Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Chương trình công tác nhiệm kì 2009 - 2014 của Hiệu trưởng

Thứ ba - 29/09/2009 15:14

Ngày 22/9/2009, tại Hội nghị cán bộ viên chức lấy phiếu tín nhiệm - giới thiệu bổ nhiệm lại Hiệu trưởng nhiệm kì 2009 - 2014, GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - đã trình bày Chương trình công tác nhiệm kì 2009 - 2014. Dưới đây là toàn văn của Chương trình này.

Ngày 22/9/2009, tại Hội nghị cán bộ viên chức lấy phiếu tín nhiệm - giới thiệu bổ nhiệm lại Hiệu trưởng nhiệm kì 2009 - 2014, GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - đã trình bày Chương trình công tác nhiệm kì 2009 - 2014. Dưới đây là toàn văn của Chương trình này.

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

1.1. Mục tiêu

Giữ vững vị trí hàng đầu đất nước trong đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế về khoa học xã hội và nhân văn, đưa Nhà trường lên ngang tầm các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

1.2. Phương hướng

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong nhà trường; tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ ngang tầm khu vực, tiếp cận trình độ quốc tế; tiếp tục phát triển một số chương trình liên kết đào tạo, một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện cải cách hành chính trong nhà trường.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

- Phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của đất nước và kế hoạch phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Phát huy mọi nguồn lực, dựa vào nội lực là chính, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực để tiếp tục nâng cao và mở rộng vị thế của trường ở trong nước và quốc tế.

- Phát triển toàn diện, vững chắc nhà trường trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời kết hợp lựa chọn một số ngành, chuyên ngành đầu tư xây dựng đạt trình độ khu vực và quốc tế.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Để đạt được mục tiêu trên, trong nhiệm kì 2009 – 2014 tôi sẽ cùng với tập thể Đảng uỷ, Ban Giám hiệu lãnh đạo Nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành nghề

- Sắp xếp lại và hoàn thiện bộ máy phòng ban: tách phòng Quản lí nghiên cứu khoa học & sau đại học thành 2 phòng: Quản lí nghiên cứu khoa học và Đào tạo sau đại học; kiện toàn nhân sự và bổ sung chức năng cho phòng Hành chính - Quản trị, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo v.v.

- Thành lập Khoa Khoa học chính trị và sắp xếp, tổ chức các khoa / bộ môn theo hướng một đơn vị có thể quản lí từ 1 đến 2 ngành đào tạo, mở thêm một số ngành mới như: Nghệ thuật học, Công tác xã hội, Nhân học, Khoa học chính sách, Hành chính học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học Hán Nôm.

- Chú trọng đầu tư phát triển một số ngành có bề dày truyền thống, có tiềm năng lớn và những ngành mới có triển vọng và nhu cầu xã hội cao thành những ngành/ chuyên ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Xây dựng và tổ chức lại một số trung tâm nghiên cứu theo hướng thiết thực, hiệu quả.

2. Đào tạo chất lượng cao và đạt trình độ quốc tế

- Quy mô và cơ cấu đào tạo đến năm 2014

+ Quy mô đào tạo đại học: 19 ngành. Tổng số SV: 10.000, trong đó: hệ chính quy: 6.500, hệ không chính quy: 3500 (không tính học viên các khoá đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa…).

+ Quy mô đào tạo sau đại học: 34 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (thêm Nghệ thuật học, Khoa học chính sách, Hành chính công, Nhân học, Công tác xã hội); 32 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (thêm Khoa học Quản lí, Khoa học Chính trị, Nhân học, Tôn giáo học). Tổng số HVCH và NCS đạt 30 % tổng SV quy đổi.

- Triển khai xây dựng chương trình và đào tạo một số ngành kép (double degree) như: Ngôn ngữ học- tiếng Anh, Báo chí - tiếng Anh, Văn học-Báo chí, Xã hội học-Nhân học, Lịch sử-Chính trị học; ngành chính-phụ (double major) như: Lịch sử-Nhân học, Đông Phương học-Nhật Bản học/Trung Quốc học/Hàn Quốc học/Thái Lan học/ Đông Nam Á học v.v.

- Mở rộng thêm một số ngành/chuyên ngành đạt trình độ quốc tế: Nghệ thuật học, Nhân học xã hội, Công tác xã hội, Quản lí tổ chức, Tâm lí học lao động, Khoa học chính sách, Quan hệ Quốc tế… Đến 2014 có 10 -15 % số ngành/chuyên ngành đào tạo đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Tăng quy mô đào tạo chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế. Ưu tiên mở các chương trình liên kết quốc tế ở bậc sau đại học.

3. Phát triển nhanh chóng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lí

- Đến năm 2014: Tổng số CBVC: 600 người, trong đó có 450 giảng viên và cán bộ nghiên cứu; 85 % giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó 60% có học vị từ TS trở lên, 20% có chức danh GS, PGS; 100% giảng viên áp dụng phưong pháp dạy - học tiên tiến và có thể sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn, trong đó 20% có thể giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ.

- Thực hiện các giải pháp chuẩn hoá cán bộ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ đầu đàn đầu ngành, cán bộ trẻ; bảo đảm các chế độ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ trung tuổi, cán bộ nữ.

- Nâng dần tỉ lệ giảng dạy/nghiên cứu khoa học/dịch vụ từ 7/2/1 hiện nay lên 5/3/2 vào năm 2014.

- Tiến hành công tác đánh giá, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ thường xuyên hàng năm để lựa chọn và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, ngoại ngữ, về nghiệp vụ quản lí, hành chính, v.v...

4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học

- Hàng năm, 100 % cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của trường đều có công trình khoa học được công bố, trong đó có từ 5- 7 bài được in trên các tạp chí quốc tế.

- Phát huy vai trò chủ động của các khoa, đơn vị; đồng thời xây dựng một số nhóm chuyên gia chuyên xây dựng các đề tài, dự án lớn. Phấn đấu hàng năm có ít nhất 2 đề tài, dự án khoa học quy mô lớn do Trường chủ trì, thực hiện.

- Thực hiện quy đổi các công trình khoa học để tính giờ và có chế độ khen thưỏng thích đáng đối với những cán bộ có nhiều công trình công bố hoặc công trình được in trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

- Đến năm 2014, tỉ lệ công trình nghiên cứu được nước ngoài trích dẫn đạt mức trung bình so với các đại học trong khu vực Đông Nam Á.

5. Mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế

- Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo với các đại học hàng đầu của Trung Quốc, Nga, Pháp, Hoa Kì, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan...; chú trọng thiết lập quan hệ hợp tác với các đại học đẳng cấp quốc tế (trong nhóm 500 các trường đại học hàng đầu).

- Xây dựng thêm các dự án liên kết đào tạo, các chương trình hỗ trợ trao đổi cán bộ, sinh viên với các đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kì…

- Mỗi năm xây dựng và triển khai ít nhất 2 dự án hợp tác nghiên cứu và tổ chức ít nhất 2-3 hội thảo quốc tế.

6. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí; tiếp tục hiện đại hoá cơ sở vật chất

- Tăng tỉ lệ nguồn thu bổ sung từ học phí, lệ phí, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu, hợp tác quốc tế đạt 50% so với tổng kinh phí hoạt động thường xuyên vào năm 2014.

- Cơ sở vật chất được hiện đại hoá ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á (cơ sở học liệu, trang thiết bị phòng học, phòng làm việc, điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở một số ngành đạt tiêu chuẩn khu vực).

- Cải thiện và nâng mức thu nhập tăng thêm của CBVC lên bằng 1,5 lần mức hiện nay (hệ số thu nhập tăng thêm: 370.000đ/tháng).

Trên đây là phương hướng và chương trình công tác của tôi trong nhiệm kì 2009 – 2014. Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và đồng lòng chung sức thực hiện của toàn thể cán bộ, viên chức trong trường.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả: i333

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây