Đây là hoạt động trong khuôn khổ đề tài cấp thành phố 01X-10/03-2014-2 do PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) làm chủ trì. Đề tài có mục tiêu chính là hệ thống, phân tích tài liệu trong và ngoài nước; khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại của Hà Nội từ đổi mới đến nay; đề xuất những giải pháp phát triển thông tin đối ngoại của Thủ đô đến năm 2020.
Quang cảnh toạ đảm/Ảnh: Thanh Hà
Toạ đàm là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữ nhóm nghiên cứu và các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, hoạt định chính sách để thảo luận về các vấn đề có liên quan từ lý thuyết và thực tiễn hoạt động thông tin đối ngoại nói chung, của Hà Nội nói riêng.
Hà Nội hiện có 14 cơ quan báo chí với 25 ấn phẩm, 7 tạp chí, 9 cơ quan báo chí đã xây dựng trang thông tin điện tử. Đài PTTH phát sóng trên 2 kênh H1, H2, thực hiện phát 65 kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp và 23 kênh truyền hình kỹ thuật số phát sóng qua vệ tinh. Chương trình truyền hình trực tuyến thực hiện tử 2002 và phát thanh trực tuyến từ 2005 đã giúp phục vụ tốt hơn yêu cầu của thính giả là kiều bào nước ngoài. Hai bản tin thực hiện công tác thông tin đối ngoại gồm:; bản tin Đối ngoại Hà Nội, Bản tin Hợp tác và Hữu nghị xuất bản song ngữ Anh-Việt. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn có hàng trăm cơ quan báo chí trung ương, văn phòng đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan ngoại giao trung ương, hàng nghìn tổ chức nước ngoài… Với đặc thù đó nên công tác thông tin đối ngoại của Hà Nội được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi thông tin nhanh nhạy, chính xác, kịp thời; hình thức cũng phải phong phú, hiện đại; nội dung thông tin phải có chiều sâu và đạt hiệu quả cao; đội ngũ cán bộ phóng viên hoạt động trong lĩnh vực này phải ngày càng có kỹ năng chuyên sâu…
PGS.TS Phạm Quang Minh trình bày báo cáo đề dẫn "Thông tin đối ngoại với tư cách là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại"/Ảnh: Thanh Hà
Tại toạ đàm, báo cáo đề dẫn của PGS.TS Phạm Quang Minh tập trung làm rõ khái niệm các khái niệm cơ bản về thông tin đối ngoại, bản chất của thông tin đối ngoại, mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại và thông tin đối ngoại, sự khác biệt giữa thông tin đối ngoại và tuyên truyền đối ngoại…
PGS.TS Phạm Minh Sơn (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) trình bày báo cáo "Khái niệm, tầm quan trọng và quan điểm của ĐẢng, Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại"/Ảnh: Thanh Hà
Tham luận của PGS.TS Phạm Minh Sơn (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) bàn về tầm quan trọng của thông tin đối ngoại trong việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam; làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; quảng bá những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc; tạo sự đồng tình và ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè thế giới.
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (Phó Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông) trình bày báo cáo "Kinh nghiệm và bài học về hoạt động thông tin đối ngoại ở một số nước trong khu vực và trên thế giới"/Ảnh: Thanh Hà
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (Khoa Báo chí và Truyền thông) đem đến tham luận về kinh nghiệm hoạt động thông tin đối ngoại ở một số quốc gia có thể áp dụng cho Việt Nam. Bài viết chia sẻ và đánh giá hiệu quả của những mô hình hoạt động thông tin đối ngoại trên thế giới qua các hoạt động cụ thể: thành lập Trung tâm truyền thông quốc tế, xây dựng wbsite tiếng nước ngoài, thực hiện các chiến dịch truyền thông đối ngoại trên báo chí nước ngoài, tổ chức các cuộc họp báo quốc tế, tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế thu hút truyền thông…
Ông Phan Đăng Long (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội) phát biểu tại toạ đàm/Ảnh: Thanh Hà
Bên cạnh đó, các tham luận đánh khác phản ánh những kết quả đạt được trong hoạt động thông tin đối ngoại của Thủ đô như: “Đánh giá thực trạng về hoạt động thông tin đối ngoại của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội”, “Đánh giá thực trạng về hoạt động thông tin đối ngoại của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội”, “Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại Thành phố Hà Nội”, “Đánh giá thực trạng về hoạt động thông tin đối ngoại của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội”, "Đối ngoại văn hoá - một hướng đi đúng của văn hoá Hà Nội giai đoạn 1986-2010"…
Tác giả: Thanh Hà - Video: Hà Dự - Đình Hậu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn