1. Trường ĐHKHXH&NV nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai nhân kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập
Ngày 6/10/2015, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Đại học Văn khoa và 20 năm thành lập Trường tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thay mặt Đảng và Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai cho Nhà trường nhằm ghi nhận những đóng góp của Nhà trường đối với sự phát triển của đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Trường ĐHKHXH&NV
Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ tặng hoa tri ân các thế hệ lãnh đạo của Nhà trường trong lễ kỷ niệm
Trong 70 năm qua, hàng trăm lượt tập thể và cá nhân trong Trường đã được nhận huân chương các hạng, hàng ngàn lượt tập thể và cá nhân đã được nhận danh hiệu thi đua và các phần thưởng của các ngành, các cấp từ trung ương đến tỉnh, thành phố và Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã có 10 nhà giáo của Trường được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 14 nhà giáo được nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ; 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 56 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Trường được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001); danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động (năm 2005); Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2010).
2. Bổ nhiệm PGS.TS Phạm Quang Minh làm Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV
Ngày 23/12/2015, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 5168/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ nhiệm PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV nhiệm kỳ 2016-2020.
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng cho PGS.TS Phạm Quang Minh
PGS.TS Phạm Quang Minh (sinh năm 1962) có bằng cử nhân Lịch sử thế giới của Đại học Tổng hợp Kuban (Liên Xô cũ), bằng Thạc sỹ (Đại học Passau) và bằng Tiến sỹ Lịch sử Đông Nam Á (ĐH Humboldt, CHLB Đức). Mục tiêu của Nhà trường trong nhiệm kỳ này là tiếp tục xây dựng Nhà trường thành đại học nghiên cứu tiên tiến thuộc top 100 đại học hàng đầu châu Á, lấy khai phóng làm giá trị cốt lõi, lấy xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, phục vụ làm nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân. Theo tinh thần đó, Nhà trường cũng xác định phương châm hành động (motto) của Trường là: “Trân trọng quá khứ, nắm giữ tương lai” (Honoring the Past, embracing the Future).
3. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken thăm và đối thoại với sinh viên Nhà trường
Ngày 21/4/2016, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã đến thăm và có bài phát biểu trước giảng viên và sinh viên Nhà trường. Bài phát biểu của ông đề cao vai trò của thế hệ trẻ; của việc thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo ở mỗi quốc gia và khẳng định những giá trị quan trọng trong hợp tác Việt - Mỹ. Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nằm trong khuôn khổ chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam vào tháng 5/2016.
Sau buổi nói chuyện của Thứ trưởng Antony Blinken, nữ sinh Trần Mỹ Linh, sinh viên năm thứ 3 Khoa Ngôn ngữ học của Nhà trường, đã vinh dự được chọn là người đại diện cho giới trẻ Việt Nam tặng hoa cho Tổng thống Barack Obama tại sân bay Nội Bài khi ông vừa hạ cánh trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.
4. 05 công trình khoa học đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn trao giấy khen cho các nhà khoa học có công trình đạt giải thưởng Khoa học và Công nghệ ĐHQGHN giai đoạn 2011-2015/Ảnh: Quốc Toản
Trong năm qua, năm công trình khoa học của cán bộ Nhà trường được nhận giải thưởng Công trình khoa học tiêu biểu của ĐHQGHN giai đoạn 2011-2015 gồm: "Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945 đến 2005" của GS.TS Lê Quang Thiêm (NXB ĐHQGHN, 2014); "Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và văn hoá Việt Nam" do Bộ môn Văn hoá học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử biên soạn; "Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long - Hà Nội" của tập thể tác giả do PGS.TS Phạm Xuân Hằng (chủ biên) (NXB Hà Nội, 2010); "Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền" của GS.TS Đỗ Quang Hưng (NXB ĐHQGHN, 2014); Cụm công trình công bố quốc tế 2010-2014 về chủ đề "Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam" của PGS.TS Phạm Quang Minh.
5. Thành lập Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn
Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 11/5/2015, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường đã được Bộ Thông tin và Truyền chính thức cấp giấy phép hoạt động số 155/GP-BVHTT) với mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN 2354-1772. Hiện nay, Tạp chí được phép xuất bản mỗi năm 6 số (trong đó có 2 số bằng tiếng Anh) với số trang tối đa là 200 trang. Hội đồng biên tập của Tạp chí gồm các nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có 06 học giả nước ngoài đến từ các nước Canada, Hà Lan, Mỹ, Úc, Nhật Bản. Tạp chí là nơi công bố các nghiên cứu khoa học mới nhất trong lĩnh vực XH&NV của các nhà khoa học trong và ngoài trường, đặt mục tiêu nhanh chóng vươn lên sánh ngang với các tạp chí có uy tín hàng đầu khu vực và thế giới. Sự ra đời của Tạp chí sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố nghiên cứu khoa học của Nhà trường trong thời gian tới.
6. 09 công trình KH công bố trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI và Scopus
Năm học 2015-2016, Trường ĐHKHXH&NV khen thưởng 40 tác giả có công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 09 công trình công bố trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI, Scopus. Nếu năm 2010, Nhà trường mới chỉ có 07 công bố quốc tế thì những năm qua, số lượng các công bố quốc tế của Nhà trường ngày càng tăng nhanh, cho thấy sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong đội ngũ cán bộ. Chính sách động viên, khen thưởng kịp thời của Nhà trường cũng góp phần đưa hoạt động công bố quốc tế dần trở thành một hoạt động thường xuyên, thúc đẩy sự hội nhập của Nhà trường với khu vực và thế giới.
7. Thành lập một số đơn vị đào tạo và nghiên cứu mới
Lễ công bố quyết định thành lập Khoa Nhân học
Vừa qua, Nhà trường đã ra quyết định thành lập thêm một số khoa, bộ môn và trung tâm sau: Khoa Nhân học; Bộ môn Tôn giáo học thuộc Trường và lần đầu tiên tuyển sinh đại học ngành Tôn giáo học; Trung tâm Biển và Hải đảo trực thuộc Trường, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công tác xã hội thuộc Khoa Xã hội học, Bộ môn Chính sách Công thuộc Khoa Khoa học Quản lý… Các đơn vị mới này sẽ góp phần đa dạng hoá ngành nghề đào tạo và nghiên cứu của Trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội và yêu cầu phát triển của Nhà trường trong giai đoạn mới.
8. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng đào tạo
Phiên bế mạc Đánh giá ngoài cấp độ Chương trình của Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA) đối với chương trình đào tạo cử nhân ngành Đông phương học của Trường ĐHKHXH&NV
Từ ngày 14 đến ngày 16/10/2015, đoàn đánh giá ngoài của Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) đã tiến hành đánh giá chương trình cử nhân ngành Đông phương học. Đây là chương trình đào tạo thứ hai của Trường (sau chương trình đào tạo Ngôn ngữ học) được kiểm định theo chuẩn AUN. Tiếp sau đó, từ ngày 1 đến 4/12/2015, Nhà trường đã làm việc với đoàn đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để triển khai chương trình đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, trong năm vừa qua, Nhà trường còn tổ chức đánh giá chất lượng đồng cấp chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao các ngành Khoa học Quản lý, Triết học và Văn học. Với những hoạt động này, kiểm định chất lượng đào tạo tại Trường có thêm những bước tiến mới, khẳng định vai trò quan trọng của công tác này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
9. Trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Giáo sư Gilbert de Terssac
Thừa ủy quyền của Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 3/3/2016, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu đã tổ chức Lễ trao Bằng Tiến sĩ Danh dự cho Giáo sư Gilbert de Terssac (quốc tịch Pháp) thuộc Đại học Toulouse 2 – Jean-Jaurès (Cộng hoà Pháp).
Từ trái qua: PGS.TS Phạm Quang Minh, GS. Gilbert de Terssac và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN
Giáo sư Gilbert de Terssac - nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản lí, tổ chức, lao động và quyền lực (CERTOP) - một đơn vị nghiên cứu có uy tín lớn trực thuộc Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), là người chủ trương nghiên cứu hỗ trợ sự chuyển đổi của xã hội Việt Nam và là cầu nối giữa 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu Hà Nội, Đại học Toulouse 2 – Jean Jaurès, Cơ quan Đại học Pháp ngữ, Đại học Téluq, Canada… trong việc xác định, thiết kế và thực hiện các chương trình nghiên cứu hỗn hợp nhằm phát triển cộng đồng và công bố các ấn phẩm quốc tế liên quan đến nghiên cứu Việt Nam. Trong đó, hai kết quả nổi bật là xây dựng Nhà văn hóa và du lịch tại Mộc Châu, Sơn La, được khánh thành vào tháng 6 năm 2014 và cuốn sách Việt Nam trong quá trình chuyển đổi in tại Pháp. Ông cũng là người đầu tiên thiết kế chương trình Thạc sỹ Xã hội học theo hướng ứng dụng cho Việt Nam.
10. Sinh viên Nhân văn toả sáng tại các sự kiện quốc tế
Năm vừa qua, tuổi trẻ Nhà trường đã tham gia dự án Quốc hội trẻ. Dự án do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Đại sứ quán Vương Quốc Anh, Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức. Dự án giúp các bạn trẻ tìm hiểu các kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoạt động trong Quốc hội; tổ chức phiên họp mô phỏng như phiên họp của Quốc hội để các bạn trẻ trao đổi, thảo luận về một số vấn đề chính sách đang được quan tâm hiện nay. Vượt qua hàng trăm ứng viên đến từ nhiều trường đại học khác, sinh viên Đặng Trung Anh (K58CLC, Khoa Khoa học Quản lý) đã vinh dự được lựa chọn là một trong 8 sinh viên xuất sắc nhất, được sang Anh tham quan và học tập kinh nghiệm ở Nghị viện Anh trong thời gian 10 ngày.
Từ 23/11 đến ngày 29/11/2015, một đoàn đại biểu gồm 5 giảng viên và 40 sinh viên của Nhà trường đã tham dự Hội trại Hán ngữ do Trường Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức. Bạn Nguyễn Thị Việt Mỹ (SV K59 ngành Trung Quốc học, Khoa Đông phương học) đã xuất sắc đạt giải Nhất cuộc thi hùng biện Hán ngữ.
Sinh viên Nguyễn Thị Việt Mỹ (SV K59 ngành Trung Quốc học, Khoa Đông phương học) đạt giải Nhất cuộc thi hùng biện Hán ngữ
Từ 14-21/8/2016, Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức cuộc thi Hợp tác vì sự tiến bộ của khu vực sông Mê Kông (YICMG) với sự tham gia của 14 đội sinh viên đến từ các trường đại học trong khu vực như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar… Đội sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV gồm 03 sinh viên Khoa Quốc tế học (Nguyễn Trần Thái Nam - K58; Nguyễn Thuỳ Linh và Nguyễn Lam Chi - K59) là một trong ba đội sinh viên của Việt Nam tham gia cuộc thi. Với đề án “Xây dựng khu du lịch sinh thái khu vực sông Mekong”, nhóm đã xuất sắc giành giải Nhất trong phần thi xây dựng dự án phát triển khu vực sông Mekong,
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn