Năm tháng qua đi. Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng những mất mát, đau thương và tàn tích của hai cuộc kháng chiến vẫn còn đó, vẫn hằn sâu và đè nặng lên cuộc sống, tâm hồn của nhiều người dân Việt Nam. Sau hai cuộc chiến tranh, nhiều gia đình phải lâm vào cảnh khổ cực, không còn nhà cửa, không còn người thân. Vẫn còn đó những mảnh đời trẻ thơ dù không sinh ra trong thời chiến nhưng cũng phải chịu nỗi đau thể xác và tâm hồn. Và cũng còn đó không ít những cựu chiến binh phải chịu nỗi đau vật vã mỗi khi “trái gió trở trời”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu giúp đỡ họ. Nên coi đó là một nghĩa vụ của nhân dân đối với các chiến sĩ bị thương bị bệnh, không nên coi đó là một việc làm phúc”. Thấm thía lời dạy của Người và thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhiều năm qua, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, BCH Công đoàn và toàn thể cán bộ, viên chức Trường ĐHKHXH&NV luôn quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, quan tâm tới thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng… bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả như thường xuyên thăm hỏi động viên thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ đang công tác tại Trường và trực tiếp tới các Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình…để tri ân, thăm hỏi, động viên các đồng chí thương bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ nhân dịp 27/7, 22/12 và dịp Tết Nguyên Đán.
Đi đôi với việc quan tâm thăm hỏi các đối tượng chính sách, Công đoàn Trường còn thường xuyên quan tâm, tổ chức các hoạt động “Về nguồn” để cán bộ, đoàn viên công đoàn tham quan thực tế các di tích lịch sử cách mạng của đất nước ở khắp các tỉnh như: Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Qua đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, đạo lý uống nhớ nguồn và nâng cao ý thức chính trị cho đoàn viên.
Tiếp bước sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cha anh, thế hệ cán bộ, viên chức Nhà trường hôm nay luôn tự hào và biết ơn sâu sắc về sự hi sinh lớn lao ấy. Lòng tự hào được thể hiện bằng sự tri ân các anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và bằng sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng những con người vừa hồng, vừa chuyên cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.
Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” nói chung và công tác đền ơn đáp nghĩa của Công đoàn Trường nói riêng là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, vừa có ý nghĩa chia sẻ, động viên những đối tượng chính sách, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi đoàn viên công đoàn.
Nhân dịp kỉ niệm 66 năm Ngày thương binh, liệt sĩ, ngày 27/7 vừa qua, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức cho đoàn cán bộ đi thăm và tặng quà hai Trung tâm điều dưỡng thương binh Liêm Cần và Duy Tiên (tỉnh Hà Nam).
Đoàn cán bộ Trường ĐHKHXH&NV bất ngờ và xúc động khi đón đoàn là một đội ngũ các đồng chí thương binh nghiêm trang trong quân phục màu xanh áo lính, ngực gài huân, huy chương, ngồi thẳng hàng trên những chiếc xe lăn. Trong khung cảnh đoàn xe lăn được các anh điều khiển khéo léo và thành thục, chầm chậm chạy trên con đường nhỏ trong Trung tâm để đi vào hội trường đã gây cho chúng tôi một cảm xúc khó tả – có cái gì đó vừa hùng dũng, vừa nghiêm cẩn, lại vừa gợi lên biết bao niềm thương cảm. Đó là hình ảnh những người lính dù ở bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn trong tâm thế vững vàng, quy củ, mạnh mẽ và tràn đầy nghị lực.
Ông Nguyễn Sinh Hưng – Giám đốc Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên cho biết Trung tâm thành lập từ năm 1957. Có thời điểm Trung tâm nuôi dưỡng gần 500 thương binh, đến từ nhiều tỉnh thành từ Bắc tới Nam, là thương binh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Hiện tại Trung tâm đang điều dưỡng cho 60 thương binh. Đa số thương binh tại Trung tâm đều phải sử dụng xe lăn. Nhiều đồng chí thương binh bị nhiễm chất độc hoá học, không còn khả năng sinh con. Có những thương binh nặng bị thương tật đến 97%, gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt bình thường.
Điều đáng quý là sống trong hoàn cảnh cũng chưa phải là đầy đủ về vật chất nhưng tập thể cán bộ và thương binh Trung tâm điều dưỡng rất đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau. Các bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh tận tâm và tình cảm như đối với người thân của mình. Trung tâm chính là gia đình, mái nhà thứ hai của những người lính vốn chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Có những cô gái đã yêu thương và lập gia đình với nhiều đồng chí thương binh. Có những gia đình thương binh cả 3, 4 thế hệ sống tại Trung tâm và là những gia đình văn hoá gương mẫu.
Đền ơn đáp nghĩa là một trong những hoạt động thường niên của Công đoàn 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu . Nhưng mỗi năm, thêm một lần gặp lại và tri ân những người con anh dũng của Tổ quốc, lòng chúng tôi vẫn se lại trước những nỗi đau của các anh với một niềm cảm phục đối với những con người “tàn mà không phế” – những con người đang ngày đêm vật lộn chiến đấu với thương tật nhưng vần son sắt niềm tin với Đảng, một lòng trung với nước.