Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

GS.NGND Đinh Xuân Lâm - cây đại thụ của nền sử học Cách mạng Việt Nam

Thứ năm - 26/01/2017 05:19
Đứng ở vị trí hàng đầu về đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn của đất nước, Trường Đại học Tổng hợp trước đây và hiện nay là 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi tụ hội nhiều nhà giáo đức độ, nhà khoa học tài năng đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp khoa học và nền giáo dục nước nhà. Một trong những con người đáng kính đó là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm.
GS.NGND Đinh Xuân Lâm - cây đại thụ của nền sử học Cách mạng Việt Nam
GS.NGND Đinh Xuân Lâm - cây đại thụ của nền sử học Cách mạng Việt Nam

GS. Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4 tháng 2 năm 1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại yêu nước. Quê hương ông là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi Thần y Hải Thượng Lãn Ông bốc thuốc cứu người, nơi Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng đã cùng thủ lĩnh nông dân Cao Thắng lập căn cứ Cần Vương chống Pháp bền bỉ trong suốt chục năm. Ông ra đời vào giữa lúc cả nước đang dấy lên cao trào đấu tranh sôi nổi đòi các quyền tự do, dân chủ, đòi thực dân Pháp phải ân xá cho nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm - chuyên gia đầu ngành về lịch sử cận hiện đại/Ảnh: Thành Long

Thân phụ ông được triều đình Nguyễn bổ nhiệm làm Tri phủ ở tỉnh Thanh Hóa, nên mới 9 tháng tuổi ông đã cùng gia đình đến sinh sống ở xứ Thanh và đã gắn bó với mảnh đất này suốt cả tuổi ấu thơ và thời niên thiếu cho tới khi vào học tại Kinh đô Huế. Sau này, người bạn đời của ông là bà Hoàng Thị Quí, cũng người quê Thanh Hóa, bởi vậy không phải ngẫu nhiên, ông đã coi Thanh Hóa là quê hương thứ hai của mình.

Năm 1945, Ông tốt nghiệp Tú tài toàn phần ban Triết học và văn chương ở Trường Quốc học Huế, cũng là lúc cuộc Cách mạng Tháng Tám bùng nổ và giành được thắng lợi. Cách mạng Tháng Tám thành công đã làm thay đổi cả nhận thức và cuộc đời ông. Được tận mắt chứng kiến sức mạnh xung thiên của quần chúng nhân dân trong những ngày Tổng khởi nghĩa, nhất là trước thái độ trọng nghĩa và ân tình của các lãnh tụ Việt Minh chỉ huy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa, ông đã bị cảm hóa mạnh mẽ và bắt đầu hăng hái tham gia hoạt động cứu nước. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông dạy học cấp II, cấp III đồng thời tham gia công tác đoàn thể ở nhiều trường học trong tỉnh Thanh Hóa. Những bài giảng cùng phong thái đĩnh đạc, cử chỉ hào hoa phong nhã của người thầy giáo trẻ đã hút hồn biết bao cô, cậu học trò trong những năm tháng ông dạy phổ thông tại đây.

Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève năm 1954 đã kết thúc cuộc kháng chiến kéo dài suốt 9 năm chống thực dân Pháp, lập lại hòa bình trên một nửa nước. Sau khi miền bắc được giải phóng, ông được cử đi học Đại học Sư phạm Văn khoa, cùng lớp Sử Địa với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng. Năm 1956, bốn sinh viên Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng tốt nghiệp đại học loại xuất sắc và đều được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Trường.

Trong suốt nửa thế kỷ đứng trên bục giảng, GS. Đinh Xuân Lâm đã đào tạo hàng ngàn sinh viên, hướng dẫn thành công hàng chục tiến sĩ, được các thế hệ sinh viên yêu mến, kính trọng, và tôn làm “ tứ trụ triều đình” của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông thuộc thế hệ những người xây nền đắp móng và là một chuyên gia đầu ngành của nền Sử học mác xít nước nhà.  Bất cứ ai đã từng học, từng gặp, từng làm việc với GS. Đinh Xuân Lâm đều có cảm nhận ông là một con người thông tuệ, uyên bác nhưng lại rất gần gũi, giản dị. Ông sống điềm đạm, khiêm nhường và bao dung, cởi mở và chân thành với mọi người, cả với đồng nghiệp và các học trò. Ở trong tâm tính và cách ứng xử của ông có sự thẳng thắn và chân tình của người xứ Nghệ, lại có sự tinh tế và nghi thức của văn hóa Huế mà ông đã nhiều năm gắn bó khi học Trường Quốc học, và đặc biệt trong tâm hồn ông rất giàu chất lãng mạn, nhân ái và hào hoa của nền văn hóa Pháp. Sự tài hoa, uyên bác và mộc mạc trong con người ông đã tạo nên chân dung một nhà giáo vừa thanh cao, tao nhã, vừa giản dị và rất gần gũi, khiêm nhường.

Với bút lực dồi dào, trong hơn nửa thế kỷ nghiên cứu không ngừng nghỉ, GS. Đinh Xuân Lâm để lại một di sản khoa học to lớn, với khoảng 400 công trình khoa học ( bao gồm sách, giáo trình, bài báo, báo cáo khoa học…). Tài năng khoa học của ông đã được kết trái từ sớm, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Năm 1959, tức là chỉ sau khi về giảng dạy ở Khoa Lịch sử chưa đến 3 năm, ông đã cùng một số đồng nghiệp trẻ dưới sự chỉ đạo của nhà Sử học bậc thầy - GS.Trần Văn Giàu tiến hành biên soạn và cho công bố bộ sách Lịch sử cận đại Việt Nam (4 tập). Đây là một bộ sách giáo trình lịch sử cận đại đầu tiên được giới sử học đánh giá cao về chất lượng khoa học, và được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên khoa Lịch sử của nhiều trường đại học trong nhiều chục năm sau đó. Năm 1998, mặc dù đã ở độ tuổi 73, GS. Đinh Xuân Lâm vẫn viết báo và tham gia hội thảo khoa học, và nhất là đã đứng ra làm chủ biên sách Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2) trong bộ sách cùng tên gồm 4 tập do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Bộ sách này cho đến nay đã được tái bản tới 14 lần, và được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng. Không dừng lại ở đó, đến năm 2012, bộ sách Lịch sử Việt Nam (tập 3) do GS. Đinh Xuân Lâm làm chủ biên lại ra mắt bạn đọc. Đây là bộ sách cho đến nay vẫn được coi là đầy đủ, cập nhật và có chất lượng cao nhất trong các bộ giáo trình đại học về Lịch sử Việt Nam thời kỳ thuộc địa.

Có thể nói, chủ đề nghiên cứu của GS Sử học Đinh Xuân Lâm rất phong phú và đa dạng. Ở chủ đề nào ông cũng thành công và để lại những dấu ấn sâu đậm. Nhưng, hướng nghiên cứu lâu dài nhất, thành công nhất, góp phần định hình nên vị trí chuyên gia đầu ngành về lịch sử Việt Nam cận đại của GS. Đinh Xuân Lâm chính là những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân và phong trào chống chủ nghĩa thực dân Pháp của nhân dân ta kéo dài từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

Đặc biệt, ông rất quan tâm và hăng say nghiên cứu tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dựa trên nhiều nguồn tư liệu và sự phân tích sắc sảo, chặt chẽ, ông không chỉ giúp người đọc hiểu rõ một số đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, mà còn cố gắng đi tìm và giải mã nguồn gốc sâu xa cũng như thuộc tính chi phối toàn bộ cuộc đời và tư tưởng của Hồ Chí Minh qua các bài viết như Văn hóa phương Tây - một trong những nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về thế giới, Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - sự kết hợp biện chứng giữa truyền thống và thời đại v.v… Có thể nói, nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở Việt Nam, GS. Đinh Xuân Lâm là một trong số những người tiên phong và đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận.

Tìm hiều về các nhân vật lịch sử cũng là một trong những “sở trường” của GS. Đinh Xuân Lâm. Nhờ miệt mài điền dã, tra cứu nhiều nguồn tư liệu ở cả trong nước và nước ngoài mà ông đã phát hiện và cung cấp thêm nhiều hiểu biết mới, không chỉ về cội nguồn quê hương, gia tộc, mà còn đưa ra những nhận định đánh giá khách quan, toàn diện về những đóng góp và vai trò của các nhân vật đối với lịch sử Việt Nam. Đồng thời, với kinh nghiệm nghiên cứu phong phú, GS. Đinh Xuân Lâm cũng có nhiều ý kiến rất xác đáng trên phương diện phương pháp luận trong vấn đề nghiên cứu, đánh giá nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật còn chưa có sự thống nhất về nhận thức trong giới học thuật. Chính ông đã hết sức nghiêm túc ngay cả với bản thân khi thay đổi cách nhìn nhận về một số nhân vật lịch sử như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Lưu Vĩnh Phúc v.v… Từ các công trình nghiên cứu của ông đã toát lên tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm và tấm lòng vị tha, nhân ái của một nhà khoa học có tài và có tâm với dân với nước.

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh 

GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN ĐINH XUÂN LÂM

  • Năm sinh: 1925.
  • Quê quán: Hương Sơn, Hà Tĩnh.
  • Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1984.
  • Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
  • Được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba
  • Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất
  • Thời gian công tác tại trường: 1956 - 1990.

                        + Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội).

                        + Chức vụ quản lý: Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận-Hiện đại, Khoa Lịch sử.

  • Các hướng nghiên cứu chính: Phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam; Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

   Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1897 - 1914 (viết chung), Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1957.

   Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (viết chung), Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1958.

   Thơ văn Nguyễn Quang Bích (viết chung), Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1962.

   Lịch sử cận đại Việt Nam (đồng tác giả), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1959.

   Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh, Nxb. Thanh Hoá, 1985; Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá, 1990.

   Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

   Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

   Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2010.

   Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX: Nhân vật và sự kiện, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2012.

 

Tác giả: GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây