GS. SangHoon Kim (Hiệu trường trường Đại học Khoa học Xã hội, Đại học Inha) đang phát biểu trong phần khai mạc buổi tọa đàm (ảnh: Đình Hậu)
Trường ĐH Inha đã có mối quan hệ khá lâu dài với Trường ĐHKHXH&NV. Khởi điểm cho quan hệ này bắt đầu từ những quan hệ cá nhân của những giáo sư, những nghiên cứu viên của hai trường, và hiện nay thì đã tiến tới các chương trình chung về giáo dục cũng như là giao lưu học thuật. Những thành quả của mối quan hệ này được thể hiện qua những kết quả giao lưu của Trường ĐHKHXH&NV với các trường thành viên của ĐH Inha và chúng ta hi vọng rằng mối quan hệ này ngày càng phát triển, để có thể phát triển học thuật và nghiên cứu ngày càng tốt hơn.
GS. Chang-hee Nam (Đại học Inha, Hàn Quốc) đang trình bày bài tham luận của mình tại buổi tọa đàm (ảnh: Đình Hậu)
Về mặt địa lý, Hàn Quốc và VN có những xa cách nhất định, nhưng lại có nhiều những nét tương đồng nhất định, do đó trong tương lai có những công việc mà chúng ta có thể cùng thực hiện. Thông qua buổi tọa đàm, hai bên mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp, qua đó phát triển mối quan hệ hai nước và phát triển giao lưu học thuật.
Hội thảo gồm có hai tiểu ban với các nội dung chính sau:
Tiểu ban 1: “Các vấn đề xã hội” bao gồm các tham luận như: “Những lợi ích chiến lược của Nhật Bản tại Bán đảo Triều Tiên và trong hòa giải mâu thuẫn lịch sử” của GS. Chang-heeNam (Khoa Khoa học Chính trị), “Trung Quốc trỗi dậy và Đông Á: Những vấn đề và triển vọng” của Giáo sư Euikon (Khoa Nhân học), “Tác động của những hoạt động tài chính ngoài ngân sách với quy mô nợ của chính quyền địa phương ở Hàn Quốc” của GS.Changhoon Jung (Khoa Quản trị Công), “Tính bền vững môi trường và tính cạnh tranh kinh tế” của GS. Seong-gin Moon (Khoa Quản trị Công)…
Tiểu ban 2: “Các vấn đề nhân văn” bao gồm các tham luận như: “Chiến dịch sử dụng chuyên biệt bảng chữ cái “Hangeul” của Hàn Quốc – Khởi đầu và hiện tại” của GS. Myong Chul Ahn (Khoa tiếng Hàn và Văn học Hàn Quốc), “Nghiên cứu so sánh về hiện tượng tái hiện cấp cao ở tiếng Anh và tiếng Hàn” của GS. Eun-Ju Noh (Khoa tiếng Anh và Văn học Anh), “Vạch trần những huyền thoại về việc uống rượu bia ở phương Đông và phương Tây trên truyền thông” của GS. Seung Kuk Baik (Khoa Văn hóa và các Nội dung) , “Ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc (hallyu) ở Đông Nam Á” của GS Hong Li, Khoa tiếng Pháp và Văn học Pháp…
Tác giả: Trần Minh - video: Đình Hậu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn