Tham dự tọa đàm, về phía khách mời có: GS. TS Ngô Văn Lệ - nguyên Hiệu trưởng 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , ĐHQGTPHCM, PGS. TS Cao Thế Trình - Chủ tịch Hội đồng Đại học Đà Lạt, PGS. TS Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, PGS. TS Vương Xuân Tình - Phó Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cùng các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước như Đại học Khoa học Huế, Đại học Đà Lạt, Đại học Sư phạm Hà Nội…; về phía Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có: GS. TS Nguyễn Văn Kim - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; cùng toàn thể các giảng viên, nhà khoa học tại Khoa Nhân học, Khoa Lịch sử và Khoa Triết học.
Tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu Nhân học từ các trường đại học, viện nghiên cứu
Truyền thống Dân tộc học theo mô hình Pháp đã được định hình ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Trong nửa sau thế kỷ 20, truyền thống Dân tộc học theo mô hình Xô-Viết từng bước được xây dựng, phát triển và có những đóng góp quan trọng cho nhà nước và xã hội. Từ đầu những năm 1990, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Dân tộc học đã được chuyển đổi và phát triển thành Nhân học. Quá trình đổi mới, phát triển và mở rộng đối tượng nghiên cứu và đào tạo của ngành học vừa mạng lại những cơ hội mới, đồng thời cũng đặt ra nhu cầu hiểu rõ hơn về lịch sử của Nhân học Việt Nam từ cội nguồn cho tới nay. Do đó, Tọa đàm khoa học “Những ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-Viết trong nhân học ở Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XX” được tổ chức nhằm làm rõ hơn hình thức, mức độ ảnh hưởng và những dấu ấn của truyền thống Dân tộc học Xô-Viết trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của Nhân học ở Việt Nam. Cụ thể, nền học thuật Xô-Viết đã có những ảnh hưởng, đóng góp và để lại dấu ấn gì đối với Nhân học Việt Nam nói riêng, các ngành khoa học của đất nước giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 nói chung?
Phát biểu khai mạc tọa đàm, GS. TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường) cho rằng, đóng góp của nền khoa học Xô-Viết với Việt Nam trong ba thập niên 60, 70, 80 là rất quan trọng. Những cán bộ học tập và công tác ở Liên Xô trong giai đoạn này đã quay trở lại Việt Nam và truyền lửa cho các thế hệ sau, tạo điều kiện hình thành nên truyền thống dân tộc học Xô-Viết ở nước ta. Di sản của các nền dân tộc học Xô-Viết là rất đồ sộ, đóng góp nhiều quan điểm nền tảng cho các bộ giáo trình, công trình chuyên khảo ở Việt Nam. Do đó, tọa đàm này có ý nghĩa học thuật rất sâu rộng. Nó không chỉ nhìn lại các di sản, đóng góp tiêu biểu của dân học học, nhân học Xô-Viết, mà còn khẳng định quá trình thích ứng một cách sáng tạo với khuynh hướng, trào lưu học thuật thế giới của giới học thuật Việt Nam. Phó Hiệu trưởng cũng gửi lời cảm ơn tới Quỹ Wenner-Gren đã tài trợ cho Tọa đàm này.
GS. TS Nguyễn Văn Kim phát biểu khai mạc tại Tọa đàm
GS. TS Nguyễn Văn Kim và PGS. TS Lâm Bá Nam chủ trì tiểu ban 1 của Tọa đàm
Tọa đàm gồm có 19 báo cáo và được chia thành 3 tiểu ban với nội dung chính như sau:
1. Ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-Viết trong Nhân học ở Việt Nam: Góc nhìn vĩ mô với một số tham luận như “Từ Dân tộc học Xô-Viết đến Dân tộc học Việt Nam: Nguồn chung, vốn riêng” của PGS. TS Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học, ĐHQGHN); “Ảnh hưởng và dấu ấn Dân tộc học Xô-Viết trong Nhân học Việt Nam” của GS. TS Ngô Văn Lệ (Khoa Nhân học, ĐHQGTPHCM); “Di sản Dân tộc học Xô-Viết và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của Dân tộc học Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp (Khoa Nhân học, ĐHQGTPHCM).
2. Ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-Viết trong Nhân học ở Việt Nam: Góc nhìn chuyên ngành và thể chế với một số tham luận như “Tác động của Khảo cổ học Xô-Viết đối với Khảo cổ học Việt Nam” của PGS. TS Lâm Mỹ Dung (Khoa Lịch sử, ĐHQGHN), “Ảnh hưởng của trường phái Dân tộc học Xô-Viết tại Trường Đại học Đà Lạt từ năm 1984 đến nay” của PGS. TS Cao Thế Trình (Đà Lạt).
3. Ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-Viết trong Nhân học ở Việt Nam: Góc nhìn các nhà khoa học với một số tham luận như “Liên Xô/Liên bang Nga với công tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam – Vài nhận định” của PGS. TS Lê Văn Thịnh (Khoa Lịch sử, ĐHQGHN); “GS. Phan Hữu Dật: Ảnh hưởng và dấu ấn Dân tộc học Xô Viết đối với dân tộc/nhân học Việt Nam” của TS. Đinh Thị Thanh Huyền (Khoa Nhân học, ĐHQGHN).
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn