Đó là tên hội thảo diễn ra ngày 17/6/2009 tại Trường ĐHKHXH&NV. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỉ XXI”, mã số KX.03.22/06-10, do GS. TS. Nguyễn Văn Khánh làm chủ nhiệm. Có 14 báo cáo được trình bày tại hội thảo.
Đó là tên hội thảo diễn ra ngày 17/6/2009 tại Trường ĐHKHXH&NV. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỉ XXI”, mã số KX.03.22/06-10, do GS. TS. Nguyễn Văn Khánh làm chủ nhiệm. Có 14 báo cáo được trình bày tại hội thảo.
Từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, hội thảo tập trung làm rõ khái niệm trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan.
Theo TS. Nguyễn Vũ Hảo (Trường ĐHKHXH&NV), trí tuệ là “tổng hoà năng lực nhận thức và khả năng thích nghi của con người với môi trường xung quanh” và “có vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế tri thức”. Ông cũng cho rằng việc phát triển trí tuệ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh học và xã hội, đặc biệt là sợ nỗ lực hoạt động thực tiễn của mối cá nhân, đồng thời chỉ ra đặc trưng cơ bản nhất của trí tuệ là sự sáng tạo.
[img class="caption" src="images/stories/2009/06/17/hoithao.jpg" border="0" alt="Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà quản lí" title="Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà quản lí" width="320" height="213" align="right" ]Cùng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Chí Hiếu (Học viện CT&QG HCM) cho rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội là chất lượng nguồn lực con người, tức là trí tuệ con người. Trong đó, tri thức là chất dinh dưỡng trong sự phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo. Trong báo cáo của mình, tác giả cũng khẳng định tác động vô cùng quan trọng của các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, môi trường xã hội mà hạt nhân của nó là dân chủ, công bằng, tự do đến sự hình thành và phát triển nguồn lực trí tuệ của một xã hội.
TS. Đỗ Minh Hợp (Viện Triết học) lại bàn về khái niệm đạo đức, vai trò của đạo đức như là yếu tố quan trọng để phát huy nguồn lực trí tuệ. Tác giả đã phân tích tác động của đạo đức đối với hoạt động của những trí thức cầm quyền và đối với mối quan hệ trí thức - chính quyền trong xã hội hiện đại.
Hai báo cáo viên Đỗ Minh Hợp và Nguyễn Văn Khương (Viện Triết học và Đại học Lâm nghiệp Hà Nội) cho rằng nguồn lực trí tuệ gồm các thành tố: giáo dục phổ thông, công nghệ sản xuất, văn hoá tổ chức xã hội. Báo cáo cũng đi sâu phân tích mối liên hệ qua lại giữa các thành tố của nguồn lực trí tuệ, việc phát huy nguồn lực trí tuệ trong mối quan hệ với các nguồn lực khác.
NCS. Ngô Đăng Toàn (Trường ĐHKHXH&NV) lại bàn về khái niệm nguồn lực trí tuệ trong mối quan hệ với khái niệm lao động trí tuệ, khẳng định vai trò quan trọng của hai yếu tố này trong việc ra đời và phát triển nền kinh tế tri thức.
Ngoài ra, một số báo cáo khác đề cập đến quan niệm về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ trong lịch sử triết học cổ Trung Quốc, phương Tây, trong quan điểm của Hồ Chí Minh; nghiên cứu kết cấu của trí tuệ trên cơ sở sinh học và sự ra đời của trí tuệ nhân tạo; quan niệm và các phương pháp đo lường trí tuệ con người qua các chỉ số IQ, CQ, EQ....
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn