Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Mùa xuân của các nữ sĩ Văn Khoa - nhìn từ một địa chỉ văn hóa       

Thứ hai - 05/02/2024 02:06
Họ là những giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Văn học. Họ thoát khỏi cái gọi là “hàn lâm viện”, thậm chí như ai đó nói là “học phiệt” để sống với văn chương cùng thời.
Theo sách Nhà văn Việt Nam hiện đại (NXB Hội Nhà văn, 2020), trong tổng số 1.623 hội viên (có hơn 200 hội viên nữ), có 134 hội viên xuất thân từ Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong số 134 hội viên này có 35 nhà văn nữ thuộc ba chuyên ngành chính: Thơ (15), Văn (11), Lý luận - phê bình và dịch thuật (9). Mùa Xuân đến, lòng những muốn phác vẽ những nét ký họa sắc gọn về đội hình của một khối sức mạnh và tài năng của họ trong chiều dài truyền thống của Khoa Ngữ văn. Như thế khi nói “Nhà văn Văn khoa”, người ta thường nghĩ tới những văn nhân xuất thân từ mái trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng đúng như lịch sử đã ghi: Ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Đại học Văn khoa (lúc đó gọi là Ban Văn khoa, sau đó ít lâu văn bản của Bộ Quốc gia Giáo dục ghi là Trường Đại học Văn khoa thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội).
Trong lĩnh vực văn xuôi, nổi lên đội hình 11 nhà văn nữ với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả cả nước: Hồng Duệ, Vũ Thị Hồng, Lê Phương Liên, Lê Thanh Nga, Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thị Thu Huệ, Thu Trang, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Vũ Minh Nguyệt. Trong số họ, có người đã sống trải qua chiến tranh thời “lửa đỏ và nước lạnh” như  Nguyễn Thị Ngọc Hải, Hồng Duệ (1944-2015), Vũ Thị Hồng. Tác phẩm của họ vì thế có có vị mặn chát của đời, cái cao cả của tinh thần tận hiến, một lối văn luôn bình tĩnh, bình dị, tự tại, không hề ồn ào náo nhiệt như thế hệ em út sau này. Họ viết về một thời để sống, một thời để yêu trong lửa đạn. Nhân vật trong tác phẩm của họ là những con người bình thường, nhiều trải nghiệm, mang trong mình cái phi thường của thời đại. Văn chương của họ hướng tới cái đẹp và cái anh hùng. Lứa sau như Lê Phương Liên, Thu Trang, Lê Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Phương Liên, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Vũ Minh Nguyệt, được rộng rãi trong bầu không khí Đổi mới văn chương nên ngòi bút có vẻ như hồ hởi, phóng khoáng hơn. Văn của họ hướng tới muôn nẻo đời thường nhưng đồng thời không quên cất lên tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ và tha thiết. Trong văn giới xác nhận “giàn” các cây bút nữ viết văn xuôi có nhiều thành tựu hôm nay thường không thể thiếu tên tuổi các nhà văn nữ Văn khoa như Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ. Có người gọi đây là bộ ba “Xe - Pháo - Mã” trong làng truyện ngắn. Nói thế, theo chúng tôi, cũng không quá. Giới nghiên cứu văn học vẫn xác nhận “Văn xuôi là mặt tiền của văn học Đổi mới”. Thậm chí có người còn ví von “Văn chương Việt mang gương mặt nữ” (là muốn nói về phẩm tính nhân ái, tinh tế, cân đối, hài hòa và nhiều yếu tố tâm linh của văn chương). Các nhà văn nữ có thế mạnh về truyện ngắn – một thể loại hướng cái nhìn của nhà văn tới cái đẹp của sự cân đối, hài hòa, vừa khoảng. Các nhà văn nữ Văn khoa thực sự góp phần “kê cao” nền truyện ngắn dân tộc thời hiện đại. Nếu nói về một tương lai của thể loại truyện ngắn Việt Nam thì chính các nhà văn nữ Văn khoa có nhiều nỗ lực để thiết kế và thêu dệt nên tương lai đó.
 
Trong lĩnh vực thơ, đội hình các nhà thơ nữ Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội nổi lên những tên tuổi Bùi Sim Sim, Bùi Thị Xuân Mai, Doãn Thị Ngọc Bạch, Đoàn Ngọc Thu, Hà Phương, Hoàng Kim Dung, Lê Minh Hoài, Lệ Thu, Nguyễn Thị Hồng, Phan Huyền Thư, Trần Thị Thắng, Trương Thị Kim Dung, Tuyết Nga, Ý Nhi, Trang Thanh. Lớp “đàn chị” trong thơ như Lệ Thu, Ý Nhi, Nguyễn Thị Hồng, Hà Phương là những gương mặt thơ nổi bật trên văn đàn hiện đại. Như trường hợp nhà thơ Lệ Thu, năm 1975 từng trực tiếp tham gia giải phóng và tiếp quản thị xã Quy Nhơn, Bình Định. Bà từng là đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997), nguyên Chủ tịch Hội VHNT Bình Định. Nhà thơ Lệ Thu sở hữu 10 tập thơ. Thơ của bà thấm đẫm cảm hứng trữ tình công dân, song không hề giảm sút trữ tình riêng tây. Thơ không thoát ly đời sống bởi bám rễ chắc vào cây đời mãi mãi xanh tươi. Ý Nhi là một cây bút thơ tài năng. Bà được coi là một trong những nhà thơ Đổi mới thời hậu chiến . Thơ bà đắm đuối nhưng không yếu mềm, sâu kín nhưng không bí ẩn, có vẻ đẹp của sự cô đơn nhưng không cô độc, nhiều nỗi buồn đẹp. Bà đã sở hữu 10 tập thơ, đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho tập thơ Người đàn bà ngồi đan. Năm 2015, bà vinh dự nhận Giải thưởng văn học Cikada của Thuỵ Điển. Ít người biết bà còn là một fan của bóng đá, thường cổ vũ cho các đội tuyển quốc gia có các cầu thủ đẹp trai như Pháp, Italia, Tây Ban Nha. Lớp người thơ trẻ hơn vươn mình trong bầu khí quyển Đổi mới văn chương có Tuyết Nga, Đoàn Ngọc Thu, Phan Huyền Thư. Ai đó gọi đây là “kiềng ba chân” của thơ nữ đương đại, cũng không quá. Tuy nhiên người gây nhiều sóng gió trên thi đàn lại chính là Phan Huyền Thư với ba tập thơ, cứ mỗi lúc xuất hiện lại đốt nóng dư luận (Nằm nghiêng, Rỗng ngực, Sẹo độc lập). Nếu thể tất thì nên xem đó là những tìm tòi, thể nghiệm có thể vẫn còn chưa tới đích của nhà thơ này. Tuyết Nga đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003 cho tập thơ Ảo giác. Tuyết Nga là một nhà thơ nhiều thân phận. Sự vượt lên số phận ánh phản trong thơ chị sâu sắc và tinh tế. Đoàn Ngọc Thu có thể coi là hiện tượng “2 trong 1” (báo và thơ, lĩnh vực nào cũng nổi trội). Có những người thành danh trong im lặng như Lê Minh Hoài, Trương Thị Kim Dung, Hoàng Kim Dung, Bùi Thị Xuân Mai, Doãn Thị Ngọc Bạch. Thơ họ khiêm tốn, kín đáo, nền nã, sâu lắng. Thơ như những tiếng nói thầm, tri âm và tri kỷ. Không ít dư vị và dư ba. Nhiều người tỏ ra lo lắng “Thơ đi về đâu?” trong bối cảnh văn hóa nghe nhìn đang lấn át văn hóa đọc. Nhưng nếu hay thì thơ vẫn tồn tại một cách đàng hoàng như là một nghệ thuật ngôn từ sang trọng, thánh thiện. Đáng mừng là các nhà thơ nữ Văn khoa là chủ sở hữu của nhiều áng thơ hay (dẫu cho thơ ngày nay khó bán, nhưng nó là Cái Đẹp, là Quà Tặng quý giá của tự nhiên ban cho con người).
Đội hình lý luận, phê bình, dịch thuật văn học ít người trẻ tuổi hơn so với thơ và văn xuôi. Cũng hợp quy luật, vì lĩnh vực này đòi hỏi sự tích lũy cao, sự trải nghiệm dày dặn, sự rèn giũa bút lực kiên nhẫn, thường muộn mằn xuất hiện trên văn đàn. Đáng mừng là trong đội hình lý luận, phê bình, dịch thuật văn học hôm nay, các nhà văn nữ Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội có nhiều đóng góp quan trọng. Tên tuổi của họ đã định hình được trong trí nhớ của độc giả: Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Lý Hoài Thu, Mai Hương, Ngọc Trai, Nguyễn Thị Minh Thái, Thành Đức Trinh Bảo, Thiếu Mai, Tôn Phương Lan. Nhà văn Ngọc Trai, nguyên Phó TBT Báo Văn nghệ, năm nay chạm cửu tuần. Bà viết phê bình không nhiều, không liên tục. Nhưng đúng như cổ nhân nói “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Tác phẩm Hỏi chuyện nhà văn Nguyễn Tuân của bà được đông đảo độc giả đón nhận, được tái bản nhiều lần. Tác phẩm thể hiện phong cách làm việc cẩn trọng nghề nghiệp, kết hợp chất “văn” và chất “đời”. Bà còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực trong tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nhà văn Thiếu Mai (1935-1995), nguyên Trưởng Ban Lý luận phê bình báo Văn nghệ, là một cây bút phê bình bài bản, nghiêm trang, mực thước, sâu sắc. Sinh thời bà luôn tâm niệm “Phê bình văn học tựa như một dòng sông uốn lượn giữa đôi bờ Khoa học và Nghệ thuật” (Tự bạch). “Giàn” phê bình nữ nổi lên từ sau Đổi mới (1986), có Mai Hương, Tôn Phương Lan, Bích Thu, Nguyễn Thị Minh Thái, Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ. Đây là 6 nhà văn nữ có học hàm, học vị cao (đều là PGS.TS). Họ là những giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Văn học. Họ thoát khỏi cái gọi là “hàn lâm viện”, thậm chí như ai đó nói là “học phiệt” để sống với văn chương cùng thời. Đối tượng của họ là văn học hiện đại Việt Nam (trong các trào lưu, phong cách, thể loại khác nhau). Các công trình của họ không có cái quy mô hoành tráng như phái “mày râu”. Tất nhiên. Bù lại có cái sâu sắc, tinh tế của việc thẩm thơ, bình văn. Khái niệm “Thế hệ nhà văn sau 1975” được đặt ra gần đây trong một cuộc hội thảo khoa học quy mô quốc gia, thiết nghĩ, có tên tuổi của các nhà văn nữ khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nhà văn Bích Thu đã viết một tiểu luận đầy đặn và sâu sắc - Những cây bút nghiên cứu, phê bình nữ sau 1975). Nhà văn Bích Thu và Lý Hoài Thu cùng nhận Giải thưởng của Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương các năm 2015, 2016. Dịch giả văn học Thành Đức Trinh Bảo chuyên chú văn học Trung Quốc hiện đại trong quá trình chuyển ngữ. Đó là một nền văn học lớn, gần gũi với chúng ta vì có sự tương đồng văn hóa. Dịch văn học là một lao động nghệ thuật khó khăn. Nhiều độc giả ưa thích bản dịch tuyển tập Truyện ngắn Trung Quốc được Giải thưởng văn học Lỗ Tấn của dịch giả Thành Đức Trinh Bảo.
Xuân về, Tết đến xin chia sẻ với quý vị độc giả xa gần một hình dung về 35 gương mặt các nữ sĩ từ khoa Ngữ văn, mái trường Đại học Tổng hợp Hà Nội  (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), cũng có thể gọi họ một cách thân thiết là các nhà văn nữ Văn khoa./.
                                                                                                                                            Hà Nội, tháng 12-2023                       

Tác giả: Nhà giáo Bùi Việt Thắng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây