P. 308 – (04) 35575133
Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội (Center for Population Studies and Social Work - PSASW) là một tổ chức khoa học, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng khoa học dân số, công tác xã hội, trực thuộc 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
- Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm được thành lập theo quyết định 237 QĐ/XHNV ngày 20/2/2002 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Trước khi có quyết định chính thức thành lập, Trung tâm có hai giai đoạn hoạt động, đó là:
Giai đoạn 1: hoạt động với chương trình “dân số, gia đình và phát triển” được Hội đồng khoa học Trường Đại học Tổng hợp thông qua và Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Đào Trọng Thi ký quyết định.
Giai đoạn 2: sau khi thành lập Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, theo đề nghị của Phòng Khoa học về thành lập “Chương trình nghiên cứu dân số, gia đình và công tác xã hội trong phát triển”, do Hiệu trưởng Phùng Hữu Phú ký quyết định.
Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu nhưng Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội đã có một vị thế quan trọng đối với nghiên cứu, đào tạo về các lĩnh vực mà Trung tâm đảm nhận, đặc biệt về Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng. Uy tín của Trung tâm được khẳng định qua các chương trình hoạt động, được các nhà khoa học trong và ngoài nước, các đồng nghiệp tin tưởng và hợp tác.
Cơ cấu tổ chức
Giám đốc Trung tâm: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh
Ngoài nhân viên văn phòng và trợ lí khoa học, Trung tâm không có cán bộ nghiên cứu cơ hữu. Thành viên Ban Giám đốc, Hội đồng Tư vấn Khoa học và các nhà nghiên cứu đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bán thời gian hoặc ngắn hạn. Hiện tại, Trung tâm có khoảng 20 nhà khoa học làm việc theo chế độ cộng tác viên bán thời gian. Ngoài ra, trung tâm còn có đội ngũ cộng tác viên đông đảo, là những cán bộ, giảng viên và sinh viên ưu tú, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực Công tác xã hội, Phát triển cộng đồng, Xã hội học, Dân số học, Tâm lý xã hội,.vv. đã tham gia và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án, đề tài trong nước và quốc tế.
Các hoạt động của Trung tâm được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc và Hội đồng Tư vấn Khoa học, bao gồm các học giả uy tín thuộc các Trường Đại học và các Viện nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu
Mục tiêu: Mục tiêu hàng đầu của Trung tâm là tập hợp và xây dựng một đội ngũ các nhà khoa học, sinh viên đại học và sau đại học trong và ngoài nước nhằm tiến hành các chương trình đào tạo, nghiên cứu và phổ biến kiến thức về dân số và công tác xã hội.
Nhiệm vụ: Trung tâm được tổ chức trên cơ sở các chương trình cụ thể nhằm đảm bảo tiến hành các hoạt động một cách năng động, linh hoạt và hiệu quả nhất. Các chương trình của nghiên cứu, đào tạo của Trung tâm bao gồm:
- Công tác xã hội
- Phát triển cộng đồng
- Giới và các vấn đề sức khoẻ cộng đồng
- Dân số và phát triển
Chiến lược phát triển: Xây dựng Trung tâm thành một đơn vị hàng đầu trong nước về lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là đào tạo các kỹ năng, năng lực thực hành về Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng.
Các chương trình hợp tác: Trung tâm đã triển khai một số chương trình hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, ví dụ:
- Chương trình dịch tài liệu và biên soạn sách về Xã hội học, Công tác xã hội, Phát triển cộng đồng, với sự hỗ trợ của Quỹ Ford.
- Chương trình đào tạo giảng viên Công tác xã hội, với sự hỗ trợ của UNICEF.
- Chương trình nghiên cứu về nguồn nhân lực công tác xã hội với trẻ em.
Thành tựu đã đạt được
Về khoa học
- Lần đầu tiên đã mở ra sự hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho sự gặp gỡ của các nhà khoa học trong và ngoài trường, quốc tế về lĩnh vực dân số, công tác xã hội, và xã hội học
- Biên soạn được 07 sách có giá trị về Xã hội học, Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng.
- Góp phần quan trọng xây dựng ngành Xã hội học Việt Nam tạo điều kiện ra đời Hội Xã hội học Việt Nam
- Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ :
- Mở được 4 khoá bồi dưỡng giảng viên Công tác xã hội, do 12 giáo sư nước ngoài sang giảng dạy (4 giáo sư Pháp, 1 giáo sư Bỉ, 2 giáo sư Úc, 3 giáo sư Mỹ, 1 giáo sư Anh, 1 giáo sư Đức)
- Cử được một số cán bộ trẻ đi học nước ngoài.
- Xây dựng được ngành Công tác xã hội (với Trường, Bộ)
Về quan hệ đối ngoại
- Mở rộng quan hệ trong nước, quốc tế góp phần nâng cao vị thế và uy tín của trường trong nước và nước ngoài: góp phần xây dựng khoa Xã hội học, khoa Công tác xã hội - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Thiết lập được với hơn hai chục trường đại học trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Úc, Đức, .v.v..). Có được uy tín với các nhà khoa học quốc tế, nhất là Mỹ, Pháp, Úc.
Liên hệ