Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Trường ĐH KHXH&NV đồng hành cùng sinh viên trên hành trình học tập, nghiên cứu, thực tập thực tế

Thứ hai - 08/01/2024 04:34
Cuối tháng 12/2023, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức cho toàn bộ sinh viên năm thứ nhất đi thực tập Khảo cổ học tại huyện Quốc Oai (Hà Nội) và tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 3 đoàn, mỗi đoàn khoảng 30 sinh viên. Đây là hoạt động thường niên, nằm trong CTĐT cho sinh viên ngành Lịch sử và được BGH Nhà trường hết sức quan tâm. Ngày 26/12/2023 vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của BGH, đại diện lãnh đạo các phòng chức năng và khoa Lịch sử đã đến thăm và động viên các em sinh viên khoa Lịch sử tham gia đợt thực tập.

Hoạt động thực tập thực tế vừa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sâu vừa phát triển kĩ năng mềm thiết yếu cho sinh viên

Đến địa điểm thực tập khai quật khảo cổ học, Đoàn công tác đã được nghe các thầy cô đại diện Khoa Lịch sử, thầy cô phụ trách công tác chuyên môn chia sẻ về những giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích. Đặc biệt các thầy cô có cơ hội gặp gỡ và lắng nghe các em sinh viên chia sẻ tâm tư, tình cảm, những kỉ niệm vui buồn trong quá trình nghiên cứu, học tập thực tế 2 tuần tại địa phương.
 
PGS.TS Phạm Văn Thủy -  Phó trưởng khoa Lịch sử chào mừng các thầy cô đã đến thăm các em sinh viên đang tham gia thực tập tại di tích Di tích chùa Hàm Long (Tổ 1 (Xóm Quéo), Khu 1, Phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long) và di tích Yên Dưỡng (thôn Yên Dưỡng, xã Hồng Thái Đông, Thị xã Đông Triều).
MG 1097
PGS.TS Phạm Văn Thủy -  Phó trưởng khoa Lịch sử chia sẻ về ý nghĩa của hoạt động thực tập chuyên môn trong CTĐT cho sinh viên ngành Lịch sử

Về mục tiêu của hoạt động thực tập, đại diện khoa Lịch sử chia sẻ: Đây là học phần được thiết kế trong CTĐT của ngành Lịch sử dành cho sinh viên năm thứ nhất, có tên “Thực tập chuyên môn” gồm hai tín chỉ, các bạn sinh viên sẽ được đi thực địa trong vòng từ 10 đến 15 ngày. Thông qua hoạt động thực tập này, sinh viên ngành Lịch sử sẽ được làm việc trực tiếp tại các địa điểm, di tích khảo cổ học, di vật, bước đầu làm quen với quy trình, thao tác kĩ thuật trong công việc của một nhà khảo cổ học: từ mở hố, đo lường, vẽ sơ đồ, tiến hành khai quật, đến phân loại hiện vật, quan sát và xác định niên đại của các hiện vật. Điều đó sẽ làm giàu thêm kiến thức về các thời kì lịch sử dân tộc mà lâu nay các em chỉ được học qua sách vở, bồi dưỡng thêm nhận thức khoa học về giá trị của tư liệu hiện vật trong nghiên cứu lịch sử.
Bên cạnh đó, thực tập thực tế là cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên phát triển trau dồi các kỹ năng quan trọng: kỹ năng, thao tác chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm rèn luyện tính cẩn trọng, nghiêm túc và cần mẫn của một nhà nghiên cứu.
Trong thời gian thực tập, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực, điều này mang đến cơ hội học hỏi từ những người đi trước, tạo ra những kết nối có giá trị và có thể xác định hướng chuyên ngành sâu mình sẽ theo đuổi trong tương lai.
 
Về giá trị của di tích, ThS. Hoàng Văn Diệp (giảng viên bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử) chia sẻ thêm: Di tích chùa Hàm Long là một di tích Phật giáo quan trọng tồn tại trong khoảng thời gian dài, dấu tích sớm nhất từ thời Trần, sau đó được xây dựng nhiều lần dưới thời Lê Trung Hưng. Cùng với chùa Vạn Triều, Lôi Âm là những ngôi chùa nổi tiếng của xứ Hải Đông xưa. Việc nghiên cứu di tích chùa Hàm Long nhằm làm rõ các cơ sở khoa học giúp cho việc quy hoạch, bảo tồn và phục dựng. Đối với nghiên cứu lịch sử, kết quả khai quật tại đây sẽ góp phần cung cấp sử liệu vật thật về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng thời Lê Trung Hưng, sự phát triển của Phật giáo trong thời kỳ này.
MG 1071
ThS Hoàng Văn Diệp trao đổi một số thông tin về Di tích chùa Hàm Long 
Với di tích Yên Dưỡng, hiện nay trong tài liệu lịch sử về nhà Trần có nhắc đến các địa danh An (Yên) Sinh, An (Yên) Dưỡng... Trong đó Yên Sinh đã được làm rõ và xác định cụ thể, nhưng Yên Dưỡng thì chưa. Vì vậy khai quật địa điểm này có thể xác định rõ địa danh Yên Dưỡng, đồng thời sẽ góp phần cung cấp thêm những cứ liệu về kiến trúc thời Trần.
MG 1150
TS Nguyễn Văn Anh (giảng viên Khoa Lịch sử) trao đổi thông tin khái quát về địa điểm khai quật 

PGS.TS Đặng Hồng Sơn, Phó Trưởng khoa Lịch sử, chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ học nhấn mạnh: Đặc biệt hơn, kết quả và quá trình thực tập của các bạn sinh viên sẽ có những đóng góp nhất định vào quá trình nghiên cứu chung của các nhà chuyên môn đang tiến hành tại các di tích. Các hiện vật thu được trong quá trình khai quật sẽ được phân loại, sau đó trưng bày tại bảo tàng, là tư liệu tham khảo giá trị; đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất lên cấp chuyên môn những đề án về công tác bảo vệ, bảo tồn di tích. Hình ảnh các em sinh viên hàng ngày làm việc cần mẫn, cũng như có những hoạt động giao lưu, gắn bó với nhân dân cũng góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng cũng như các kỹ năng nhận diện, bảo tồn các di tích văn hóa, hiện vật có giá trị lịch sử.
IMG 0573
PGS.TS Đặng Hồng Sơn chia sẻ với các thầy cô trong Đoàn công tác một số nét khái quát về giá trị di tích Thành Quèn và địa điểm khai quật
 
Với những phát hiện khảo cổ học từ năm 1969 cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử và địa lý học lịch sử cho rằng Thành Quèn (Quốc Oai – Hà Nội) có thể là trị sở thời Bắc thuộc và là khu vực hoạt động của Hai Bà Trưng. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cứ liệu xác đáng góp phần làm rõ quy mô, tính chất, niên đại và vị trí của di tích Thành Quèn trong lịch sử 10 thế kỷ đầu Công nguyên ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung, giúp giải mã nhiều vấn đề lịch sử” – PGS.TS Đặng Hồng Sơn cho biết.
IMG 0583
Tầng văn hoá xuất lộ nhiều hiện vật gạch, ngói thời Bắc thuộc tại di tích Thành Quèn
IMG 0581
Các em sinh viên trong đoàn thực tập khảo cổ học đang chuyển lớp đất trong lòng hố lên mặt đất để sàng lọc các mảnh hiện vật
IMG 0578
Sàng lọc các hiện vật trong các lớp đất - một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên trì 
IMG 0614
Hiện vật ngói ống thời Bắc thuộc
IMG 0611
Hiện vật đầu ngói ống có chữ "Vạn Tuế" được tìm thấy trong hố khai quật ở di tích Thành Quèn
 

Trường ĐHKHXH&NV luôn khuyến khích và đồng hành cùng hoạt động thực tập thực tế của sinh viên

Thay mặt cho Đoàn công tác của Nhà trường tới thăm các em sinh viên đang thực tập ,ThS. Kim Thị Diệp Hà - Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính phát biểu: Thực tập thực tế không chỉ là một môn học, giúp các em trau dồi thêm kiến thức chuyên môn mà đây còn là quãng thời gian để các em  gắn kết, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Công việc và tính chất chuyên môn học phần có thể không dễ dàng, nhất là với nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất lần đầu tiên xa gia đình, sẽ có nhiều bỡ ngỡ; nhưng hoạt động thực tập thực tế sẽ giúp các em nâng cao khả năng áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn, trở thành những kinh nghiệm đi theo các bạn vào đời. Thời gian tuy không dài nhưng chắc chắn nhiều em sẽ trưởng thành lên rất nhiều cả về nhận thức lẫn kĩ năng.
BGH Nhà trường rất quan tâm và đẩy mạnh các nội dung thực hành, nghiên cứu thực tế trong quá trìnhđào tạo. Chính vì vậy, Nhà trường luôn ủng hộ và sẵn sàng đồng hành, chia sẻ với các em trong hành trình học tập tại Trường cũng như các chuyến đi nghiên cứu, thực tập thực tế tại địa phương.
(Ảnh ThS Kim Thị Diệp Hà trao món quà động viên của Nhà trường với lời chúc tất cả thầy cô và các em sinh viên tham gia chuyến thực tập thật dồi dào sức khoẻ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình)
IMG 0655 copy
TS Đinh Tiến Hiếu – Phó Trưởng phòng phụ trách phòng CT&CTHSSV cùng các thầy cô đến từ phòng Đào tạo, phòng CT&CTHSSV, Khoa Lịch sử cũng gửi lời chúc và món quà nhỏ đến các em sinh viên đang tham gia khai quật tại di tích Thành Quèn (thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
IMG 0660 copy
Đại diện Khoa LS trao quà cho sinh viên tham gia thực tập khảo cổ học tại Quốc Oai, Hà Nội
Đại diện thầy cô và các em sinh viên tham gia đoàn thực tập, thực tế, PGS.TS Đặng Hồng Sơn – Phó trưởng khoa Lịch sử đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến BGH, các thầy cô lãnh đạo, cán bộ phòng chức năng đã quan tâm sâu sát, luôn ủng hộ và đồng hành cùng với các hoạt động đào tạo của Khoa. Trân quý món quà và tình cảm ấm áp đó, các thầy cô và em sinh viên sẽ cố gắng hết sức hoàn thành công việc của mình, đồng thời góp phần lan toả hình ảnh thân thiện, nghiêm túc của Nhân văn Hà Nội đến người dân địa phương nơi Đoàn đến thực tập.
Tặng quà cho các em sinh viên thực tập khảo cổ ở di tích ở Đông Triều
 
Tặng quà cho đoàn thực tập khảo cổ học ở Yên Dưỡng

Đoàn công tác của Nhà trường, Khoa Lịch sử tặng quà động viên các em sinh viên đang tham gia đoàn thực tập khảo cổ học ở Thành phố Hạ Long và huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Thực tập thực tế - những trải nghiệm không thể nào quên

Khi được hỏi về những khó khăn và trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến thực tập, sinh viên Lê Hoài Nam chia sẻ: Chuyến thực tập khảo cổ lần này thực sự là một trải nghiệm vô cùng thú vị mà trước đó em chưa hề hình dung được. Những ngày đầu cũng đôi chút khó khăn để làm quen với khung giờ làm việc từ sớm, nhất là trong ngày ngày đông giá rét; thao tác chuyên môn đòi hỏi sự tỉ mẩn, cẩn trọng rất cao; chúng em phải tự đi chợ, nấu ăn,…
Nhưng đây cũng thực sự là một cơ hội quý báu để những sinh viên năm nhất như em được thực chứng, trải nghiệm và áp dụng những kiến thức trên giảng đường vào thực tế. Là môn khoa học cơ bản và đồng thời là môn khoa học xã hội, môn lịch sử nói chung và chuyên ngành khảo cổ nói riêng rất đề cao tính thực tiễn bởi những kiến thức trên giảng đường dù có học bao nhiêu mà không thể ứng dụng thì cũng không có hiệu quả. Với những sinh viên năm thứ nhất, những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng với sự chỉ bảo rất tận tình, tỉ mỉ của các thầy cô; hướng dẫn "cầm tay chỉ việc" của các anh sinh viên khoá trên chuyên ngành Khảo cổ học, chúng em đã nhanh chóng làm quen với các thao tác kĩ thuật và bắt kịp tiến độ công việc. 
MG 1074
 
MG 1081
 
MG 1084

Ngoài ra, thông qua chuyến đi thực tập mà chúng em - những sinh viên năm nhất được học cách sống tự lập, có lối sống tập thể, kỉ luật và cho chúng em rất nhiều kỉ niệm quý giá của thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ - thời sinh viên.
Đặc biệt, hơn 10 ngày qua đã cho chúng em cảm thấy rất thân thuộc vì được ăn, ở, làm việc, giao lưu với những người dân địa phương giống như một chuyến thăm quê dài ngày vậy. Các cô bác trong xóm vô cùng thân thiện, hỗ trợ, tạo điều kiện về nơi ăn, ở, đồ dùng sinh hoạt, đặc biệt trong những ngày đông rét. Những món quà quê như vài củ xu hào, bắp ngô, quả bưởi,… tuy rất giản dị và đời thường nhưng lại trao cho chúng em sự ấm áp, gần gũi và thân thương. Chúng em còn được tham gia vào hoạt động sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương. 15 ngày thực tập tại đây, tuy không dài nhưng đã thực sự giúp chúng em đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị, kỷ niệm không thể nào quên và chắc chắn đây là “đặc sản” mà chỉ có những sinh viên Lịch sử mới có được.
Chúng em cũng thực sự xúc động khi được các thầy cô trong Đoàn công tác của Nhà trường đến tận đây thăm hỏi, động viên và tặng món quà ý nghĩa. Điều đó sẽ tiếp thêm động lực để chúng em cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng như nhân lên trong chúng em tình yêu, sự gắn bó với trường, với ngành học mình đã lựa chọn.

Tác giả: Hạnh Quỳnh, Đại Hữu - USSH Media

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây