Từ quê hương giàu truyền thống lịch sử đến nước Nga – Xô Viết
PGS.TS Phạm Quang Minh sinh ra và lớn lên tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, một vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ. Quê hương ông là mảnh đất ghi nhiều dấu ấn lịch sử với dòng sông Luộc nổi tiếng, nối sông Hồng với sông Thái Bình, đã đi vào thơ ca của Nguyễn Du: “Sông Luộc nước chảy đông, Thao thao chẳng trở hồi”. Đặc biệt, mảnh đất này còn là cái nôi của nhiều danh nhân hào kiệt, mà nổi tiếng trong số đó là Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, người đặt nền móng cho nền độc lập của dân tộc Việt (905-907) sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Ninh Giang không chỉ giàu truyền thống lịch sử mà còn nổi tiếng với đặc sản bánh gai ngọt ngào hương vị quê hương, mà bất kỳ người nào cũng muốn được một lần thưởng thức. Tự hào về những truyền thống văn hóa lịch sử, nhưng PGS.TS Phạm Quang Minh cũng biết nhanh chóng đổi mới, hội nhập với khu vực và thế giới, trên cơ sở đó làm cho những bài giảng và đề tài nghiên cứu khoa học của mình một mặt mang đậm màu sắc lịch sử, nhưng mặt khác cũng hiện đại và mới mẻ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Minh
Sinh năm 1962, ông lớn lên khi đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh chia cắt, việc học hành vì thế gặp muôn vàn khó khăn. Vì ham học và cũng một phần vì không có ai trông coi ở nhà, nên ngay từ khi 5 tuổi, cậu bé Phạm Quang Minh đã “lẽo đẽo” theo anh trai của mình đến lớp và trở thành một thành viên không chính thức của lớp từ lúc nào không hay. Cho đến tận bây giờ ông vẫn không thể nào quên cái lớp 1 phải sơ tán trong ngôi chùa làng và hầm tránh bom được đào ngay dưới gầm bàn để học sinh có thể chui ngay xuống bất cứ lúc nào, khi máy bay Mỹ tới. Các giờ học luôn bị ngắt quãng và không khí luôn căng thẳng vì một tai phải tập trung nghe giảng, còn tai kia vẫn phải lắng nghe tiếng báo động máy bay. Vật dụng phải mang theo ngoài đồ dùng học tập là “mũ rơm” đội trên đầu và một vòng tròn bện bằng rơm để đeo trên lưng, mà người ở Ninh Giang hồi đó gọi là “lùn rơm”, nhằm tránh mảnh bom của máy bay Mỹ.
Mặc dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng cậu học trò Phạm Quang Minh vẫn luôn chăm chỉ, vượt khó, luôn đạt kết quả cao trong học tập, nên năm 1978, khi mới 16 tuổi, Phạm Quang Minh đã trở thành sinh viên trẻ nhất của K23 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau 1 năm học đại học, nhờ có những thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc, cho nên ông được Nhà trường cử đi đào tạo ở Liên Xô học ngành lịch sử thế giới. Ông chính thức đặt chân tới xứ sở bạch dương vào mùa thu năm 1980 và theo học một năm dự bị tại Đại học Tổng hợp Matxcơva. Một năm sau, ông được về học tại Đại học Tổng hợp Kuban ở thành phố Krasnodar, miền Nam nước Nga, gần biển Đen nổi tiếng. Cho đến nay, ông vẫn cho rằng 6 năm học tập tại đất nước Xô Viết (1980 – 1986) là quãng thời gian tốt nhất cho ông thực hiện ước mơ ham học của mình. Đất nước Nga xinh đẹp với những con người thân thiện, hiền hòa, tốt bụng cộng với lòng tự hào về quê hương, đất nước đã giúp ông vượt qua khó khăn, thử thách, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, tích lũy nhiều kinh nghiệm quý cho sự nghiệp sau này. Năm 1986, ông tốt nghiệp đại học về nước với tấm bằng loại giỏi và được phân công về làm giảng viên tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chính nơi đã cử ông đi học trước đây.
Thầy là chuyên gia về chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam
Những tháng ngày mới bước chân vào nghề tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, có lúc tưởng chừng không vượt qua được, nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, chàng giảng viên trẻ Phạm Quang Minh đã thể hiện tinh thần không nản chí, gắn bó với công việc, ham học hỏi và tiếp tục phấn đấu. Điểm khác biệt nổi bật ở ông là ngay từ cuối những năm 1980, ngoài công việc chuyên môn, Phạm Quang Minh đã nhanh chóng bắt tay vào học tiếng Anh tại Trung tâm ngoại ngữ buổi tối đặt tại Trường Trung học Trưng Vương. Ông vẫn nhớ như in những buổi chiều những năm 1988 - 1989, khi mọi người nghỉ ngơi hoặc đi chơi sau một ngày làm việc, thì ông lại phải “vừa làm vừa học”. Chuyện là khi đến xin dạy thêm tiếng Nga ở Trung tâm Ngoại ngữ Trưng Vương để mưu sinh, ông “phát hiện” ra rằng mình có thể học tiếng Anh ở đó mà không mất tiền vì Trung tâm ưu tiên cho những người làm việc ở đó. Thế là từ 17h00 đến 19h00 ông là giáo viên dạy tiếng Nga, còn từ 19h00 đến 21h00 ông lại là học viên học tiếng Anh. Sau hai năm trời ròng rã vừa làm thầy và làm trò, nhiều hôm đói bụng, điện mất, những cố gắng cuối cùng của ông cũng đã được đền đáp xứng đáng: Đó là chứng chỉ trình độ B tiếng Anh. Không dừng lại ở đó, ông đã thi vào chương trình tiếng Anh tại chức của Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Và sau một năm miệt mài, khó khăn, có lúc phải bán cả đồ đạc trong nhà để học, ông đã thi và lấy được chứng chỉ trình độ C tiếng Anh của Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Ông vẫn thường nói đùa đây là chứng chỉ “đắt giá nhất” của mình.
Trưởng thành tại CHLB Đức
Tháng 9/1991, với kinh nghiệm công tác đã tích lũy được và vốn ngoại ngữ tiếng Anh nổi trội lúc đó, ông nhận được học bổng sang CHLB Đức học thạc sỹ với chuyên ngành chính là Lịch sử Đông Nam Á và hai ngành phụ là Khoa học Chính trị và Lịch sử châu Âu. Ông vẫn không thể nào quên ngày đầu tiên khi đặt chân đến sân bay Dueselldorf ở miền Tây của nước Đức lúc này đã thống nhất, khi mà một từ tiếng Đức “bẻ đôi” cũng không biết. Nhưng với khả năng thích nghi và hội nhập cao, chỉ sau một năm học tập tích cực, ông đã thi và lấy được chứng chỉ năng lực tiếng Đức (PNDS) cho phép theo học tại các trường đại học của Đức.
Tháng 7/1992, ông về học tại Đại học Passau, một thành phố nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp có biệt danh là “nơi gặp gỡ của 3 dòng sông" là sông Inn, sông Ilz và sông Đanuyp, thuộc Bang Bayern (CHLB Đức), cách thành phố Munich khoảng 180km về phía Tây Nam. Đây chính là nơi mà ông có cơ hội được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, cởi mở và có tính liên ngành. Yêu cầu cao, chú trọng chất lượng và được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Đức, nhưng tài liệu học tập lại phần nhiều bằng tiếng Anh là những trở ngại không nhỏ cho một học viên nước ngoài. Nhưng ông đã vượt qua tất cả các rào cản đó, hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đề ra. Kết quả là năm 1996, ông đã trở về nước với tấm bằng thạc sĩ loại ưu và ngay lập tức bắt tay vào đóng góp xây dựng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu lúc đó mới được thành lập. Trên cương vị là Trưởng phòng Đối ngoại, cùng với các đồng nghiệp và với kinh nghiệm tích lũy trong thời gian học tập nghiên cứu ở nước ngoài, ông đã xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế, mở ra nhiều cơ hội hợp tác sau này cho Nhà trường.
Tuy nhiên, ông nhận thức được tầm quan trọng của việc phải tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ. Vì thế, sau 3 năm công tác, năm 1999 ông đã nộp đơn và vinh dự nhận được suất học bổng toàn phần của Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tài trợ cho chương trình đào tạo Tiến sỹ tại CHLB Đức. Với kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, lại được sự hướng dẫn tận tình của các giáo sư, chỉ sau 3 năm ông đã nhận được tấm bằng Tiến sỹ loại giỏi từ một trường đại học uy tín hàng đầu trên thế giới là Trường Đại học Tổng hợp mang tên Humboldt, nhà cải cách đại học và giáo dục nổi tiếng của nước Đức thế kỷ XIX. Đây là ngôi trường được thành lập từ năm 1810 và được toàn thế giới thừa nhận là “bà đỡ” của đại học nghiên cứu hiện đại. Tinh thần của đại học Humboldt là khai phóng và khoa học đã truyền cảm hứng cho tất cả các trường đại học trên thế giới từ Âu, Á đến Mỹ. Có thể nói, nếu như trong thời gian ở Nga, Phạm Quang Minh học được sự bài bản, hệ thống thì thời gian học tập ở Đức đã dạy cho ông tư duy logic, óc phê phán, tinh thần thẳng thắn và tính kỷ luật rất cao.
Luận án tiến sỹ của ông về đề tài “Giữa lý thuyết và thực tế: Chính sách nông nghiệp ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” được đánh giá cao vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Luận án đã khai thác được một khối lượng lớn nguồn tài liệu gốc trong các trung tâm lưu trữ ở cả trung ương và địa phương, đem lại những hiểu biết chân thực và sinh động về lịch sử và chính trị Việt Nam. Tiếp cận từ góc độ liên ngành khoa học lịch sử, khoa học chính trị và xã hội học, luận án của ông đã giải quyết một vấn đề có tính sống còn của Việt Nam là nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng thời gợi ý cho những vấn đề chính sách và thực tiễn xây dựng ở những nước kém phát triển. Cụ thể, luận án đã có những kết luận sau đây. Thứ nhất, luận án cho rằng, lịch sử phát triển của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào việc giải quyết vấn đề nông thôn. Việc đưa ra các chính sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp là quan trọng, nhưng việc các chính sách đó được thực thi như thế nào cũng quan trọng không kém. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một khoảng cách rất lớn giữa lý thuyết và thực tế phát triển ở Việt Nam và thành công hay thất bại của chính sách phụ thuộc rất nhiều ở đội ngũ cán bộ địa phương. Thứ hai, phần lớn các chính sách được ban hành “từ bên trên xuống” (top-down), nhưng cũng không ít chính sách ra đời là do sáng kiến “từ dưới lên” (bottom-up). Chính những người nông dân chứ không phải ai khác, bằng kinh nghiệm, kiến thức, sức lực của mình đã làm nên các kỳ tích và họ mới thực sự là những người chủ trên mảnh đất của mình. Cải cách ruộng đất những năm 1950, hợp tác hóa nông nghiệp những năm 1960 – 1970 ở miền Bắc hay tập thể hóa nông nghiệp ở miền Nam những năm 1970 – 1980 và quá trình đổi mới, trao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân những năm 1990 là các minh chứng sinh động cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam. Điều quan trọng là người hoạch định chính sách phải nhận thức được tình hình thực tế, xem xét thận trọng và phải đưa ra các quyết định kịp thời, hợp lòng dân. Thứ ba, thực tế cũng cho thấy với số lượng ruộng đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp như hiện nay, người nông dân không thể nào đảm bảo được cuộc sống của mình. Đồng thời, tình trạng manh mún, phân tán của ruộng đất cũng không thể tạo điều kiện cho việc đầu tư, cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kết quả là không đem lại năng suất cao. Cho đến nay, các kết luận của luận án vẫn còn nguyên tính thời sự.
Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Đại học Humboldt năm 2002, ngay lập tức luận án của ông đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế. Trên cơ sở của nghiên cứu này, lần đầu tiên TS. Phạm Quang Minh đã được mời trình bày báo cáo tại Hội thảo Khoa học Quốc tế có tên gọi “Việt Nam cập nhật” (Vietnam update) do Đại học Quốc gia Australia (ANU) tổ chức về chủ đề “Chính quyền cơ sở ở Việt Nam”. Tại đây ông đã trình bày báo cáo “Giữa lý thuyết và thực tế: Chính quyền cấp cơ sở ở tỉnh Hải Dương”. Báo cáo này, năm 2003 đã được xuất bản ở Singapore trong cuốn sách “Chính quyền cơ sở ở Việt Nam” (Beyond Hanoi: Local Government in Vietnam) do GS. Ben T.Kerkvliert và GS. David Marr chủ biên.
Năm 2002, TS. Phạm Quang Minh được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu và được giao giảng dạy và nghiên cứu một lĩnh vực mới là chính trị và quan hệ quốc tế của khu vực và Việt Nam. Với nền tảng kiến thức được đào tạo cơ bản, hệ thống từ Nga và Đức, ông đã học hỏi, tiếp thu và nhanh chóng làm chủ lĩnh vực mới. Ông đã chủ trì nhiều đề tài khoa học, biên soạn nhiều giáo trình bài giảng, hướng dẫn nhiều khóa luận, luận văn, luận án và trình bày hàng trăm báo cáo khoa học tại các hội thảo trong nước và quốc tế từ Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan đến Nhật Bản, Hàn Quốc…Ông là gương mặt thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn khoa học quốc tế. Cho đến nay, ông đã công bố 4 cuốn sách và hơn 70 bài viết trên các tạp chí khoa học, trong đó có hơn 20 bài viết được xuất bản ở nước ngoài, trên một số tạp chí khoa học uy tín của Đại học Oxford, Đại học Berkeley, Đại học Stanford và nhiều nhà xuất bản khác. Năm 2007, ông được phong học hàm PGS ngành lịch sử.
PGS.TS Phạm Quang Minh nhận Huy chương từ ngài Toàn quyền Canada David Johnston vì đã có những đóng góp thúc đẩy nghiên cứu Canada tại Việt Nam (11/2011)
“Kiên trì là yếu tố quyết định”
Đó là chia sẻ chân thành của PGS.TS Phạm Quang Minh khi ông nhận xét về nguyên nhân thành công trong nghiên cứu khoa học. Với ông động lực chính để tiến hành nghiên cứu khoa học chính là niềm đam mê và sự kiên trì của bản thân, được theo đuổi chính điều mà mình mong muốn và góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước. PGS.TS Phạm Quang Minh đã từng nói: “Với tôi, lựa chọn duy nhất là gắn bó với nghề giảng dạy, gắn bó với ngôi trường, nơi tôi đã đặt những bước chân đầu tiên từ năm 16 tuổi và sau nay đã dìu dắt các thế hệ sinh viên. Cho đến bây giờ, đó vẫn là một lựa chọn, một quyết định đúng đắn và sáng suốt.” Có thể nói, quá trình nghiên cứu khoa học của ông có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với sự nghiệp làm thầy. Với ông, chỉ trên cơ sở nghiên cứu khoa học tốt người thầy mới có những bài giảng hay, hấp dẫn, truyền đạt những tri thức có ích cho sinh viên và ngược lại trong khi giảng dạy, thuyết trình, chính những câu hỏi, thắc mắc, mong muốn của sinh viên lại là động lực thúc đẩy ông tiếp tục thực hiện những đề tài nghiên cứu mới.
Từ năm 2006, trên cương vị là Trưởng Khoa Quốc tế học, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội, một khoa mới được thành lập vào năm 1995, ông đã làm việc quên mình cùng các đồng nghiệp từng bước xây dựng Khoa lớn mạnh, trở thành một đơn vị đào tạo, nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước, một địa chỉ tin cậy của xã hội. Vì những đóng góp và năng lực của mình, năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , phụ trách công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học.
Nói tới hướng nghiên cứu của PGS.TS Phạm Quang Minh là nhắc tới những đề tài giàu tính thời sự, có giá trị về lịch sử, có ý tưởng đổi mới và hội nhập quốc tế. Các đề tài khoa học của ông tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: Quan hệ quôc tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Chính sách và quan hệ quốc tế của Việt Nam và Chính trị học so sánh. Các đề tài khoa học tiêu biểu của ông trong những năm qua bao gồm: “Chủ nghĩa khu vực: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ; Các đề tài "Quá trình hình thành kiến trúc an ninh mới ở Châu Á-Thái Bình Dương và tác động đến Việt Nam"; “Quá trình hình thành chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 đến nay”; “Quan hệ tam giác Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975”; “Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: Những nguyên nhân thành bại” đều do Đại học Quốc gia Hà Nộin tài trợ. Ngoài ra, ông còn chủ trì một đề tài của thành phố Hà Nội "Giải pháp chủ yếu phát triển thông tin đối ngoại của Hà Nội đến năm 2020." Đặc biệt, ông cũng tiến hành một số đề tài nghiên cứu phối hợp với các học giả nước ngoài như: “In search of an ASEAN Identify” (Đi tìm bản sắc của ASEAN) do Quỹ Nippon, Nhật Bản tài trợ; “The EU through the Eyes of Asia” (Liên minh châu Âu qua con mắt của châu Á) do Quỹ Á – Âu tài trợ.
Vì những đóng góp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của mình, PGS.TS Phạm Quang Minh đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế. Đó là Huy chương của Ngài Toàn quyền Canada David Johnston vì đã có những đóng góp thúc đẩy nghiên cứu Canada tại Việt Nam nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam ngày 17/11/2011; Giải thưởng sách hay năm 2007: “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” (GS Vũ Dương Ninh, chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2007); Giải thưởng Công trình Khoa học tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội 2012: “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam 1986 -2010”, NXB Thế giới 2012.
Để có được những thành công trên con đường nghiên cứu khoa học, PGS.TS Phạm Quang Minh đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách với niềm đam mê hết mình cho khoa học lịch sử. Ông là tấm gương khoa học giàu sức sáng tạo và nhạy bén với những vấn đề thời sự của đất nước và thế giới. Bí quyết giúp ông thành công là đức tính khiêm tốn, thường xuyên học hỏi và giao lưu với các chuyên gia trong nước, khu vực và thế giới. Từ những nghiên cứu của mình, PGS.TS Phạm Quang Minh muốn nhắc nhở mọi người hãy biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, đồng thời biết bắt nhịp với xu thế mở cửa, đổi mới, hội nhập với khu vực và thế giới.
PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ PHẠM QUANG MINH
+ Đơn vị công tác: Khoa Quốc tế học (2002-2012). Ban Giám hiệu (2012 đến nay) + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học (2006-2012). Phó Hiệu trưởng (2012 đến nay).
Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, NXB Chính trị-Hành Chính, Hà Nội 2010. Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam 1986-2010, NXB Thế giới, Hà Nội 2012. Quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2015. Teaching International Relations of Southeast Asia in Vietnam: Opportunities and Challenges. Journal of International Relations in Asia Pacific, Oxford University Press, January 2009, Vol.9, No. 1, pp. 131-155. The Meaning of the Complete Collection of Party Document. Journal of Vietnamese Studies, University of California Press, Vol. 5, Issue 2, 2010, pp. 208-218.
+ Giải thưởng Sách hay năm 2007 cho công trình Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (GS Vũ Dương Ninh, chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2007); + Giải thưởng Công trình Khoa học tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội 2012 cho công trình Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam 1986 -2010, NXB Thế giới 2012. |
Tác giả: Hương Hương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn