Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Triển khai tài nguyên giáo dục mở: Bản quyền và Giải pháp

Thứ hai - 23/10/2017 11:11
Ngày 19/10/2017, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , ĐHQGHN cùng Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Triển khai tài nguyên giáo dục mở: Bản quyền và Giải pháp” . Đây là hội thảo quốc tế lần thứ 3 về lĩnh vực tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER), do Khoa Thông tin – Thư viện của Nhà trường trực tiếp triển khai, có sự tham gia hợp tác của nhiều tổ chức nghiên cứu và các trường đại học trong nước và quốc tế.

Hội thảo lần này tập trung vào hai vấn đề thách thức lớn của quá trình triển khai tài nguyên giáo dục mở, đó là: Bản quyền và Giấy phép mở. Gần 70 chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và quản lý trong và ngoài nước tham dự hội thảo.

Triển khai tài nguyên giáo dục mở: Bản quyền và Giải pháp

GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) khẳng định: Việt Nam đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh một nền khoa học mở và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là những thuận lợi và cũng là những thách thức lớn trong quá trình phát triển của đất nước. Nghiên cứu và thúc đẩy các chương trình, dự án trong lĩnh vực tài nguyên giáo dục mở thực sự phù hợp và cấp thiết để phát triển một nền khoa học mở, bắt nhịp với xu hướng toàn cầu”. Khoa Thông tin – Thư viện đã nỗ lực thí nghiệm các mô hình, tư vấn, khuyến nghị các chính sách, tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, quy tụ các bên liên quan ký cam kết triển khai OER. Phó Hiệu trưởng Nhà trường hy vọng rằng, những vấn đề được nêu và thảo luận trong hội thảo lần này sẽ góp phần phân tích, đề xuất các giải pháp hiệu quả để việc ứng dụng và phát triển bền vững tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam ngày càng sâu rộng, phục vụ đắc lực cho công tác phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

TS. Đỗ Văn Hùng (Trưởng Khoa Thông tin Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV)

Báo cáo đề dẫn của TS. Đỗ Văn Hùng (Trưởng Khoa Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV) nêu chi tiết thực trạng và các thách thức đặt ra trong quá trình triển khai OER tại Việt Nam thời gian qua. Những năm qua, OER tại Việt Nam đã triển khai 02 mô hình thử nghiệm, nhiều hội thảo chuyên sâu, các cuộc tập huấn và hướng tới một sự cam kết hành động trong tương lai. Thực tế cho thấy, mặc dù giá trị của khái niệm “mở” hoàn toàn phù hợp với xu hướng của khoa học công nghệ toàn cầu, của những mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đề ra, nhưng cho đến nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn còn nhiều vướng mắc. Tại Việt Nam, các đơn vị đang phải đứng trước thách thức: thiếu định hướng về công nghệ mở, chưa có chính sách cho truy cập mở, lúng túng trong vấn đề pháp lý và giấy phép mở. Những mâu thuẫn trong các mối quan hệ giữa lợi ích, giá trị của “Mở”, với hệ thống pháp luật, vấn đề vi phạm bản quyền...Chính vì vậy, cần tìm ra một tiếng nói chung, một con đường để cách tiếp cận và triển khai OER thực sự khả thi và hiệu quả.

Ông Lê Trung Nghĩa, chuyên gia về Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam

Bà Pyrou Chung, chuyên gia tư vấn của Open Development Initiative, EWMI

Hội thảo đã được nghe các báo cáo trình bày về thực trạng và mô hình triển khai OER, kinh nghiệm của các tổ chức trong nước và quốc tế, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những rào cản trong bảo hộ quyền tác giả vấn đề bản quyền tác giả, nội dung, dữ liệu mở và truy cập mở...

PGS.TS Trần Thị Quý (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Thông tin – Thư viện) phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Trần Thị Quý  (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Thông tin – Thư viện), đại diện Ban tổ chức tổng kết hội thảo: “ Ý kiến của các đại biểu đã chia sẻ và gợi mở nhiều ý tưởng cho việc nghiên cứu, triển khai và giải quyết các thách thức đặt ra đối với OER tại Việt Nam. Đặc biệt là việc tháo gỡ những rào cản về vấn đề giấy phép và bản quyền. Các báo cáo tham luận dù được trình bày với các cách tiếp cận và những góc độ khác nhau nhưng đều quy về một điểm chung, khẳng định OER là một công cụ hữu hiệu đối với công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nói riêng và nền khoa học, công nghệ nói chung. OER chỉ có thể trở thành hiện thực khi các nút thắt về rào cản được giải quyết, đó là vấn đề về sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước. Đồng thời, sự đồng lòng, chia sẻ và hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, tổ chức liên quan sẽ tiếp tục nhân rộng tinh thần, giá trị cũng như hiện thực của OER ngày càng nhân rộng và hiệu quả”.

Chương trình hội thảo:

Phiên thứ nhất – Bản quyền và Giấy phép mở:

1. Xử lý vấn đề bản quyền tác giả để tuân thủ chính sách khoa học mở và truy cập mở ở Liên minh châu Âu và gợi ý đề xuất cho Việt Nam – Lê Trung Nghĩa, chuyên gia về Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam.

2. Kinh nghiệm xử lý vấn đề bản quyền đối với dữ liệu mở và truy cập mở - Pyrou Chung, chuyên gia tư vấn của Open Development Initiative, EWMI.

3. Đề xuất cho Việt Nam trong việc nâng cao Luật sở hữu trí tuệ từ trường hợp khiếu nại của Elsevier đối với vi phạm bản quyền của Sci Hub – PGS.TS Trần Văn Nam, Trưởng khoa Luật, Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Khắc phục những rào cản trong bảo hộ quyền tác giả để xây dựng truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở - PGS.TS Trần Văn Hải, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Phiên thứ hai – Triển khai OER:

5. Yếu tố “Mở” trong chương trình Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam VOER và một số kinh nghiệm xử lý vấn đề bản quyền nội dung – Đỗ Minh, Giám đốc Chương trình tài nguyên giáo dục mở Việt Nam.

6. Tìm hiểu chính sách truy cập mở đến các kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công trên thế giới và một số đề xuất đối với Việt Nam – Cao Minh Kiểm, Tổng thư ký Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ.

7. Vai trò của giáo viên trong sử dụng và sản xuất tài nguyên giáo dục mở - TS. Đậu Mạnh Hoàn, Trung tâm học liệu, Đại học Quảng Bình.

8. Một số góp ý cho việc phát triển OER tại Việt Nam dưới góc nhìn của Hội thư viện Việt Nam – Nguyễn Hữu Giới,  Ban chấp hành Hội thư viện Việt Nam.

Tác giả: Thu Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây