Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Về cuộc tìm chọn mô hình xã hội mới cho nước Việt Nam đầu thế kỷ XX của Nguyễn Ái Quốc

Thứ tư - 18/05/2016 09:43
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính chuyền nhà nước, là thể chế chính trị xã hội mới. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc từ bến cảng Sài Gòn đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước thực chất là “đi tìm hình của nước”, đã đi tới sự lựa chọn mô hình xã hội mới, thể chế chính trị xã hội mới cho nước Việt Nam tương lai. Bối cảnh lịch sử, lộ trình tìm chọn và nội dung mô hình chế độ xã hội mới: xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỷ XX như thế nào vẫn là những vấn đề cần được tiếp tục lý giải làm sáng tỏ thêm.
Về cuộc tìm chọn mô hình xã hội mới cho nước Việt Nam đầu thế kỷ XX của Nguyễn Ái Quốc
Về cuộc tìm chọn mô hình xã hội mới cho nước Việt Nam đầu thế kỷ XX của Nguyễn Ái Quốc

1- NGUYÊN ÁI QUỐC ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC LÀ ĐI TÌM MÔ HÌNH XÃ HỘI TƯƠNG LAI CỦA NƯỚC VIỆT NAM

Từ giữa thế kỷ XIX, nước Việt Nam độc lập bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến thành thuộc địa. Không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan, cuộc sống lầm than bới ách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, nhân dân Việt Nam đã liên tục đứng lên đấu tranh để thực hiện múc tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Song mọi sự vùng dậy ấy đều lần lượt bị đàn áp dã man và thất bại.

Trong bối cảnh lịch sử đó, cũng như nhiều người Việt Nam yêu nước đương thời, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rất trăn trở về vận nước, tìm mọi cách để giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, Nguyễn Tất Thành có điểm khác biệt riêng trong tư tưởng của mình là yêu nước và thương dân, muốn cứu nước và cứu dân, chứ không chỉ có ước vọng cứu nước, chỉ mong muồn giành độc lập cho dân tộc. Câu hỏi lớn của Nguyễn Tất Thành là giành được độc lập rồi thì lập nên nhà nước kiểu gì, thể chế chính trị xã hội thế nào, thân phận của nhân dân ở đó ra sao. Đó cũng là câu hỏi lớn của dân tộc và thời đại mà Người suy tư, cần có sự giải đáp, trước khi tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Đó chính là mục đích đi ra ngước ngoài, sang phương Tây của Người tháng 6 năm 1911.

Nguyễn Tất Thành đi tìm hình của Nước không phải là đi tìm một mô hình  đất nước độc lập với thể chế chính trị xã hội như các bậc tiền bối xác định: chế độ quân chủ chuyên chế cũ kỹ mà các văn thân sĩ phu, mà cụ Hoàng Hoa Thám đang cố sức duy trì, hay thể chế mới, chế độ tư bản kiểu Nhạt, kiểu Pháp, hay kiểu Trung Hoa Dân Quốc  mà các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học chủ trương. Người cho rằng “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” 1.  Ý nguyện của Nguyễn Tất Thành khi đi ra nước ngoài, tháng 6  năm 1911 là tìm kiếm một thể chế chính trị sau khi nước nhà được độc lập, là ở đó nhân dân làm chủ xã hội, họ không chỉ được thoát khỏi ách thống trị của các thế lực ngoại bang, mà còn thoát khỏi ách nô lệ của bọn vua quan phong kiến trong nước.

Cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước tháng 6 năm 1911 của Nguyễn Tất Thành là cuộc đi tìm một con đường tranh đấu không chỉ nhằm giải quyết một mục tiêu đơn lẻ như người xưa: độc lập dân tộc, mà có hai mục tiếu gắn bó với nhau, mục tiêu “kép” là cứu nước và cứu dân. Tức là Nguyễn Tất Thành không chỉ có mục đích cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc thực dân, mà cái quan trọng hơn, mục đích tối thượng là giải phóng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Tất Thành đã rất kính phục các bậc tiến bối như Phan Bộ Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, song không đi theo con đường của họ.

Không tán thành con đường của các bậc tiền bối, song giành độc lập và xây dựng một chế độ xã hội như thế nào, một nhà nước ra sao thì năm 1911 Nguyễn Tất Thành chưa biết. Trí tuệ Nguyễn Tất Thành trước khi đi ra nước ngoài với nhận thức chung như vậy cũng đã là một sự kỳ diệu, mang tính cách mạng. Có ý kiến cho rằng khi đi ra nước ngoài tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành chưa có tư tưởng gì, hay đã có định hướng chính trị rõ ràng đều thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn. Thực ra, Nguyễn Tất Thành lúc đó chưa có tư tưởng chính trị mới, song động cơ chính trị mới thì khá rõ. Đó là đi tìm con đường cứu nước và cứu dân. Nghĩa là tìm một mô hình nhà nước mới, một thể chế chính trị mới cho Việt Nam sau khi giành lại độc lập cho đất nước.

Cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, như lâu nay quan niệm, thực chất là cuộc hành trình tìm chọn mô hình nhà nước kiểu mới, tìm chọn thể chế chính trị kiểu mới cho nước Việt Nam. Từ năm 1911 đến năm 1920 cuộc hành trình đó có thể hình dung gồm các chặng, các bước quan trọng kế tiếp nhau:

Chặng thứ nhất, trước năm 1911: Đây là thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành, thời kỳ mà bối cảnh lịch sử đất nước, quê hương và gia đình đã tạo nên và  nuôi dưỡng đạo đức, tình cảm lớn: yêu nước và thương dân, hun đúc nên chí lớn cứu nước và cứu dân cho Nguyễn Tất Thành.

Chặng thứ hai, từ năm 1911 đến năm 1919: Đây là thời gian Nguyễn Tất Thành lao động, nghiên cứu ở các nước thuộc địa Pháp tại châu Phi và sau đó là các nước tư bản lớn như Mỹ, Anh, Pháp.  Quá trình này giúp cho Người nâng cao nhận thức về văn hóa, xã hội, về thế giới quan và nhân sinh quan so với khi còn ở trong nước. Đó là hiểu được trên thế giới, ở đâu cũng có hai hạng người, hạng áp bức bọc lột người khác và hạng bị áp bức nô lệ, và ở Pháp cũng có hai hạng người khác nhau, có người Pháp lao động cần đoàn kết và người Pháp thực dân cần đánh đuổi. Từ thực tiễn Việt Nam và thế giới, Người đi tới kết luận chính trị là khi giành lại được độc lập, không thể thiết lập thể chế xã hội theo mô hình quân chủ, vì chế độ đó đã lỗi thời; đồng thời cũng rất hoài nghi mô hình dân chủ tư sản, dù nó tuy là mới nhưng không đạt được mục tiêu “kép” như bản thân mong muốn.

Người đã nghiên cứu cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, đã tham gia Đảng Xã hội Pháp và sau khi “Bản yêu sách 8 điểm” gửi Hội nghị Vécxay (1919) bị bác bỏ, Người đã dứt khoát xa lánh mô hình- thể chế tư bản chủ nghĩa. Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc cho rằng chế độ tư bản là bóc lột, bất công, “bịp bợm”, không tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, quyền được tự do, bình đẳng của các dân tộc thuộc địa.

Nếu như sự quyết định đi sang phương Tây “để xem họ làm như thế nào rồi về giúp đỡ đồng bào” năm 1911 là sự đoạn tuyệt của Nguyễn Tất Thành đối với mô hình chính trị nhà nước quân chủ, phong kiến phương Đông, mở đầu cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu xã hội phương Tây,  thì việc Người nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản qua sự kiện Hội nghị Vécxay năm 1919 có thể coi là mốc kết thúc của quá trình thẩm định mô hình nhà nước và thể chế chính trị tư sản phương Tây.

Chặng thứ ba, từ năm 1919 đến năm 1920: Đây là thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, song theo dõi sát sao và trực tiếp tham gia các tổ chức yêu nước của người Việt Nam, đã có chuyển biến tư tưởng chính trị từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống sang chủ nghĩa yêu nước cách mạng, theo lập trường vô sản. Rất nhiều người nói về sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin rồi tin theo chủ nghĩa Mác-Lênin, song ít nói rõ là bản Luận cương ấy có nội dung như thế nào. Đây là văn kiện được V.I Lênin cho đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng Xã hội Pháp, tháng 7-1920, nêu lên những luận điểm cơ bản, như là sự phác thảo ban đầu (sơ thảo, hay đề cương) của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây sang xâm chiếm phương Đông làm thuộc địa. Do đó phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông là phong trào chống tư bản thực dân phương Tây. Đã là phong trào chống tư bản thì tự nó, về khách quan, là phong trào vô sản. Phong trào giải phóng dân tộc có đối tượng đấu tranh là chủ nghĩa tư bản thì đương nhiên thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Đã là cách mạng vô sản thì nó- phong trào giải phóng dân tộc, phải theo con đường cách mạng vô sản, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, do Đảng Cộng sản lãnh đạo mới có thể thành công triệt để được.

Nghiã là cách mạng vô sản không chỉ là cuộc đấu tranh của vô sản chống tư bản ở các nước tư bản phương Tây như C.Mác, Ph.Ang ghen đã từng nói, mà ở thời kỳ mới, thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, đi xâm chiếm thuộc địa làm thị trường, thì cách mạng vô sản phải bao gồm cả cuộc đấu tranh của vô sản ở phương Tây (chính quốc) và phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông (thuộc địa). Nói cách khác, theo V.I Lênin, cách mạng vô sản thế giới hiện thời có hai bộ phận: cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thộc địa. Nghĩa là khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. cần được chuyển đổi thành “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Theo đó,  phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời đại mới về khách quan là có  khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, là sau khi giành được độc lập thì thể chế chính trị được thành lập là thể chế chính trị kiểu mới, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Ái Quốc đọc và hiểu được chân lý đó, nên Người vừa lý giải được nguyên nhân thất bại của các phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, vừa nhận thức được con đường đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản: “Muốn cứu nước và giải phong dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”2, “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động”3.

Giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người, giành độc lập dân tộc là mục đích bức xúc trước mắt, để mở đường, còn giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới là mục đích lâu dài và cuối cùng. Do đó, sau khi giành lại được độc lập, lực lượng cách mạng phải đi tới thiết lập một thể chế chính trị mà quyền lực thuộc về số đông, “chứ không ở trong tay một số ít người”, đó là thể chế chính trị của nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.  Điều đó cũng có nghĩa là năm 1920, khi Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản cũng là lúc Người tìm được con đường cứu nước mới, con đường có thể đạt được mục tiêu “kép” đã xác định, vừa cứu được nước, vừa cứu được nhân dân. Chủ trương của Nguyễn Ái Quốc là: “Chúnh ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”4

Tìm được con đường cứu nước mới như vậy thực chất là tìm được thể chế chính trị- mô hình xã hội tương lai của nước Việt Nam, một thể chế chính trị- nhà nước do nhân dân làm chủ “ích quốc, lợi dân”. Nói Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước (1911- 1920) với ý nghĩa đó, chính là đi tìm mô hình xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa, thực chất là đi tìm thể chế chính trị mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng xã hội dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh và phương pháp hữu hiệu, giải pháp thích hợp để đi tới xã hội đó, con đường cách mạng vô sản.

 II. TƯ TƯỞNG NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ  THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ KIỂU MỚI CỦA  NƯỚC VIỆT NAM

Hình ảnh nước Việt Nam trong tương lai được Nguyễn Ái Quốc hình dung khi Người lựa chọn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, là chế độ do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của  Đảng Cộng sản, song mô hình cụ thể của thể chế chính trị đó, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước kiểu mới đó vẫn còn được Người tiếp trục tìm tòi khảo cứu và hoàn thiện trong nhiều năm sau. Từ năm 1921, khi trờ thành người cộng sản đến năm 1930, khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hàng loạt bài viết, bài nói của Nguyễn Ái Quốc đã tập trung nêu lên mô hình cụ thể của thể chế chính trị xã hội Việt Nam trương lai và ra sức truyền bá nó về Việt Nam, chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo nhân dân thực thi mô hình đó.

 Trong các bài viết của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trên báo Le Paria, báo Nhân Đạo của Đảng Cộng sản Pháp, trên các báo ở Liên Xô, trong vở kịch Con rồng tre, trong Nhật ký chìm tàu, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và nhất là trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), mô hình thể chế chính trị- Nhà nước tương lai của Việt Nam dần dần được hình thành một cách cụ thể. Mô hình- các đặc trưng của thể chế chính trị-  Nhà nước kiểu mới theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và cách thức đi tới Nhà nước nước ấy đại thể có các nội dung như:

- Giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là giải pháp duy nhất để đạt mục đích kép: cứu nước và cứu dân, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,

- Giành độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, bằng nổ lực của toàn dân tộc.

- Sau khi giành được độc lập, sẽ lập ra Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước thuộc về đa số dân chúng, trong đó công nông là gốc, là chủ.

- Nhà nước ấy, chế độ ấy thực hiện dân tộc độc lập, con người tự do, nhân dân hạnh phúc, mục tiêu cuối cùng là đi tới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.

- Thế chế ấy, Nhà nước ấy có thể được xác lập trước Nhà nước vô sản ở chính quốc.

- Thể chế ấy, Nhà nước ấy phải được thiết lập, xây dựng theo những cách thức, phương pháp khoa học, đúng đắn, phù hợp với đặc điểm Việt Nam,

- Thể chế ấy, Nhà nước ấy có quan hệ đoàn kết với các phong trào vô sản, phong trào giải phóng dân tộc, với các chính thể xã hội chủ nghĩa và dân chủ trên thế giới.

- Thế chế ấy, Nhà nước ấy do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đó là những điểm khác và mới về chất của mô hình và con đường cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, mà cốt lõi là giành độc lập dân tộc tuy là bức xúc, được ưu tiên hành đầu, song không phải là mục đích cuối cùng. Đó là đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng không tiến tới tái lập chế độ phong kiến như các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trước đó trong lịch sử Việt Nam, cũng không lập ra chế độ, thể chế tư bản chủ nghĩa như cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, mà cơ bản là như ở nước Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917, một thể chế của số đông, vì độc lập của dân tộc, tự do của con người và hạnh phúc của nhân dân lao động.

Với mô hình đó nên khi nói Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước thực chất là đi tìm một mô hình Nhà nước mới, Nhà nước do nhân dân làm chủ, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, thì cũng có nghĩa là quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin váo Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc là quá trình truyền bá mô hình Nhà nước, thể chế chính trị kiểu mới ấy vào Việt Nam. Khi nói phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin thì cũng có nghĩa là các phong trào đó tiếp thu thể chế chính trị mới do Nguyễn Ái Quốc tìm chọn, là tiếp thu mô hình Nhà nước do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là hướng tới chế độ chính trị xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Theo đó, khi nói phong trào dân tộc, dân chủ phát triển thành phong trào cách mạng vô sản thì cũng có nghĩa là các phong trào ấy chuyển sang mục tiêu thiết lập thể chế chính trị, mô hình Nhà nước do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Do có định hướng đúng đắn về mục đích đấu tranh, một cuộc đấu tranh không chỉ đưa lại độc lập, mà quan trọng hơn là để kiến lập chế độ dân chủ, của dân, do dân, vì dân mà phong trào chống đế quốc, chống phong kiến ở nước ta bùng phát mạnh mẽ. Khi phong trào đã trở thành phong trào vô sản thì dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản và tiến tời thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đầu năm 1930. Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản thực chất là phong trào dân tộc dân chủ hướng tới xã hội do nhân dân làm chủ, nhằm thành lập Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình hành động tóm tắt của Đảng, trong Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc (tháng 2-1930) cũng như trong Luận cương chánh trị của Đảng (tháng 10-1930), những nội dung của thể chế chính trị, của mô hình Nhà nước kiểu mới được trình bày một cách cô đọng và rõ ràng: Đó là mô hình mô phỏng Nhà nước Xô viết công nông binh ở nước Nga.

Các đặc trưng của mô hình nhà nước Xô viết và cách thức đạt tới mô hình nhà nước ấy có các nội dung cơ bản là: Làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản;  Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, địa chủ, dựng nên chính phủ công nông binh; Tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo; thịch thu sản nghiệp của tư bản đế quốc giao cho chính phủ công nông binh; Phát triển công nghiệp, nông nghiệp; Phổ thông giáo dục theo công nông hóa; Xây dựng quân đội công nông; Thực hiện nam nữ bình quyền; Đoàn kết các tầng lớp nhân dân, coi trọng quyền lợi công nông; Liên lạc với vô sản và các dân tộc bị áp bức; Phương pháp đấu tranh là sử dụng bạo lực cách mạng; Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng sản.

Vào thời điểm năm 1930, trong bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam, khi chưa có mô hình nhà nước, thể chế chính trị nào khả dĩ thích hợp hơn ngoài chế độ Xô viết ở Nga, thì lựa chọn mô hình đó là đúng đắn, tiến bộ, tạo nên động lực mới cho phong trào cách mạng Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 1930- 1931.

Trong quá trình cách mạng tiếp theo, bằng khảo nghiệm, bằng nghiên cứu tổng kết lý luận về mô hình thể chế chính trị, mô hình nhà nước trên thế gới và thực tế Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc và Đảng đã đi tới mô hình cộng hòa dân chủ Đông Dương, tạo nên động lực làm xuất hiện cao trào vận động dân chủ sôi nổi trong những năm 1936- 1939.  Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939- 1945, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh và Đảng tiếp tục tìm tòi, khảo nghiệm và đi tới lựa chọn thể chế chính trị, mô hình nhà nước thích hợp hơn, đó là thể chế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thể chế chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mô hình Nhà nước, là thể chế chính trị mới được Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng xác định tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5- 1941. Mặt trận Việt Minh là một kiểu nhà nước tiền chính phủ với chương trình hành động thể hiện rõ quyền lực thuộc về nhân dân, một thể chế chính trị xã hội quá độ của nhân dân, do nhân dân, v nhân dân. Mô hình đó, thể chế đó là động lực, là ngọn cờ vẫy gọi toàn thể dân tộc Việt Nam vùng lên làm cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tuy hoàn cảnh rất hiểm nghèo, song cơ bản đã nhanh chóng xác lập được một thể chế chính trị xã hội mới theo sự tìm chọn của Nguyễn Ái Quốc, có mục đích vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

*****

Bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam, tình cảnh quê hương, gia đình và nhận thức cá nhân bản thân Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc những năm đầu thế kỷ XX đã quy định sự lựa chọn hướng đi sang phương Tây và mô hình xã hội mà Người lựa chọn cho nước Việt Nam tương lai. Mô hình và cách thức đi tới mô hình xã hội đó mang đậm dấu ấn của bối cảnh lịch sử đương thời. Nó đã đúng và phát huy tác dụng tích cực đối với Việt Nam hơn 100 năm qua, rất đáng trân trọng ghi nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, khi bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam đã khác trước rất nhiểu, chắc chắn các đặc trưng của mô hình, thể chế chính trị, xã hội đó cũng như lộ trình và giải pháp đi tới mô hình đó sẽ rất cần được suy ngẫm, điều chỉnh và đổi mới. Có như vậy, Việt Nam mới sớm đạt được các đặc trưng, mục tiêu cơ bản của mô hình thể chế xã hội đã xác đình trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỷ XX cũng như trong Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011 và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII, năm 2016.  Việc quyết định giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc năm 1920 mà về bản chất là tìm chọn một thể chế chính trị, một mô hình nhà nước kiểu mới cho Việt Nam, một mô hình vừa phù hợp với thời đại vừa đáp ứng mong muốn đạt mục tiêu “kép” của Người, là cứu nước và cứu dân, trong đó đặc trưng đất nước độc lập, con người tự do, nhân dân hạnh phúc là mục đích tối thượng, vẫn tiếp tục là điều cần tiếp tục suy ngẫm của mọi người Việt Nam trong hiện tại. /.

 

[1] - Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 4, Nxb ST,  trang 56.

[2] - Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb  CTQG, H.2011, T. 1, tr 9

[3] - Đầu năm 1923, Trong truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (Le Paria), Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” (Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, T. 1, tr.35­).

[4] - Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 1, 1924-1930, NXB CTQG, HN, 1998, trang 27.

Tác giả: PGS.TS Ngô Đăng Tri

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây