Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII (2007-2011).

Sau này, khi đọc những bài viết người ta viết về thầy với tư cách là một đại biểu Quốc hội xuất sắc, được dân mến dân yêu, tôi được biết thầy đã có một tuổi thơ vất vả, vì muốn giúp bố mẹ mà đã từng đi bán báo và lạc rang trên xe điện leng keng ở Hà Nội, đi cạo gỉ sắt thành cầu, đi làm bốc vác ở Thái Nguyên. Một người thầy có những trải nghiệm như vậy sẽ dễ dàng cảm thông, chia sẻ và muốn giúp đỡ những học trò nghèo như tôi. Tôi cũng được biết quê gốc của thầy là làng Sủi (tên chữ là làng Thổ Lỗi), nay là thôn Phú Thuỵ, thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Thủ đô Hà Nội, chính là quê của Cao Bá Quát và nhiều tiến sĩ Nho học vang bóng một thời; xa hơn nữa, đó cũng là quê hương Nguyên phi Ỷ Lan, cô thôn nữ tựa gốc dâu đã đi vào lịch sử và huyền thoại. Trong cách nói năng, cư xử điềm đạm, lúc nào cũng cởi mở, thân tình của thầy, tôi cảm nhận được truyền thống văn hóa của gia đình, dòng chảy lịch sử đầy tự hào của một miền quê văn vật. Sau này, khi thầy làm Phó Hiệu trưởng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu Hà Nội, rồi làm đến chức Phó Chủ nhiệm một Ủy ban của Quốc hội, tương đương Thứ trưởng, tôi vẫn thấy ở thầy sự giản dị, chân tình, yêu quý mọi người, bao giờ cũng biết lắng nghe, biết chia sẻ.

Thầy Thuyết là người có tầm nhìn xa, và cuộc đời tôi đã có những khúc quanh, những ngã rẽ bối rối nhưng nhờ thầy mà đã không bị lệch hướng. Tôi nhớ khoảng năm 1988, lúc tôi vừa xong khóa học tiếng Nga của nghiên cứu sinh, thầy Đặng Đức Nga, Trưởng Khoa Sau đại học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nói với tôi rằng có một chỉ tiêu cho giáo viên tiếng Nga theo chương trình thực tập của Viện Puskin còn trống, nhà trường muốn cử tôi đi Liên Xô theo chỉ tiêu này. Lúc đó đi Liên Xô là giấc mơ của nhiều người, tuy nhiên, khi tôi thưa chuyện với thầy Thuyết thì thầy bảo tôi không nên đi, vì trái chuyên môn. Thầy nói tôi nên tập trung vào luận án, rèn tiếng Nga thật tốt để sau này có thể đường đường chính chính đi sang Nga theo chế độ thực tập sinh, và có thể tranh thủ bảo vệ luận án ở bên ấy. Thầy nói đó cũng là lí do lâu nay thầy luôn yêu cầu tôi tập viết tiếng Nga để trình bày những vấn đề của luận án. Theo đó cứ sau một vài tháng, tôi lại mang những thứ tôi viết đến nhà thầy, để thầy chỉnh sửa cho lỗi đặt câu, dùng từ. Trong buổi bảo vệ luận án chính thức, thầy đã phát biểu trước Hội đồng, rằng tiếng Nga của tôi không hề kém những người làm luận án ở Nga về. Tôi nghĩ cách làm này rất hay, bây giờ nếu các thầy cô hướng dẫn luận án cũng đề nghị nghiên cứu sinh tập viết tiếng Anh để trình bày các vấn đề chuyên môn thì chắc chắn việc công bố quốc tế của ta sẽ lạc quan hơn, bởi lẽ rào cản cho công bố quốc tế đầu tiên chính là ngoại ngữ. Sau đó nữa, khoảng cuối những năm 1990, khi công việc làm ăn, buôn bán của cộng đồng người Việt ở Liên Xô đang thuận lợi, một số bạn bè của tôi có ý định làm giấy mời tôi sang đó, vì tôi nói tiếng Nga được, thân thủ nhanh nhẹn, quyền cước vững vàng (có cái đai đen karatedo), lại có tính chịu khó, không nề hà vất vả, có thể kiếm được khối tiền trong thời buổi chụp giật đó. Tuy nhiên, một lần nữa, khi tôi thưa chuyện với thầy, thì thầy lại khuyên không nên đi. Bây giờ ngẫm lại, tôi vô cùng cảm ơn thầy về lời khuyên đó. Vì nếu lúc đó tôi sang Liên Xô, lao vào cuộc chơi cơm áo gạo tiền, thì chưa biết những bất trắc gì có thể xảy ra, và hôm nay chưa chắc tôi có thể ngồi đây, với tư cách là giáo sư, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, để viết về thầy của mình.

Một may mắn cho tôi và nhiều thế hệ sinh viên ngôn ngữ học là vào năm 1990 thầy Thuyết chuyển từ Viện Khoa học Giáo dục về công tác tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bên cạnh việc làm luận án, tôi còn được cắp vở theo dự các giờ lên lớp của thầy Thuyết. Đó là những giờ học tôi không thể quên được, bởi khả năng sư phạm và kiến thức chuyên môn uyên bác của thầy, cùng với khả năng hài hước đúng chỗ đúng lúc, khiến những vấn đề về ngữ pháp đại cương cũng như ngữ pháp tiếng Việt trở nên dễ hiểu, sinh động lạ thường. Lúc đó, hằng năm Khoa Ngữ văn có mở lớp chuyển đổi cho những người thuộc nhóm ngành gần có thể lấy chứng chỉ để làm nghiên cứu sinh về ngôn ngữ học. Trong số đó có Ngô Tự Lập trước học Đại học Hàng hải ở Liên Xô, về nước làm thuyền trưởng bôn ba sông nước, viết văn, làm thơ đọc rất bốc. Lập có tiếng là kiêu, rất ít phục người khác. Tuy nhiên, sau khi được học với thầy Thuyết thì Lập nói với tôi là quá khâm phục thầy, kiến thức sâu rộng và khả năng sư phạm thì tuyệt vời, trình bày chặt chẽ, rõ ràng, vấn đề nào ra vấn đề ấy, không thừa không thiếu. Xong lớp chuyển đổi, Ngô Tự Lập thi nghiên cứu sinh đỗ đầu và đã xin được làm nghiên cứu sinh với thầy Thuyết, nhưng rồi rất tiếc là thủ tục có những quy định ngặt nghèo đã khiến Lập không thể gắn duyên được với Ngôn ngữ học. Riêng tôi thì may mắn được học với thầy, lại được thầy mời tham gia viết một số sách do thầy chủ biên, đó là cuốn Thành phần câu tiếng Việt và hai cuốn Tiếng Việt thực hành, cuốn A dành cho sinh viên các ngành tự nhiên, và cuốn B cho sinh viên các ngành khoa học xã hội, tất cả đều được Nhà xuất bản Giáo dục và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản nhiều lần.

Sau này, dõi theo những hoạt động của thầy ở Quốc hội, tôi cùng bao nhiêu người khác đã vô cùng khâm phục cách thầy trình bày, chất vấn, lập luận, khiến những vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu, thuyết phục. Trên ti vi, khi thầy phát biểu về những vấn đề lớn lao của đất nước, bao giờ tôi cũng thấy ở thầy phong cách của một thầy giáo trong nhà chính trị, đó là sự điềm tĩnh, từ tốn, tôn trọng người khác. Về sự đóng góp của thầy đối với hoạt động nghị trường và đối với sự phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực, có lẽ phải viết hẳn một cuốn sách. Tuy nhiên, có thể dễ dàng cảm nhận được lòng yêu mến của đông đảo cử tri đối với thầy thông qua rất nhiều bình luận tán đồng, ngưỡng mộ trên các tờ báo mạng lớn như VietnamNet, Vnexpress, Thanh niên... Một lần, tôi về Huế và đến thăm thầy giáo dạy võ của tôi. Trong câu chuyện về tình hình thời sự của đất nước, khi biết tôi là học trò của ông nghị Nguyễn Minh Thuyết, thầy dạy võ của tôi đã đề nghị tôi nối máy cho mình nói chuyện với thầy Thuyết. Và thầy đã nói rất chân tình: Anh Thuyết ơi, tôi là một người thường dân, không tên không tuổi, tôi gọi điện chỉ nói rằng tôi cảm ơn anh rất nhiều vì những gì anh đã phát biểu rất có lợi cho nước cho dân, chúc anh thật khỏe để tiếp tục công việc vẻ vang và nặng nề đó.

Tôi nghĩ thầy Thuyết là người đã có đóng góp rất lớn trong việc đổi mới hoạt động nghị trường, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Khi thầy nghỉ hưu, sau hai khóa làm đại biểu Quốc hội, tôi cảm thấy có một sự hụt hẫng, tiếc nuối. Nhiều người mà tôi quen biết cũng có chung sự tiếc nuối này. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đất nước cần lắm những người có trí tuệ, có tấm lòng và bản lĩnh như thầy Thuyết của tôi và của nhiều thế hệ học trò.

Làm học trò của thầy mấy chục năm nay, tôi biết thầy có một nỗi buồn sâu kín, mà tôi dù biết vẫn không giúp thầy được. Thầy có người em trai hy sinh ở chiến trường Trị Thiên khốc liệt ngày nào và cho đến bây giờ vẫn không biết em thầy đang nằm lại ở đâu trong lòng đất quê hương. Tôi chỉ được thấy di ảnh của em trai thầy ở ngôi nhà 28 Yên Ninh nhưng trong lời nói của thầy mỗi khi nhắc đến em trai, tôi cảm nhận được tình yêu vô hạn của thầy đối với em. Tôi nghĩ, thầy và em trai thầy, mỗi người với con đường của mình đã cùng đóng góp cho sự phát triển của đất nước này, dân tộc này.

Khi nghĩ đến những đóng góp của thầy Thuyết trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu ngôn ngữ học, trong quản trị đại học, trong hoạt động của Quốc hội, tôi đã nghĩ đến hình ảnh những dòng suối nhỏ miệt mài góp lại thành sông, để rồi sông mạnh mẽ đi ra biển lớn, mang phù sa bồi đắp cho những miền quê mà sông đi qua. Thầy Thuyết đã lao động miệt mài, là người gieo hạt trên những cánh-đồng-công-việc mà thầy đã kinh qua, không nề hà việc nhỏ như ngồi lặng lẽ chữa lại lỗi trong bài vở của học trò, việc lớn như phản biện hay chất vấn các Bộ trưởng tại Quốc hội, tham gia xây dựng một bộ luật mới... Ở bất kì việc nào, thầy cũng làm một cách xuất sắc với tâm nhân ái và tầm trí tuệ cao rộng. Tôi nhớ năm nào đã giúp giáo sư Cho Jae Hyun hiệu đính bản dịch hồi kí Không có thần thoại của Tổng thống Lee Myung-bak (sách do Hội Hữu nghị Hàn-Việt xuất bản). Như tên gọi của hồi kí, Tổng thống Lee Myung-bak đã kể câu chuyện đời mình một cách giản dị như là cuộc đời của một người lao động bền bỉ, học hỏi không ngừng nghỉ để vươn lên, không hề có yếu tố nào được gọi là thần thoại giúp đỡ, để có những đóng góp với xã hội, quốc gia, dân tộc. Thầy Thuyết cũng có một cuộc đời "không có thần thoại" như vậy, nhưng chính vì vậy mà tôi càng khâm phục những công lao, những đóng góp của thầy.

                                                                      Hà Nội, tháng 7/2015

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ NGUYỄN MINH THUYẾT

  • Năm sinh: 1948.
  • Quê quán: Hà Nội.
  • Tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn, tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội  năm 1969.
  • Nhận bằng tiến sỹ chuyên ngành Ngữ văn tại Đại học Quốc gia Leningrad, Liên Xô năm 1981.
  • Nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1991.
  • Nhận chức danh Giáo sư năm 1996.
  • Thời gian công tác tại trường: từ 1990 đến 2003.

+ Đơn vị công tác:

Khoa Ngữ văn

Ban Giám hiệu

+ Chức vụ quản lý:

Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1992-1995).

Phó Hiệu trưởng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (1995-2002).

Bí thư Đảng ủy 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (2001-2002).

  • Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XII (2002-2011).
  • Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XI (2002 – 2007).
  • Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII (2007-2011).
  • Các hướng nghiên cứu chính: Ngữ pháp đại cương; Ngữ pháp tiếng Việt; Loại hình học; Giáo dục ngôn ngữ; Chính sách ngôn ngữ.
  • Các công trình khoa học tiêu biểu:  

Dẫn luận ngôn ngữ học (viết chung với Nguyễn Thiện Giáp – chủ biên, Đoàn Thiện Thuật). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 1994.

Parlons vietnamien. Université Laval, Québec, 1995.

Tiếng Việt thực hành (Nguyễn Minh Thuyết – chủ biên, Nguyễn Văn Hiệp). Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1996.

Thành phần câu tiếng Việt (Nguyễn Minh Thuyết – chủ biên, Nguyễn Văn Hiệp). Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998. Tái bản có sửa chữa: Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.

Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học (Hoàng Hoà Bình, Nguyễn Minh Thuyết). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.

Bộ sách Tiếng Việt Vui (18 quyển) (Nguyễn Minh Thuyết – chủ biên). Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007 - 2009.

Bộ sách Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 (24 quyển) (Nguyễn Minh Thuyết – chủ biên). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2003 - 2006.

Bộ sách Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9 (24 quyển) (Nguyễn Minh Thuyết – chủ biên phần Tiếng Việt). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2002 - 2005.

                                                                       

  

Tác giả: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây