Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

“Vietnam is a country, not a war”

Thứ hai - 11/03/2019 12:15
Ted Engelmann - nhiếp ảnh gia chiến trường, cựu chiến binh không lực Hoa Kỳ - đã chia sẻ về dòng chữ ông in trên tấm name card của chính mình với mong muốn định hình lại nhận thức của người Mỹ về một Việt Nam mới không còn chiến tranh, một Việt Nam thân thiện, hoà bình đối với bạn bè thế giới. Sự chân thành và tình cảm của ông với Việt Nam nhận được sự chào đón và quan tâm của các sinh viên Trường ĐHKHXH&NV trong buổi nói chuyện chiều nay, 11/3/2019.
“Vietnam is a country, not a war”
“Vietnam is a country, not a war”

Ted Engelmann - nhiếp ảnh gia chiến trường, cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Ông là người tích cực tham gia các hoạt động hàn gắn vết thương chiến tranh trong các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng chuyên môn của mình, ông trực tiếp huấn luyện nhiều khóa học về nhiếp ảnh cho phóng viên một số báo do Bộ Thông tin và Truyền thông  tổ chức tại Hà Nội.

Ted Engelmann gia nhập Không lực Hoa Kỳ và tham chiến tại Việt Nam khi ông mới 21 tuổi. Ông say mê nhiếp ảnh nên thường xuyên chụp ảnh về Việt Nam trong quãng thời gian đó. Trở thành nhiếp ảnh gia tự do, ông thể hiện sự quan tâm đến hình ảnh trong các cuộc chiến tranh, vì thế sau này đã tham gia chụp ảnh tại những quốc gia đã từng trải qua chiến tranh như Iraq, Apganistan... 

Nói chuyện với các sinh viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Ted không chọn cách tiếp cận hàn lâm mà nhẹ nhàng chia sẻ về cuộc sống, sự nghiệp và nhân sinh quan của bản thân thông qua các bức ảnh cá nhân hoặc những bức ảnh do chính ông chụp ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Những bức ảnh đều được ông giải nghĩa rõ nét về bối cảnh, câu chuyện và thông điệp gửi gắm. Những bức ảnh thể hiện sự chia sẻ và bộc lộ cái tôi của tác giả một cách chân thành.

Ted trình chiếu những bức ảnh ông chụp từ trên máy bay về những cánh rừng tại Việt Nam biến dạng dưới tác động của chất độc da cam. Trong những bức hình khác là chính ông trong trang phục phi công khi tham chiến hay hình ảnh một chàng trai với gương mặt đẹp nhưng buồn bã. Ông giải thích khi ấy mình đang “quá buồn” và “tức giận” vì nhận ra những gì mình thực sự đang làm tại Việt Nam tồi tệ như thế nào.

“Tôi ân hận vì mình đã từng thả bom tại Việt Nam, vì mình từng tham gia cuộc chiến” - Ted nói - “Đó là cảm giác tội lỗi vẫn đeo bám tôi những năm tháng qua”. Và trên thực tế, nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến tại các quốc gia khác cũng gặp khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, thậm chí nhiều người đã tự tử vì không vượt qua được áp lực này.

Sinh viên của nhiều ngành Báo chí, Quan hệ công chúng, Tôn giáo học, Việt Nam học, Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử, Triết học... tham gia buổi nói chuyện của nhiếp ảnh gia người Mỹ

Những gì trải qua trong chiến tranh tại Việt Nam khi còn rất trẻ đã thay đổi hoàn toàn con người và cuộc đời Ted. Ông không che giấu nỗi ám ảnh về chiến tranh và “mong muốn được làm gì đó bù đắp lại những điều mình đã gây ra”.

Lý do chọn nhiếp ảnh làm công việc và đam mê của mình, ông nói: “Tôi chụp ảnh là để kể câu chuyện của cuộc sống, là cách giải quyết vấn đề tâm lý của chính mình. Tôi đến Việt Nam và muốn giúp các bạn, nhưng thật ra đó cũng là cách để giúp chính mình”.

Thời gian sau đó, Ted tiếp tục chụp ảnh chiến sự tại Iraq, Afghanistan với những góc ảnh về con người đối diện với cuộc chiến, góc nhìn đối lập giữa người dân địa phương và lính Mỹ, hình ảnh bé gái đang ngồi tô những ô màu dưới bóng của hàng rào sắt với thông điệp về “trẻ em không nên ở gần những cuộc chiến”…

Ted Engelmann chia sẻ ông muốn làm mọi việc để bù đắp lại những việc mình đã làm tại Việt Nam

Ted là một trong những cựu chiến binh Mỹ đầu tiên trở lại Việt Nam sau chiến tranh với vai trò nhà giáo dạy học tại trường phổ thông của Liên hợp quốc tại Hà Nội. Ông cũng là người cất công đi tìm để trao tận tay gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm chiếc đĩa CD ghi lại cuốn nhật ký "có lửa" của người nữ bác sĩ - cuốn nhật ký mà cựu chiến binh Federic Withurs đã không đốt mà lưu giữ trong nhiều năm. Năm 1989, lần đầu trở lại Việt Nam, cựu binh Mỹ cảm thấy hồi hộp và lo lắng không biết mình sẽ gặp phản ứng như thế nào từ phía người dân và chính phủ Việt Nam. Nhưng nỗi lo sợ ấy đã sớm biến mất khi Ted nhận được sự đối xử thân thiện, hiền hoà và quên thù hận từ đất nước và con người Việt Nam. “Tôi đã nhiều lần nói với những người bạn của mình là ở Việt Nam tôi còn được đối xử tốt hơn cả ở Mỹ” - Ted chia sẻ với sự cảm động.

Về cơ duyên được là người trực tiếp mang cuốn nhật ký trả lại cho gia đình liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, nhiếp ảnh gia người Mỹ nói đó là “một sự kỳ diệu và một vinh dự”. Ông trân trọng cảm xúc của những người trẻ như Đặng Thuỳ Trâm và muốn là sợi dây kết nối đưa những ký ức, và cảm xúc ấy được về lại với gia đình nữ liệt sĩ cũng như đưa chúng đến với công chúng.

Ted cũng chia sẻ về những bức ảnh ông chụp nhiều nơi tại Việt Nam để phản ánh sự phát triển nhanh chóng của đất nước này sau những mất mát. Những bức ảnh giúp người Mỹ hiểu hơn về Việt Nam, đưa đến những góc nhìn mới để định hình lại những suy nghĩ và cảm xúc về Việt Nam. “Vietnam is a country, not a war” - thông điệp trên các bức ảnh thậm chí đã được Ted đề trên chính namecard của mình như một lời khẳng định và mong mỏi chân thành của người cựu binh Mỹ.

Từ rất sớm, Ted đã tích cực tham gia các hoạt động hàn gắn vết thương chiến tranh trong các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng chuyên môn của mình, ông trực tiếp huấn luyện nhiều khóa học về nhiếp ảnh cho phóng viên một số báo do Bộ Thông tin và Truyền thông  tổ chức tại Hà Nội.

Nhiếp ảnh gia người Mỹ kết thúc bài nói chuyện bằng lời khuyên cho các bạn trẻ về cách để có những bức ảnh đẹp: dù công nghệ đã khiến việc chụp ảnh giữa thời kỳ của tôi và các bạn khác nhau rất nhiều, song muốn thành công thì chúng ta luôn cần làm việc và học tập chăm chỉ, có sự đầu tư cho công việc và phát triển kỹ năng. “Hãy yêu chính những bức ảnh của mình, rồi bạn mới có thể làm cho người khác yêu thích chúng” - nhiếp ảnh gia nhấn mạnh.

Ted Engelmann 

Hoạt động chuyên môn

  • 1982-nay: nhiếp ảnh gia tài liệu tự do, nhà giáo dục quốc tế.  
  • 1999-2004: Giáo viên thỉnh giảng và giáo viên dự bị, Trường Quốc tế LHQ, Hà Nội, Việt Nam.
  • 1995-2001: Giáo viên Dự bị và Khóa học Mùa hè, Trường Quận Arapehoe, Littleton, Colorado.
  • 1992-1994: Giảng viên/Quản lý Khóa học, Viện Huấn luyện Cựu chiến binh Quốc gia, Đại học Colorado, Denver, Colorado.
  • 1990-1992: Điều phối viên Quận Colorado, các Chương trình Hỗ trợ Chuyển tiếp, Viện Hàn lâm Không quân Hoa Kỳ, Căn cứ không quân Peterson, Bệnh viện Quân đội Fitzsimons và Căn cứ không quân Lowry, Denver, Colorado Springs; Fort Carson.
  • Mùa thu 1990: Trợ giảng, “Giảng dạy về Xung đột Toàn cầu: Việt Nam và Vùng vịnh”, Trung tâm Giảng dạy Quan hệ quốc tế, Trường Cao học Quan hệ Quốc tế, Đại học Denver, Denver, Colorado.
  • 1989-1990: Giáo sư Thỉnh giảng, Khoa tiếng Anh và văn học Anh, Đại học Han Nam, Taejon, Hàn Quốc.
  • 1987: Giám đốc Cơ quan Giáo dục và Tình nguyện viên, Hội Nhân đạo Quận Boulder, Boulder, Colorado.
  • 1981-1984: Giáo viên Khoa học Trái đất và Sự sống, Trường THCS Angevine, Lafayette, Colorado.
  • 1979-1981: Nhà vận động vì Cựu chiến binh, Chương trình Tiếp cận Cựu chiến binh Việt Nam, Tổ chức Cựu chiến binh Khuyết tật Mỹ, Denver, Colorado.

Các xuất bản phẩm sách và ảnh

  • Engelmann, Ted, Trái tim một người lính: Các nỗi đau tinh thần do chiến tranh, hồi ký ảnh, đang thực hiện.
  • ­­­­­­­­­­­­Tháng 11, 2007, “Dành thời gian vinh danh những người đã phục vụ đất nước chúng ta”, The Washington Park Profile, tr. 16. 
  • Tháng 6/2007, “Ai là cha ông chúng ta?” trong chuyên trang “American Faces: Twentieth Century Photographs,” Journal of American History, Tập 94, Số 1, tr. 163-171. 
  • Tháng 10/2006, “Khảo sát Chương trình Giấy Chiêu hồi: Phim tài liệu sơ cấp về Chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam”, Social Education , Tập 70, Số 6, tr 363-365.
  • Bộ minh họa ảnh, tháng 9/ 2006, “Giao điểm: Huyền thoại về Chiến tranh Việt Nam” Legacies of the Vietnam War,” Journal of American History,, Tập 93, Số 2, tr. 452-490.
  • Tháng 10, 2001, “Hình ảnh Hy vọng”, Afterimage, Journal of Media Arts and Cultural Criticism, Tập 29, Số 3, tr. 16.
  • 30/4/2000, “Người lính gác Mới.” The Rocky Mountain News, tr. 46A.
  • Thu-Đông, 2000, “Tiểu luận ảnh.” Chiến tranh, Văn học và Nghệ thuật: an International Journal of the Humanities, Tập 12, Số 2, tr. 123.
  • DeGraff, M. A., T. Engelmann, 1992, “Các hoạt động điều trị Rối loạn Tâm lý Sau-Sang chấn liên quan tới chiến tranh”,  Occupational Therapy in Health Care. Tập 8, Số 2/3, tr. 27-47.

 

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây