Quà biếu: Nhà báo nhận hay không?
admin
2010-04-01T14:10:02-04:00
2010-04-01T14:10:02-04:00
//felixandlilys.com/vi/news/tin-hoat-dong/qua-bieu-nha-bao-nhan-hay-khong-6408.html
/themes/ussh/images/no_image.gif
10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
- ĐHQGHN
//felixandlilys.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ năm - 01/04/2010 14:10
Ngày 18/3/2010 đã diễn ra buổi toạ về phỏng vấn trẻ em và cách ứng xử với đồ cho, tặng, biếu. Đây là buổi toạ đàm thứ hai tại Trường ĐHKHXH&NV trong khuôn khổ dự án về Nâng cao năng lực đưa tin và kiến thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo trẻ.
Ngày 18/3/2010 đã diễn ra buổi toạ về phỏng vấn trẻ em và cách ứng xử với đồ cho, tặng, biếu. Đây là buổi toạ đàm thứ hai tại Trường ĐHKHXH&NV trong khuôn khổ dự án về Nâng cao năng lực đưa tin và kiến thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo trẻ.
“Bỏ qua quyền trẻ em là cái tội”
13h30 cuộc toạ đàm chính thức bắt đầu với sự xuất hiện của nhà báo Nguyễn Phạm Thu Uyên. Chị đã mở đầu bài nói chuyện của mình trong một không khí hết sức cởi mở qua những câu hỏi những bạn sinh viên tham gia toạ đàm về việc phỏng vấn trẻ em.
Một hiện thực đáng buồn là ngày nay tiếng nói của trẻ em xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thường không khách quan và có sự sắp xếp của người lớn. Hơn nữa, tiếng nói của trẻ em chưa xuất hiện nhiều trong những sự kiện, sự việc kiện quan trực tiếp tới quyền lợi của mình. Đơn cử một ví dụ làm xôn xao dư luận trong những ngày gần đây là những vụ bạo lực học đường, còn ít những ý kiến của người trong cuộc.
Điều đó chưa hợp lí bởi suy nghĩ của người lớn có sự khác biệt và đôi khi mang tính chất áp đặt nhiều hơn. Nhà báo Thu Uyên cho rằng cái nhìn của người lớn nhiều khi vội vã và đầy định kiến.
Câu chuyện đăng trên báo Thanh Niên về một đứa trẻ 13 tuổi một mình đạp xe vào miền Nam tìm mẹ được nhà báo Thu Uyên lấy làm ví dụ. Câu chuyện có nhiều ưu điểm là mang mục đích nhân đạo, có nhiều chi tiết sinh động. Tuy nhiên, ngay sau hôm xuất bản, toà soạn đã phải viết đính chính xin lỗi vì câu chuyện có nhiều tình tiết không chính xác. Nhận định về tình huống này, toạ đàm cho rằng lỗi chính thuộc về nhà báo. Chính vì không cẩn thận khi kiểm chứng thông tin từ lời kể của nhân vật chính mà nhà báo đã đặt mình vào tình huống bị động và gặp tai nạn nghề nghiệp.
Qua câu chuyện, nhà báo Thu Uyên đưa ra những khó khăn trong việc phỏng vấn trẻ em, trong đó phải kể đến sự khác biệt về tâm lí. Trẻ em có cách nhìn đời rất đơn giản và thực tế như những gì chúng thấy trước mắt. Và cũng chính vì thế mà trẻ em lại có những cảm nhận, suy nghĩ độc đáo, mới lạ và rất thú vị.
Nhà báo Thu Uyên đưa ra một số cách khắc phục khó khăn, tiếp cận và lấy được tiếng nói trẻ em về những vấn đề chúng cần được lên tiếng vì theo chị “bỏ qua tiếng nói của trẻ em là mang tội”. Theo đó, cần phải hiểu, tôn trọng cách nghĩ của những trẻ em, tránh áp đặt, không thiên lệch.
Nghề báo thật hấp dẫn?!
Sau khoảng thời gian nghỉ 15 phút, cuộc toà đàm tiếp tục với sự chia sẻ của nhà báo Anh Thư và nhà báo Vũ Minh Thuỳ về vấn đề ứng xử của nhà báo với quà tặng, quà biếu.
Vấn đề đặt ra bởi câu hỏi khá thú vị với sinh viên học báo: Điều gì hấp dẫn và khiến bạn quyết định lựa chọn nghề báo? Câu trả lời của các bạn sinh viên hết sức sinh động, như nhà báo có cái nhìn khách quan và chủ động về cuộc sống, nhà báo chủ động đưa ra những ý kiến của mình với công chúng, hay nhà báo có thể khám phá nhiều hơn, biết nhiều hơn tới những vùng đất mới.
Hai nhà báo tỏ ra hài lòng khi các bạn sinh viên có cái nhìn khách quan về nghề báo. Các chị đã đưa ra những hiện thực về thái độ không thiện cảm của các doanh nghiệp và công chúng trước việc nhận quà biếu, phong bì trong các cuộc họp báo.
Quà biếu nhà báo có thể ở rất nhiều dạng như vé xem sự kiện thể thao văn hoá, cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán, khuyến mãi, bữa ăn, quà tặng, mĩ phẩm, phong bì… Hai nhà báo có đưa ra một câu nói của người phương Tây để mở đầu cho lời khuyên và những chia sẻ của mình: “Không có một bữa trưa nào miễn phí”. Chỉ nên nhận quà tặng dù nhỏ khi chúng ta dám chắc rằng mình có thể đưa tin một cách khách quan, đem đến những thông tin mà công chúng cần biết chứ không phải những thông tin PR mà doanh nghiệp muốn quảng cáo tới người tiêu dùng.
Các diễn giả khẳng định việc nhận tiền, quà tặng là do ý thức, bản lĩnh của nhà báo. Điều quan trọng nhất là đừng để mất danh dự và lòng tự trọng của một nhà báo chân chính.
Buổi toạ đàm kết thúc muộn hơn so với dự kiến bởi có nhiều câu hỏi từ phía các bạn sinh viên xoay quanh những vấn đề mà hai nhà báo chia sẻ. Qua đây, mỗi sinh viên đều thu được cho riêng mình những kinh nghiệm bổ ích cho nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi.