Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Thuyết trình về trải nghiệm vụ nổ bom nguyên tử tại Nagasaki

Thứ ba - 26/09/2017 02:25
Ngày 26/9/2017, PGS. TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cùng các cán bộ, sinh viên Khoa Đông phương học và Khoa Khoa học Chính trị đã tiếp và lắng nghe bài thuyết trình của ông Morita Hirosmitsu về “Trải nghiệm chứng kiến vụ nổ bom nguyên tử”. Đây là hoạt động thuộc chuỗi ngày Tưởng niệm các nạn nhân của vụ Ném bom nguyên tử Nagasaki do Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Quốc gia Nhật Bản phối hợp với Nhà trường tổ chức từ ngày 25/9-05/11/2017.

Ông Morita Hirosmitsu là một trong những nạn nhân hứng chịu vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki. Nhà ông cách trung tâm bom nổ 1,8 km. Khi đang trên đường về nhà cùng anh trai, ông nghe thấy tiếng động cơ máy bay phía sau và những chiếc dù rơi xuống trên đầu. Ba học sinh lớn tuổi hơn đi đến và thông báo rằng, đây là thực phẩm bí ngô được gửi tới nhà ông theo chế độ phân phối thời chiến. Khi đang dõi theo những chiếc dù và bước vào nhà, đột nhiên ông bị bao phủ bởi một luồng gió mạnh và ánh sáng màu cam, giống như tia lửa điện. Ông bị thổi bay đi khoảng 5, 6 mét và bất tỉnh. Ông thổ lộ, nếu chỉ đi một bước nữa thì cuộc đời mình đã kết thúc.

Sau khi dần tỉnh lại và bước ra khỏi nhà, tất cả xung quanh đã cháy rụi. Ông Morita phải chứng kiến số phận của những người vừa đứng ngay bên cạnh. Anh trai của ông bị bỏng một nửa người. Trong số ba học sinh lớn tuổi trên, một người bị bỏng, va đập toàn thân và chết tại chỗ; một người nữa bị bỏng nửa thân. Bình tro cốt của một người anh trai khác hy sinh ngày 31/7/1945 cũng không còn. Ông và gia đình đã phải bỏ lên núi lánh nạn.

Ông Morita Hirosmitsu kể lại câu chuyện về vụ nổ hạt nhân tại Nagasaki ngày 6/8/1945

Trên đường đi, ông chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng, giống như địa ngục tại công viên Gosha, nơi vang lên tiếng kêu khóc của những người bị bỏng và khát nước. Khi gia đình ông lên tới đỉnh núi và quay lại công viên vào lúc chiều tà, những người này đã thiệt mạng. Tuy được đưa tới trạm xá, những người bị bỏng quá nặng không thể qua khỏi. Vào buổi tối, đứng từ Đền Gosha nhìn xuống, các con phố của Nagasaki cháy trong sắc đỏ của biển lửa. Năm 1979, người ta đã dựng bia tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng tại công viên Gosha. Những cảnh tượng tương tự như vậy cũng xuất hiện trước cổng ga Nagasaki, nơi những xe tải, xe ba gác hoạt động liên tục để chở những thi thể bốc mùi hôi thối. Nhân viên vệ sinh phải phải dùng gậy và xăng để xử lý, tiêu hủy xác chết. Theo ước tính, khoảng 20.000 thi thể bị thiêu trước cổng ga Nagasaki. Khi đó ông Morita mới chỉ 10 tuổi. Những cảnh tượng đó vẫn ám ông tới bây giờ.

Ngoài những người thiệt mạng trong vụ nổ, tia phóng xạ còn để lại di chứng ngắn hạn và dài hạn. Ông Morita chia sẻ, một người đàn ông tên T (giấu tên thật) 28 tuổi, đứng cách trung tâm vụ nổ 1 km, bị găm một mảnh kính nhiễm phóng xạ vào lưng. Sau một tuần, tóc ông T rụng hết, trên người ông xuất hiện những đốm nhỏ màu tím; ngày 13/9 ông qua đời. Một người nữa tên Y làm việc tại nhà máy sản xuất vũ khí cách trung tâm vụ nổ 1,8 km. Ông không chịu hậu quả trực tiếp từ vụ nổ, nhưng do tiếp xúc với nguồn nước nhiễm phóng xạ nên cũng qua đời vào ngày 29/8, với những triệu chứng tương tự. Bản thân ông Morita và người thân cũng thường gặp những chứng bệnh như đau khớp, choáng váng và suy kiệt thân thể. Là một trong những người hiếm hoi sống sót, ông bày tỏ sự hàm ơn cuộc sống và sự chỉ trích kịch liệt với vũ khí hạt nhân. Ông hy vọng với quyết tâm của người dân, chính phủ Nhật Bản sẽ sớm ký vào Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mà các nước khác đã thông qua ngày 7/7/2017 tại New York, Hoa Kỳ.

Một bạn sinh viên Khoa Đông phương học đặt câu hỏi cho ông Morita

Sau phần thuyết trình, thay mặt Trường ĐHKHXH&NV, PGS. TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng) gửi lời cảm ơn tới ông Morita cùng Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Quốc gia dành cho các Nạn nhân Vụ Ném bom Nguyên tử Nagasaki. Phó Hiệu trưởng hy vọng sự kiện này sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh, để cùng chung tay xây dựng và gìn giữ hòa bình trên thế giới. Ông Morita cũng đón nhận những chia sẻ, bình luận từ các bạn sinh viên Nhà trường về sự đồng cảm của nhân dân hai nước Việt-Nhật khi đều phải trải qua chiến tranh tàn khốc; các hoạt động nâng cao nhận thức về tác hại của vũ khí hạt nhân; mối liên hệ giữa nạn nhân nguyên tử ở Nhật Bản và nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam.

PGS. TS Hoàng Anh Tuấn gửi lời cảm ơn tới ông Morita và phía đối tác Nhật Bản

Các bạn sinh viên Trường ĐHKHXH&NV chụp ảnh lưu niệm với ông Morita Hirosmitsu

Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình dành cho các Nạn nhân vụ Ném bom Nguyên tử được xây dựng theo luật về chăm sóc y tế cho nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki và Hiroshima của Chính phủ nhằm mục đích giúp mọi người thấu hiểu sự hy sinh của những nạn nhân bom nguyên tử và cầu nguyện cho hòa bình vĩnh cửu. Các khu tưởng niệm này được xây dựng nên nhằm mục đích giúp mọi người hiểu rõ hơn về thảm họa nguyên tử, lưu giữ, truyền đạt lại những sự kiện đã xảy ra cho các thế hệ tương lai, và tưởng nhớ những nạn nhân đã mất. Triển lãm tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là triển lãm lần thứ 12 được Bảo tàng phổi hợp tổ chức ở nước ngoài và lần thứ hai tại một nước châu Á.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây