Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có tầm ảnh hưởng xã hội

Chủ nhật - 10/03/2019 11:56
Vừa qua, Hội nghị cộng tác viên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (JOSSH) dưới sự chủ trì của Giáo sư Hiệu trưởng Phạm Quang Minh đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) trong và ngoài trường. Các ý kiến tập trung vào các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, vị thế của Tạp chí, sớm đưa JOSSH đạt chuẩn quốc tế, lọt vào danh mục các tạp chí ISI, Scopus vào năm 2030.
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có tầm ảnh hưởng xã hội
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có tầm ảnh hưởng xã hội

Những thành công bước đầu

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (website://journal.felixandlilys.com) là ấn phẩm khoa học chính thức của 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , ĐHQGHN, hoạt động theo giấy phép số 155/GP-BTTTT ngày 11/5/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mã số tiêu chuẩn quốc tế là ISSN 2354-1172.

Sứ mệnh của Tạp chí được xác định là “diễn đàn trao đổi học thuật, giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới và chất lượng cao về KHXH&NV ở trong và ngoài nước phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa”.

Tuy chỉ mới hoạt động 4 năm song Tạp chí đã sớm khẳng định chất lượng và vị trí trong hệ thống các tạp chí khoa học thuộc lĩnh vực KHXH&NV của cả nước. Tạp chí được 08 Hội đồng chức danh Giáo sư ngành, liên ngành công nhận và tính điểm công trình (1 điểm), gồm: Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Giáo dục học, Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Luật học, Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học, Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học, Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Tâm lý học, Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học, Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Văn hóa – Nghệ thuật – Thể dục thể thao, Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học.

Hội đồng Biên tập gồm 37 học giả, trong đó có 06 học giả nước ngoài. Mỗi năm, Tạp chí có 04 số tiếng Việt và 02 số tiếng Anh. Cho đến nay đã có 17 tác giả nước ngoài tham gia đăng bài. Tỷ lệ bài bị từ chối là 36,43%.

PGS.TS Vũ Văn Quân (Phó Tổng biên tập Tạp chí KHXH&NV) cho biết: chất lượng bài viết là yêu cầu hàng đầu của tạp chí. Bên cạnh việc lựa chọn các thành viên Hội đồng là những nhà khoa học uy tín hàng đầu trong và ngoài nước thì quy trình phản biện bài viết cũng diễn ra chặt chẽ, khách quan. Bài viết được phản biện kín với 02 phản biện độc lập. Nếu kết quả không thống nhất sẽ mời tiếp một phản biện thứ 3. Các bài viết trải rộng trên nhiều lĩnh vực của các ngành KHXH&NV.

GS. Vũ Dương Ninh (Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Nhà trường) phát biểu tại Hội nghị

Đến năm 2030, Tạp chí phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để lọt vào danh mục các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong khu vực và thế giới (danh mục tạp chí Scopus và ISI).

Cho đến nay, Tạp chí đã có tên trong các cơ sở dữ liệu thông tin và khoa học ở các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các thư viện lớn của Việt Nam cũng như trong các cơ sở dữ liệu quốc tế như: các cơ sở đào tạo Việt Nam học ở nước ngoài, Mạng lưới học giả Việt Nam học (VSG), được trích dẫn bởi Google, Scholars, Worldcat, Openarchives...

Phản ánh những vấn đề khoa học có tính thời sự của KHXH&NV

Định vị là tạp chí về KHXH&NV hàng đầu đất nước, JOSSH phải phản ánh được đời sống khoa học đương đại của các ngành KHXH&NV Việt Nam cũng như thế giới.

GS.TS Trần Thị Minh Đức (Trường ĐHKHXH&NV) cho rằng Tạp chí trước hết cần đăng tải những kết quả nghiên cứu mới của chính các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực ngành nghề của Nhà trường. Hàng năm, đội ngũ cán bộ khoa học tại các đơn vị đang triển khai rất nhiều đề tài, dự án các cấp trong và ngoài nước, vậy những kết quả nghiên cứu này được thể hiện như thế nào trên tạp chí của Nhà trường ? Tại sao nhiều nhà nghiên cứu lại chọn đăng bài trên các tạp chí nước ngoài mà không đăng trên tạp chí của Nhà trường? Có nên có những quy định quyết liệt hơn từ phía Nhà trường về việc bắt buộc công bố các kết quả nghiên cứu từ đề tài trên Tạp chí KHXH&NV ?

GS.TS Trần Thị Minh Đức

GS.TS Đỗ Quang Hưng (Trường ĐHKHXH&NV) cho rằng muốn Tạp chí có chất lượng thì mỗi số cần những bài báo "đinh" của những nhà khoa học đầu ngành. Thay vì trông chờ các bài báo gửi đến thì Ban Biên tập cần chủ động lên kế hoạch đặt bài các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước để có những bài viết trọng điểm, chất lượng, phản ánh những xu hướng, nội dung nghiên cứu mới đang diễn ra trong từng địa hạt nghiên cứu. 

GS.TS Đỗ Quang Hưng

GS. Trần Khánh (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đánh giá cao nội dung và hình thức của Tạp chí - dù mới ra đời không lâu song đã có chỗ đứng trong hệ thống tạp chí khoa học của Việt Nam. Nhưng ông cho rằng muốn tạp chí thực sự có đổi mới và đột phá về chất lượng thì đòi hỏi bản lĩnh của Ban biên tập. Các chủ đề bài viết phải dám đi sâu vào những vấn đề khoa học đang bàn cãi, kể cả không ngại dấn thân vào những nội dung mà trước đây coi là “nhạy cảm” trên tinh thần khoa học, trung thực và khách quan. Những vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo, các vấn đề hoạch định chính sách... rất cần các nhà khoa học lên tiếng.

Nỗ lực quốc tế hoá

Đánh giá cao mục tiêu vươn tầm quốc tế của JOSSH, các chuyên gia đầu ngành đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể.

GS.TSKH Trần Văn Nhung (Tổng Thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước)

GS.TSKH Trần Văn Nhung (Tổng Thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước) cho rằng chỉ có làm việc nghiêm túc và đề cao chất lượng mới là nền tảng căn bản để Tạp chí của Nhà trường vươn ra thế giới. Để trở thành một tạp chí ở tầm vóc quốc tế, JOSSH cần chú ý đạt các tiêu chuẩn quốc tế từ nội dung cho tới các yếu tố hình thức thể hiện, quy trình làm việc... Ngoài ra, Tạp chí phải tạo bản sắc riêng, dễ nhận biết giữa hàng ngàn các loại tạp chí khoa học khác.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường)

GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường) đề xuất cần củng cố lại Hội đồng biên tập theo hướng tăng số lượng thành viên là các nhà khoa học nước ngoài; tăng số lượng bài viết của các nhà khoa học quốc tế trên tạp chí; tăng tỷ lệ số báo tiếng Anh lên ngang bằng số báo tiếng Việt. Cuối cùng, Nhà trường phải có giải pháp kết nối chặt chẽ với các tạp chí khoa học hàng đầu của khu vực để mở rộng quan hệ học thuật và nâng tầm vị thế tạp chí.

PGS.TS Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học) chia sẻ kinh nghiệm: Các tạp chí nước ngoài rất coi trọng các bài viết về điểm sách, giới thiệu sách mới theo tinh thần thảo luận và phản biện. Bên cạnh những số thường, Tạp chí cũng cần xây dựng các số chuyên đề để đặt trọng tâm vào những vấn đề khoa học cụ thể, được giới khoa học quan tâm. Ông cũng chia sẻ rằng khác với các lĩnh vực khoa học khác, các nghiên cứu trong KHXH&NV thường có ảnh hưởng và tác động xã hội rất lớn. Một tạp chí khoa học uy tín cần có những nội dung khoa học đủ tầm để có thể tạo ra tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng.

Biên tập viên người Đức - anh Etienne Mahler thì góp ý về việc áp dụng phần mềm chống đạo văn trong việc thẩm định các bài viết gửi đến - điều mà thế giới quy định rất nghiêm ngặt. Việc quảng bá cho Tạp chí ra nước ngoài cũng cần được làm bài bản, chủ động. Mạng lưới các tác giả, cộng tác viên của Tạp chí cần được kết nối, duy trì thường xuyên. Các chủ đề theo từng số cần được lên kế hoạch trước và gửi tới các nhà khoa học để họ chủ động nắm bắt và viết theo đúng định hướng của tạp chí. 

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây