Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Các nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội công bố 1.711 bài báo quốc tế trong một năm

Thứ sáu - 16/02/2024 03:03
Năm 2023, hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đạt nhiều thành tựu với việc gia tăng mạnh các công bố quốc tế, phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Công bố quốc tế gia tăng mạnh
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) luôn là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về nghiên cứu cơ bản, thể hiện qua số lượng và chất lượng các công trình khoa học được công bố hàng năm liên tục tăng và thuộc top đầu các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Số lượng công bố thuộc danh mục WoS/SCOPUS tăng dần theo các giai đoạn.
Theo Báo cáo thường niên của ĐHQGHN năm 2023, trong những năm qua, cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu và người học thuộc ĐHQGHN đã nghiên cứu và công bố 11.477 công trình/bài báo, được hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus và Web of Science đánh chỉ mục. Có 26.394 tác giả tham gia nghiên cứu; số lượng trích dẫn trung bình gần 15 trích dẫn/công trình.
Riêng năm 2023, các nhà khoa học ở ĐHQGHN đã công bố 1.711 bài báo quốc tế. Công bố quốc tế gia tăng mạnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế học thuật của ĐHQGHN trên trường quốc tế.
Ngoài số lượng công bố quốc tế luôn nằm trong top đầu cả nước, chất lượng các công bố của ĐHQGHN luôn ở mức Q1, Q2 (từ 70% đến 85%).
Công bố quốc tế gia tăng mạnh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế học thuật của ĐHQGHN trên trường quốc tế 
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công bố quốc tế, ĐHQGHN đang chuyển dịch sang mô hình đại học trách nhiệm xã hội cao, phục vụ trực tiếp sự phát triển của xã hội bằng việc thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp - đối mới sáng tạo, chuyển giao tri thức. Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của ĐHQGHN gia tăng liên tục theo các năm.
ĐHQGHN liên tục đẩy mạnh các chương trình KH&CN hợp tác với địa phương, góp phần giải quyết bài toán phát triển kinh tế - xã hội. Các nhóm sản phẩm KH&CN của ĐHQGHN được định hướng và quy hoạch theo 4 nhóm lĩnh vực chính: Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên và y dược, Khoa học công nghệ và kỹ thuật, Khoa học liên ngành, liên lĩnh vực.
Kết quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm và trung tâm nghiên cứu trọng điểm: giai đoạn 2019-2023 đã có 500 đơn xin đăng kí bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích. Trong đó, 95 bằng đã được công nhận, 105 hợp đồng tư vấn, giải pháp khoa học công nghệ cấp ĐHQGHN đã được triển khai, 63 sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh được chuyển giao cấp ngành và quốc gia và hỗ trợ khởi nghiệp.
Một số công nghệ do ĐHQGHN phát triển thành sản phẩm hoàn chỉnh, được ứng dụng rộng rãi như: Hệ thống chíp ứng dụng trong Internet kết nối vạn vật (IOT); Công nghệ tin - sinh xây dựng bản đồ gen người Việt; Công nghệ chế tạo đan sâm, tam thất VNUBotimax; Trạm thu thông tin vệ tinh trên tàu biển; Hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi từ ảnh vệ tinh; Hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Phát triển Tri thức Việt số hóa (hệ thống Vietnam Citation Gateway); Bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài; VAV - trợ lý ảo trên di động cho người Việt,...
Bên cạnh đó, ĐHQGHN tiên phong xây dựng Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam, góp phần tích cực trong việc khuyến nghị các chính sách phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng thế giới
Ngày 1.9.2023, website Research.com đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học trong năm 2023. Theo đó, 4 nhà khoa học của ĐHQGHN tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2023, gồm:
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN ở lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ.
PGS.TS Lê Hoàng Sơn - Viện Công nghệ Thông tin ở lĩnh vực Khoa học Máy tính.
GS.TS Phạm Hùng Việt - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ở lĩnh vực Khoa học Môi trường.
PGS.TS Từ Bình Minh - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ở lĩnh vực Khoa học Môi trường.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Lê Hoàng Sơn và PGS.TS Từ Bình Minh (ảnh từ trái qua)
Bên cạnh đó, ngày 27.10.2023, TS. Lê Đình Anh, giảng viên Viện Công Nghệ Hàng không vũ trụ (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2023. Với nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, TS. Lê Đình Anh đã vượt qua 69 ứng viên trẻ xuất sắc để được trở thành 1 trong 10 cá nhân được vinh danh trong lĩnh vực Công nghệ môi trường.
TS. Lê Đình Anh đã có 25 bài báo ISI/Scopus và 22 bài báo trên các tạp chí uy tín trong nước cũng như hội nghị quốc gia, quốc tế cùng nhiều thành tích khen thưởng khác; tham gia nghiên cứu 4 chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Trường.
Phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Một trong những điểm sáng khác trong hoạt động khoa học và công nghệ của ĐHQGHN năm qua là phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo đó, trong năm 2022 - 2023, ĐHQGHN tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo thông qua phát triển doanh nghiệp KH&CN (doanh nghiệp spin-off).
Việc phát triển các tổ chức KH&CN theo hình thức này giúp các nhà khoa học có sản phẩm KH&CN tiềm năng có môi trường khởi nghiệp, chuyển giao sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng gắn với nhu cầu của thị trường, xã hội. Chủ trương này được hiện thực hóa thông qua văn bản về Chỉ số đổi mới sáng tạo ở ĐHQGHN giai đoạn 2023-2030, văn bản hướng dẫn tạm thời về thành lập doanh nghiệp KH&CN của ĐHQGHN.
Hoạt động kết nối nhà khoa học cũng có nhiều điểm sáng. Năm 2023, Câu lạc bộ Nhà Khoa học ĐHQGHN (VSL) đánh dấu 10 năm thành lập. Các hoạt động của VSL tập trung vào công tác kết nối & hỗ trợ phát triển năng lực, chuyên môn đối với các nhà khoa học, đóng góp vào sự phát triển hệ sinh thái đại học đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN.
Các hoạt động nổi bật gồm: Hỗ trợ các tiến sĩ trẻ tăng cường cơ hội tham gia chủ trì đề tài KH&CN cấp ĐHQGHN, từ đó chuẩn bị các điều kiện bổ nhiệm phó giáo sư; VSL là đơn vị chủ trì chuyên môn tổ chức thành công Trại hè thủ lĩnh năm 2023; Thực hiện nhiệm vụ kết nối nhà khoa học - doanh nghiệp, tham gia nhiệm vụ thúc đẩy thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tăng cường kết nối mạng lưới nhà khoa học thông qua việc triển khai dự án, hội thảo; tổ chức chuỗi Bài giảng đại chúng.
Nhiều giải pháp thu hút các nhà khoa học có trình độ cao về làm việc
ĐHQGHN đã nỗ lực kiến tạo môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học chất lượng cao thông qua việc ban hành một số chính sách hỗ trợ giảng viên, nghiên cứu viên góp phần thu hút các nhà khoa học, nhất là cán bộ khoa học trẻ có trình độ cao về làm việc tại ĐHQGHN, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học cơ bản và phát triển công nghệ cốt lõi.
Các chính sách được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ đơn vị cũng như phát huy nội lực và ươm mầm nhà khoa học trẻ, hỗ trợ giảng viên, cán bộ và người học. Đây là động lực để giảng viên, nhà khoa học hăng say đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao vị thế và uy tín học thuật của ĐHQGHN trên trường quốc tế.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ĐHQGHN đã ban hành chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc. Theo đó, ĐHQGHN thu hút các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc, ở trong và ngoài nước (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài), có mong muốn tham gia nghiên cứu khoa học, đảm nhận các vị trí Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh ở các lĩnh vực KH&CN mà ĐHQGHN định hướng nghiên cứu ưu tiên.
ĐHQGHN tạo điều kiện ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng chung, đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN để các nhà khoa học có môi trường tốt nhất để làm việc, nghiên cứu khoa học.
Năm 2023, ĐHQGHN cũng ban hành nhiều chính sách tăng cường tiềm lực KH&CN, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp KH&CN như: Quy định quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp ĐHQGHN; Hướng dẫn tạm thời về thành lập và phát triển doanh nghiệp trong ĐHQGHN; Gia tăng các nguồn lực phục vụ hoạt động khoa học công nghệ phát triển quỹ đầu tư khoa học công nghệ cấp ĐHQGHN, hình thành quỹ định danh của doanh nghiệp, thúc đẩy sử dụng quỹ của đơn vị theo Nghị định 109/2022/NĐCP ngày 30/12/2022 của Chính phủ…
Chính sách ưu đãi dành cho đơn vị nghiên cứu trọng điểm và nhóm nghiên cứu mạnh đã được ban hành và triển khai có hiệu quả, bao gồm: Quy hoạch phòng thí nghiệm trọng điểm, ban hành hướng dẫn phát triển và chế độ ưu đãi dành cho nhóm nghiên cứu mạnh; Quy định về công nhận, quản lý và phát triển phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN; Ưu tiên các hạng mục trong các dự án đầu tư về KH&CN hàng năm; Ưu tiên đề xuất các nhiệm vụ cấp quốc gia và quốc tế, nhiệm vụ hợp tác với doanh nghiệp…
Hiện nay, ĐHQGHN tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách này, theo đó các nhà khoa học được ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển, đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển phòng thí nghiệm cho nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện dòng sản phẩm KH&CN ưu tiên của ĐHQGHN; được tạo điều kiện tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu về KH&CN.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người học và nhà khoa học như: Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ khoa học thông qua triển khai Đề án Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN đến năm 2025; Chương trình học bổng cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ với giá trị lên đến 100 triệu đồng/năm cho nghiên cứu sinh và 120 triệu đồng/năm cho tiến sĩ trẻ có năng lực NCKH và công bố quốc tế xuất sắc; Chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ; Chương trình học bổng dành cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản…
Ngoài ra, ĐHQGHN tiếp tục triển khai một số giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nhà khoa học như: Triển khai có hiệu quả các giải pháp của Đề án phát triển đội ngũ nhà khoa học trình độ cao, đầu ngành; Áp dụng cơ chế tiếp nhận viên chức, tuyển dụng theo trường hợp đặc biệt hoặc mời các nhà khoa học xuất sắc ở trong và ngoài nước về làm việc, đảm nhiệm các vị trí quản lý hoặc vị trí chuyên môn quan trọng ở các đơn vị trong ĐHQGHN. Bên cạnh kết hợp với việc đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ tuyển dụng, ĐHQGHN tham gia trực tiếp thu hút các nhà khoa học xuất sắc, đồng thời phân cấp mạnh mẽ cho thủ trưởng đơn vị trong việc tiếp nhận viên chức.
Trước đó, năm 2022, ĐHQGHN đã phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe đối với đội ngũ giáo sư đang làm việc tại ĐHQGHN trên cơ sở nguồn lực y tế của ĐHQGHN và giao cho Bệnh viện ĐHQGHN làm đầu mối triển khai thực hiện. Sau một năm thực hiện Đề án, ĐHQGHN mở rộng đối tượng áp dụng chính sách chăm sóc sức khỏe đối với các nhà khoa học xuất sắc. Đây là một trong những chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ khoa học thực hiện các hoạt động chuyên môn.
Những chính sách trên đã cải thiện môi trường làm việc cũng như góp phần giảm nguy cơ chảy máu chất xám, đồng thời tăng cường thu hút cán bộ khoa học đến làm việc tại ĐHQGHN.

Tác giả: Theo Báo Đại biểu Nhân dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây