Đôi nét về khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (Đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản dùng từ Nan Yo (tức Nam Dương), người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (Đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì Đông Nam Á là một mắt xích quan trọng trên con đường buôn bán Đông Tây trước đây. Đông Nam Á không chỉ có tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý, là cầu nối trên con đường thông thương Đông – Tây, mà còn là nơi cung cấp nhiều sản vật quý giá (như vàng, ngà voi, gỗ quý, long não, đinh hương, hồ tiêu...) cho hoạt động buôn bán liên khu vực.
Ngày nay, Đông Nam Á là khu vực kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Ngoài những nước giàu có như Singapore, Brunei có mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới, Đông Nam Á còn có Indonesia nằm trong Nhóm các nền kinh tế lớn toàn cầu (G20), có Malaysia, Thái Lan là các nền kinh tế giàu sức cạnh tranh, có Philippines, Việt Nam lọt vào top các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vài năm vừa qua cũng như dự báo trong những năm tới (Theo Bloomberg)… Với dân số trên 650 triệu người và GDP trên 2.600 tỷ USD (năm 2018), tiềm năng phát triển của Đông Nam Á được đánh giá là rất lớn. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo đến năm 2020, khu vực này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.
Không chỉ có nền văn hóa lịch sử giàu bản sắc, tiềm năng phát triển kinh tế lớn mạnh, Đông Nam Á còn ngày càng trở nên đoàn kết, gắn bó với nhau biểu hiện qua sự hình thành của Cộng đồng ASEAN từ cuối năm 2015 cho đến nay. Tầm quan trọng và sức hấp dẫn của khu vực này đã thúc đẩy sự hình thành của nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo về Đông Nam Á học trên khắp thế giới. Theo xu hướng đó, chương trình đào tạo cử nhân ngành Đông Nam Á học tại 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa được thiết lập. Chương trình không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực có kiến thức về Đông Nam Á học mà chắc chắn còn đóng góp quan trọng vào sự hội nhập và phát triển của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN..
Mục tiêu đào tạo
Khối kiến thức ngoại ngữ và chuyên môn
+ Lịch sử, Văn hóa khu vực Đông Nam Á và các quốc gia ASEAN
+ Kinh tế, xã hội, luật pháp, thể chế chính trị các quốc gia ASEAN
+ Du lịch các quốc gia ASEAN
+ Báo chí truyền thông ASEAN
+ Tiếng bản địa cơ sở (Chọn tiếng Thái hoặc tiếng Indonesia)
+ Các kiến thức bổ trợ liên quan như Nhập môn năng lực thông tin, Thực hành văn bản tiếng Việt, Nhập môn Quan hệ quốc tế, Nhập môn quản trị văn phòng, Nghiệp vụ báo chí, v.v.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Đông Nam Á học có thể làm việc tại những địa chỉ như sau:
Với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Đông Nam Á học sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn và khả năng thích ứng nghề nghiệp hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tác giả: TS. Nguyễn Trần Tiến - Khoa Đông phương học
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn