Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

"Những điều hạnh phúc mang tên Nhân văn"

Thứ hai - 16/11/2015 21:16
"Những điều hạnh phúc mang tên Nhân văn"

Vẫn còn nguyên cái cảm xúc như ngày đầu tôi bước chân vào cổng trường Đại học. Vui mừng, phấn khởi xen lẫn là hồi hộp, lo lắng. Phải! Sau bao sự cố gắng, nỗ lực bằng cả mồ hôi và công sức rèn luyện ở phổ thông. Cánh cổng trường Đại học đã rộng mở với tôi, tôi hân hoan đón nhận niềm vui ấy, tự hào vì mình đã là sinh viên. Nhớ lần đầu tiên bước chân xuống thành phố, tôi bị lạc đường. Đi mãi, đi mãi đôi chân đã mỏi mà vẫn chưa tìm thấy đường về, tôi hoảng hốt và thực sự rất mất phương hướng. Đang lúc bối rối tôi đã gặp một chị là sinh viên Nhân Văn, nhờ sự chỉ dẫn tận tình của chị ấy mà tôi tìm được đường về. Tôi đã yêu Nhân Văn từ đó...

Cuộc sống đâu biết trước điều gì. Ta không có quyền chọn người sinh ra ta nhưng ta có quyền được chọn lựa những gì mà ta thích. Nhân Văn với tôi là duyên số. Tôi đến với Nhân Văn thật tình cờ. Và tôi tin vào duyên số ấy. Sau mười hai năm tôi mới có được cảm giác “thầy mới, bạn mới”. Cảm giác đó thực sự rất thú vị, nó đem lại cho tôi bao sự mới mẻ. Tôi phải bắt đầu từ làm quen, trò chuyện và giờ là thân thiết. Sự ngại ngùng, e thẹn, rụt rè khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Cùng cảnh ngộ xa quê xuống Hà Nội học, chúng tôi có cả một kho chuyện để kể cho nhau nghe. Những ngày đầu xa nhà nhớ nhà da diết chỉ mong nhanh nhanh đến cuối tháng để được về nhà. Nếu như trước đây đã quen với việc có mẹ chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ thì nay chúng tôi phải tự làm tất cả từ giặt quần áo, nấu cơm và nhiều việc khác nữa. Hai tuần đầu đi học đêm nào tôi cũng khóc vì nhớ nhà, tôi nhớ bàn tay mẹ thường vuốt tóc tôi khi tôi tỉnh dậy vào mỗi sáng. Dù là lúc ấy tôi đã 18 tuổi. Tôi nhớ lời cha tôi nhẹ nhàng bảo ban khuyên răn con trước khi con lên đường nhập học. Tôi nhớ anh trai tôi cười hiền khi truyền lại kinh nghiệm sống xa nhà cho tôi. Tất cả đều văng vẳng bên tai tôi mỗi đêm và thế là tôi khóc. Không còn bàn tay của mẹ vuốt tóc tôi khi tôi thức dậy, không còn những lời bảo ban ân cần của cha, không còn cái cười hiền của anh trai nữa. Tôi tỉnh dậy khi gối đã ướt đẫm nước mắt, tôi hiểu đó là sự non nớt của một cô bé lần đầu xa nhà lâu đến vậy. Xung quanh mọi thứ đều lạ lẫm. Và tôi bắt đầu tập sống cho riêng mình. Hằng ngày tôi đi bộ bên những hàng cây xanh rợp bóng mát, nhìn những chú chim hót líu lo tôi đã bớt buồn và dần thích nghi với cuộc sống tấp nập ở Hà Nội.

Ngoài việc thích nghi với cuộc sống, chúng tôi còn phải thích nghi với cả phương pháp học mới. Nếu như ở Phổ thông chúng tôi đã quen với sự đưa đường chỉ lối cụ thể từ thầy cô thì lên đến Đại học chúng tôi phải tự tìm hiểu tất cả. Thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn chúng tôi tìm được tài liệu cần thiết cho việc học. Từ giáo trình đến những tài liệu tham khảo. Thời gian trôi qua, giờ tôi đã là sinh viên năm hai rồi, tôi thấy mình đã lớn lên rất nhiều, đã tự chủ trong mọi việc. Các hoạt động đoàn thể đã giúp tôi vơi đi nỗi nhớ nhà, thầy cô và các bạn nhiệt tình giúp đỡ tôi . Tôi cảm thấy tâp thể lớp và cô cố vấn học tập như là gia đình thứ hai của tôi. Bên họ, tôi rất vui. Tôi không còn cảm thấy áp lực nữa mà thay vào đó tôi đã cởi mở hơn, hòa nhập hơn. Nhân Văn cũng đã cho tôi nhiều trải nghiệm. Tôi học được cách ứng xử, cách tiếp cận cái mới thật chủ động và sáng tạo.

 Tôi biết bước đường phía trước của tôi còn dài lắm, chẳng có con đường nào trải sẵn hoa hồng cho ta bước, chẳng có con đường nào muốn đến đích mà không có chông gai. Tôi luôn ý thức được điều đó và luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra dù cho không được trọn vẹn hay không mong muốn. Được học tập và rèn luyện dưới mái trường Nhân Văn đó là một niềm hạnh phúc đối với tôi và tôi tin đó cũng sẽ là niềm hạnh phúc đối với người khác nữa. Những người đã, đang và sẽ là sinh viên của trường Nhân Văn. Hi vọng Nhân Văn sẽ chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao bay xa hơn nữa.

Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung - Khoa: K58 Triết học

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây