Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

GS. Yamabe Susumu thuyết trình tại Khoa Văn học

Thứ hai - 14/09/2009 02:05

Tiếp theo chương trình hợp tác từ tháng 9/2008 về Huấn độc Hán văn Nhật Bản, trong 3 ngày 8-10/9/2009 vừa qua tại Khoa Văn học, GS. Yamabe Susumu (Trường Đại học Nishogakusha, Tokyo, Nhật Bản) đã thuyết trình về các vấn đề Huấn độc Hán văn; Lịch sử giáo dục Hán văn và sự tiếp nhận Nho giáo tại Nhật Bản.

Tiếp theo chương trình hợp tác từ tháng 9/2008 về Huấn độc Hán văn Nhật Bản, trong 3 ngày 8-10/9/2009 vừa qua tại Khoa Văn học, GS. Yamabe Susumu (Trường Đại học Nishogakusha, Tokyo, Nhật Bản) đã thuyết trình về các vấn đề Huấn độc Hán văn; Lịch sử giáo dục Hán văn và sự tiếp nhận Nho giáo tại Nhật Bản.

Tham dự buổi thuyết trình có các giảng viên, học viên cao học, sinh viên của Bộ môn Hán Nôm (Khoa Văn học), Bộ môn Nhật Bản học (Khoa Đông phương học), nghiên cứu viên của Trung tâm Trung Quốc học (Trường ĐH KHXH&NV), Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Văn học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).

Trong buổi đầu tiên (sáng 8/9/2009), GS. Yamabe Susumu đã trình bày vắn tắt một số nội dung bài thuyết trình năm trước về Huấn độc Hán văn và Lịch sử du nhập chữ Hán ở Nhật Bản, với tư cách là một nội dung môn học cho các học viên cao học Hán Nôm khoá mới. Trong hai buổi còn lại, GS. Yamabe Susumu dành thời gian trình bày khái quát các vấn đề như: Lịch sử giáo dục Hán văn và sự tiếp nhận Nho giáo ở Nhật Bản. Bài giảng sinh động, nhiều vấn đề mới mẻ nên cuốn hút người nghe. Nho giáo truyền từ Bách Tế tới Nhật Bản, muộn nhất là từ thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ thứ 6. Cùng với sự giúp đỡ của các Độ lai nhân 渡来人 (to rai jin) đến từ bán đảo Triều Tiên, Nho giáo và không ít sách vở thư tịch Trung Quốc đã được các tầng lớp quý tộc Nhật Bản biết đến. Kể từ đó, Nho giáo cũng như giáo dục Hán văn đã được Nhật Bản coi trọng và phát triển. Sự tiếp nhận văn hoá Hán ở Nhật Bản, trọng tâm là Nho giáo trải qua nhiều biến động với các giai đoạn chủ đạo sau:

1. Thời Nara 奈良 và Heian平安 (thế kỉ 7-12), học vấn tập trung trong tay các Kuge (Công gia公 家 - Nhật hoàng và những người trong Hoàng tộc). Daigakuryo (Đại học liêu大学寮-cơ quan giáo dục) và các Hakaseke (Bác sĩ gia 博士家- Giáo sư thuộc tầng lớp quý tộc) có vai trò to lớn trong giáo dục Hán văn ở Nhật Bản. Đặc trưng của Nho giáo thời kì này là Hán Nho. Kinh điển Nho giáo được sử dụng đều là các bản chú giải của Hán Nho. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỉ thứ 10, do sự độc chiếm giáo dục của các Hakaseke, Daigakuryo dần đi vào suy thoái, thay thế vào đó là sự phát triển của các trường tư thục.

2. Thời Kamakura 鐮 倉 và Muromachi 室 町 (cuối thế kỉ 12 đến nửa sau thế kỉ 16) dòng chủ lưu về học vấn-văn học chữ Hán được chuyển từ Kuge sang Jike (Tự gia 寺 家) với dấu ấn của các tăng nhân và chùa chiền thuộc phái Thiền tông, từ đó hình thành nên dòng văn học Thiền tông Ngũ Sơn ở Kamakura và Kyoto. Các tăng nhân và thương nhân dưới sự bảo hộ của Mạc phủ đã truyền bá văn hoá Tống từ Trung Quốc sang Nhật Bản nên Nho giáo Nhật Bản thời kì này đã có sự chuyển hướng từ Hán Nho sang Tống Nho (Chu tử học).

[img class="caption" title="GS. Yamabe Susumu" alt="GS. Yamabe Susumu" src="[siteurl]/images/stories/2009/09/10/yamabe_2009a.jpg" align="left" width="320"/>

3. Thời Edo 江 戶 (thế kỉ 17 đến nửa đầu thế kỉ 19), sự suy yếu của Mạc phủ Muromachi đã dẫn tới khuynh hướng xa rời Ngũ Sơn về các địa phương, song Chu tử học vẫn chiếm vị trí độc tôn từ các tự viện của Thiền Tông. Cổ suý và làm hưng thịnh Chu tử học là các Nho giả-những người theo Chu tử học. Tuy nhiên, cũng có không ít Nho giả đã phản đối học thuyết của Chu tử, đề cao "danh phận" và cổ suý cho Hán Nho. Đến thời Khoan Chính (1790) do lệnh cấm dị học nên Chu tử học trên thực tế đã trở thành chế độ chính học (quan học) thời Edo Mạc phủ. Trong các buổi giảng, nhất là ở buổi giảng cuối cùng, đã có nhiều câu hỏi, trao đổi, thảo luận giữa người dạy và người nghe. Các vấn đề mà người nghe đặt ra đều đúng vào trọng tâm của môn học: sự tác động của Dương Minh học tới xã hội Nhật Bản? Đặc trưng riêng của Chu tử học tại Nhật Bản? Sau khi thực thi lệnh cấm dị học để đề cao Chu tử học thời Khoan Chính (1790) thì hiện tượng “phản Chu tử học” còn tồn tại ở Nhật Bản hay không? Sự lưu truyền và ảnh hưởng của hệ sách Đại toàn của Nho gia thời Minh (Trung Quốc) đối với Nhật Bản? So sánh huấn độc Hán văn tại Nhật Bản với việc dịch Nôm kinh điển Nho gia tại Việt Nam? Một phần thành công của các buổi học là nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của những người dịch, trong đó có nhà nghiên cứu – dịch giả TS. Nguyễn Thị Oanh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) và một số giảng viên trẻ của Khoa Đông Phương học (Trường ĐH KHXH&NV).

GS. Yamabe Susumu đến từ Trung tâm Hán học thế kỉ XXI thuộc Trường Đại học Nishogakusha (Tokyo, Nhật Bản). Ông sang Việt Nam theo lời mời thỉnh giảng của PGS.TS Phạm Văn Khoái (Bộ môn Hán Nôm) và sự ủng hộ nhiệt thành của Khoa Văn học - Trường Đại học KHXH&NV. Trong các buổi làm việc giữa GS. Yamabe Susumu với cán bộ Bộ môn Hán Nôm, hai bên cùng nhất trí sẽ cùng nỗ lực để duy trì sự hợp tác lâu dài, đưa hoạt động giảng dạy và giao lưu học thuật giữa hai bên trở thành việc thường niên nằm trong chương trình đào tạo của Bộ môn Hán Nôm.

Tác giả: i333

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây