Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

TS. Lâm Minh Châu: Nhân học là duyên may với tôi

Chủ nhật - 26/04/2020 22:01
VNU Media - TS. Lâm Minh Châu hiện là Phó Trưởng khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Trong 5 năm qua, anh là một trong số ít nhà khoa học khối ngành khoa học xã hội có 4 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI và Scopus.
TS. Lâm Minh Châu: Nhân học là duyên may với tôi
TS. Lâm Minh Châu: Nhân học là duyên may với tôi

Chúng tôi đã có trao đổi với Anh về cơ duyên và tình yêu đối với ngành nhân học.

- Lí do nào đưa Anh đến vớí ngành Nhân học?

Tôi đến với ngành nhân học vì nhiều lý do. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là tôi đã may mắn được gặp, và được dìu dắt, bởi hai nhà nhân học. Họ chính là những người đã khai mở và dẫn đường cho tôi đến với ngành khoa học thú vị này.

Người thứ nhất, tôi gặp từ rất sớm. Đó là cha tôi, PGS. Lâm Bá Nam. Ông là một trong những nhà nhân học thuộc thế hệ thứ ba của làng dân tộc học – nhân học ở Việt Nam, những người kế thừa một truyền thống dân tộc học – nhân học nhiều thành tựu đã được định hình ở Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chiến tranh và xây dựng đất nước.

Cha tôi thực ra chưa bao giờ chủ định để tôi theo ngành nhân học. Nhưng ông đã đưa tôi theo cùng, trong những chuyến đi thực địa ở khắp dọc dài đất nước, đến với “cơm đồ nhà vác” của người Mường, “mương phai lái lín” của người Thái, đến mái nhà gươl của người Cơ Tu ở dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, và mái chùa Khơ me Nam Bộ. Trải nghiệm từ những chuyến đi ấy, cùng những câu chuyện về hành trình dân tộc học mà ông kể, những cuốn sách và ghi chép dân tộc học chất đầy trong các giá sách của gia đình, và bản thân cuộc sống của cha tôi với tư cách là một nhà dân tộc học rất nhiều đam mê và say đắm. Tất cả những điều đó đã gieo vào trong tôi những cảm tình đầu tiên với dân tộc học và nhân học.

Người thứ hai, tôi gặp khi vừa hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành lịch sử và dân tộc học tại 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội. Đó là lúc tôi có nguyện vọng đi du học, và cụ thể là đi tìm hiểu những trường phái kiến thức mới ở các quốc gia có nền dân tộc học – nhân học lâu đời. Tôi nghĩ tôi đã rất may mắn khi gặp được GS. Susan Bayly trong những ngày tìm đường đó.

GS. Susan Bayly, giáo sư nhân học của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, là một nhà nhân học đã có 20 năm nghiên cứu Ấn Độ trước khi đến với Việt Nam vào những năm 2000. Bà đã gắn bó với mảnh đất này đến tận bây giờ, với một cảm tình và đam mê nồng nhiệt về văn hóa, con người và lịch sử của đất nước và dân tộc Việt Nam. Chính GS. Susan Bayly là người đã dẫn đường cho tôi đến khoa Nhân học xã hội của Đại học Cambridge Anh, nơi tôi theo học bậc Thạc sĩ và sau này là Tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của bà. Chính kiến thức vô tận, tinh thần học thuật nghiêm túc, và dìu dắt tận tình của bà đã đưa tôi đến với những chân trời mới mẻ của nhân học, từ Antonio Gramsci đến James Scott, từ Foucault and Bourdieu, và rộng hơn thế nữa. 

- Thuộc “thế hệ kế thừa” của 2 nhà khoa học thành danh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, con đường định danh “nhà nghiên cứu Lâm Minh Châu” hẳn sẽ có nhiều khó khăn hơn những nhà khoa học khác?

Khó khăn thì đúng là đôi khi cũng có. Chẳng hạn thỉnh thoảng mọi người khi biết tôi là “con của ông Nam bà Phụng”* thì thường mặc định rằng, tôi chắc cũng phải thế này thế nọ’. Điều đó vừa là sự ghi nhận của họ đối với bố mẹ tôi, nhưng cũng tạo cho tôi đôi chút áp lực. Mặc dù vậy, tôi nghĩ nền tảng của gia đình đã cho tôi cơ hội và thuận lợi là chủ yếu. Trong đó, có những thuận lợi đặc biệt mà tôi nghĩ mình thực sự may mắn so với nhiều đồng nghiệp khác khi có được.

(* PGS.TS Lâm Bá Nam – phó giáo sư ngành Nhân học, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và PGS.TS Vũ Thị Phụng – nguyên Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN – tác giả)

Thứ nhất, cha mẹ tôi đều là nhà nghiên cứu. Chính vì thế, tôi được thừa hưởng một kho tàng kiến thức ngay trong nhà mình. Không chỉ sách vở, mà còn là những hiểu biết, trải nghiệm mà bố mẹ tôi đã tích lũy trong suốt chặng đường nghiên cứu của họ. Những điều đó, họ chia sẻ không chỉ trong phòng làm việc, mà còn trên mâm cơm, trong những chuyến đi xa của gia đình, trong những lúc cả nhà ngồi quây quần bên bàn trà và nói chuyện. Tôi nghĩ đam mê và kiến thức của tôi với nghiên cứu khoa học thực sự đã được vun bồi trong những thời khắc đơn giản như thế.

Thứ hai, cha mẹ tôi không chỉ là nguồn tri thức mà họ còn là những người phản biện. Khoa học, bản chất của nó là sự tìm tòi cái mới, không chỉ thông qua quá trình nghiên cứu, mà còn qua quá trình mài giũa ý tưởng, xây dựng lập luận, và đưa những lập luận đó ra tranh luận và thử nghiệm để xem chúng có thực sự mới mẻ và thuyết phục không. Và với tôi, cha mẹ tôi là “bộ lọc” đầu tiên và quan trọng nhất khi tôi muốn kiểm chứng hay thử nghiệm một ý tưởng mới nào đó. Các phản biện của họ, rất ân cần nhưng nghiêm khắc, đã nhiều lần giúp tôi nhận ra những điểm sơ hở hay thiếu tính thuyết phục trong lập luận của mình. Điều quan trọng nhất là, họ không bao giờ tính công phản biện. Với cha tôi thì cùng lắm là bao thuốc lá thôi.

Cuối cùng, tôi nghĩ điều thuận lợi lớn nhất mà tôi có được khi được trưởng thành trong gia đình tôi, là cái không gian và không khí của một môi trường nghiên cứu. Tôi nghĩ khi bạn có cha mẹ cũng là nhà nghiên cứu, bạn có một thuận lợi lớn là bố mẹ bạn hiểu bạn đang làm gì, và không bao giờ phàn nàn về việc bạn suốt ngày ngồi bên màn hình máy tính, thỉnh thoảng lại lẩm bẩm một mình, và vừa đọc sách vừa vò đầu bứt tóc. Những câu chuyện khoa học mà bạn đọc được, những điều mà bạn quan tâm có thể được chia sẻ thường xuyên với gia đình, như là những câu chuyện hàng ngày, đầy thú vị và mới mẻ.

Có một điều thú vị nữa ở nhà tôi, mọi người không có phòng làm việc riêng. Thay vào đó, chúng tôi có một không gian làm việc chung cho cả gia đình. Căn phòng đó đầy sách vở, thường xuyên sáng đèn đến 11, 12 giờ đêm, và lúc nào cũng đầy ắp những câu chuyện thú vị về mọi chủ đề khoa học.    

- Trong 5 năm qua, anh công bố bao nhiêu bài báo, trong đó có bao nhiêu bài quốc tế? 

Tổng số bài báo của tôi trong 5 năm qua khoảng trên 10 bài, trong đó có 4 bài trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI và Scopus.

- Có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với nhà khoa học Việt Nam khi công bố quốc tế của ngành KHXH và NV, thưa anh?

Tôi nghĩ công bố quốc tế đối với ngành khoa học nào cũng khó khăn. Nhưng với các khoa học xã hội và nhân văn thì có những khó khăn riêng. Nhìn chung, số lượng công bố quốc tế của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm ngành xã hội và nhân văn trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thường ít hơn khá nhiều so với các đồng nghiệp trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Ở đây tôi chỉ xin nói về một số nguyên nhân chính, dựa trên các hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân tôi cũng như tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp.

Thứ nhất, các bài báo trong khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu là các bài báo do một tác giả duy nhất thực hiện (sole author), trong khi các khoa học tự nhiên và công nghệ có xu hướng công bố các bài báo là sản phẩm của một tập thể tác giả, và mỗi thành viên trong tập thể đó đều có quyền kê khai bài báo trên trong danh mục công bố của mình. Vì lý do này, nên khi tính số lượng, thì số bài báo của một tác giả trong khoa học xã hội và nhân văn ít hơn nhiều so với các ngành khác. Ngay cả khi đặt ra vấn đề chỉ tính công trình cho tác giả liên hệ (corresponding author) và tác giả chính (main/first author) thì các khoa học xã hội và nhân văn vẫn bị thua thiệt về số lượng. Lý do là với một bài báo của khoa học xã hội, về cơ bản tác giả liên hệ và tác giả chính chỉ là một người. Tuy nhiên, trong các khoa học tự nhiên và kỹ thuật, thì việc một bài báo có một người là tác giả chính và một người khác là tác giả liên hệ tương đối phổ biến. Như vậy, nếu tính công trình theo tác giả liên hệ và tác giả chính, thì một bài báo trong khoa học tự nhiên có thể dùng để tính điểm cho hai người, trong khi với khoa học xã hội và nhân văn chỉ là một.

Thứ hai là vấn đề ngôn ngữ. Ở đây tôi không có ý nói rằng các khoa học tự nhiên và công nghệ không gặp phải khó khăn về ngôn ngữ. Nhưng với các khoa học xã hội và nhân văn thì vấn đề ngôn ngữ có nhiều thách thức hơn. Theo hiểu biết của tôi, thì trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, tính mới của một bài báo có thể được nhận thấy tương đối rõ ngay từ các thông tin, số liệu mà bài báo công bố. Nói cách khác, bài báo là nơi thể hiện, trình bày các thông tin và phát hiện mới đã được tìm tòi trong quá trình nghiên cứu. Yêu cầu về lập luận có đặt ra, nhưng không đặt nặng như đối với các khoa học xã hội. Đối với các khoa học xã hội nhân văn, thì việc phát hiện ra cái mới trong quá trình nghiên cứu mới là một nửa chặng đường. Nửa còn lại là viết ra, trình bày cái mới đó ra dưới dạng các lập luận một cách thuyết phục. Điều này đòi hỏi khả năng diễn đạt, cách hành văn, cách tổ chức một đoạn văn cũng như cấu trúc một bài nghiên cứu với dung lượng từ 8,000 đến 12,000 chữ, sao cho tất cả trở thành một khối thống nhất và liền mạch về lập luận. Đó là chưa kể vấn đề từ ngữ và khái niệm. Có rất nhiều từ trong tiếng Việt không có từ tương ứng trong các ngôn ngữ khác. Có rất nhiều khái niệm tiếng Việt nếu dịch theo nghĩa đen (literally) sang một ngôn ngữ khác có thể thay đổi hoàn toàn bản chất của nó. Tất cả những điều đó tạo ra các thách thức không nhỏ khi công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn.

Thứ ba là vấn đề lý thuyết. Ở đây tôi không dám bình luận về các khoa học xã hội trên thế giới nói chung, mà chỉ nói riêng cho khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam. Nền khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam đã có một chặng đường phát triển lâu dài với những thành tựu rất lớn lao, gắn liền với vai trò của các thế hệ đi trước mà chúng tôi là những người kế cận và thừa hưởng những thành tựu đó. Tuy nhiên, có một vấn đề với ngành khoa học xã hội Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đó là đôi khi chúng ta vẫn chưa thực sự “đi chung đường” với các dòng chủ lưu của khoa học xã hội trên thế giới. Tôi biết rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam là những người hết sức tài năng và tâm huyết, và họ đã tích lũy và giới thiệu được nhiều tư liệu rất hay, rất công phu và mới mẻ trên các tạp chí trong nước. Nhưng khi công bố quốc tế, thì điểm mấu chốt lại là làm sao, trên cơ sở các tư liệu cụ thể đó, có thể khái quát thành một đóng góp về mặt lý thuyết, giúp phản biện, điều chỉnh hay làm giàu thêm một trường phái lý thuyết đang thịnh hành trên thế giới.

Nói cách khác, một thách thức không nhỏ trong việc phát triển công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam là làm sao để nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội Việt Nam không chỉ giới thiệu các tư liệu mới mẻ, mà còn thực sự bàn đến và góp phần phát triển các vấn đề về lý thuyết mà cộng đồng khoa học trên thế giới đang quan tâm.

- Và riêng đối với ngành nhân học?

Tôi nghĩ ngành nhân học cũng không phải là ngoại lệ. Các khoa học xã hội và nhân văn đang gặp phải những thách thức như thế nào, thì nhân học cũng đang phải đương đầu với những thách thức tương tự.

- Trong vai trò giảng viên, Anh thấy sự phát triển của ngành Nhân học hiện nay ra sao? Tương lai của ngành học này? Anh nhắn nhủ gì cho sinh viên của mình?

Nhân học là ngành khoa học có một lịch sử lâu dài. Mặc dù việc giảng dạy và nghiên cứu nhân học tại các trường đại học chỉ bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 tại nước Anh, các tri thức nhân học đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, qua vai trò của các nhà thám hiểm, các thương nhân, các nhà truyền giáo phương Tây trên con đường khám phá những vùng đất xa lạ ở châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và châu Á.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài đó, nhân học đã từng bước khẳng định mình là một trong những khoa học cơ bản trong các khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới. Hiện nay, trong các trường đại học hàng đầu thế giới, kể cả Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đều có khoa Nhân học.

Để giải thích nhân học là gì, nhân học có thể có đóng góp gì trong cuộc sống, và tương lai của nhân học như thế nào là một câu chuyện dài và khó có thể nói hết trong một vài dòng. Nhưng nếu có thể, thì tôi xin được phép nói thế này. Nhân học trước hết là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người, hay nói đơn giản là về cách chúng ta ăn, mặc, ở, đi lại, hôn nhân, tang ma, cưới hỏi, nghi lễ, tôn giáo và tín ngưỡng, cách chúng ta tiêu tiền, quan niệm về thẩm mỹ, cách chúng ta dùng facebook, thị hiếu về xe hơi, quan niệm về bạn đời, tất cả những điều đó đều là văn hóa.

Điều quan trọng là nhân học nghiên cứu văn hoá theo một cách rất riêng. Trong khi đại đa số các khoa học xã hội khác nghiên cứu văn hoá nhằm mục đích tìm ra các quy luật chung, hay các quy tắc văn hóa phổ biến có thể áp dụng cho mọi trường hợp, bối cảnh, và cho đại đa số nhân loại, thì mục đích của nhân học lại là tìm hiểu sự đa dạng của văn hoá và so sánh văn hoá của các cộng đồng người khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau. Nói cách khác, nhân học là một trong những khoa học hiếm hoi mà mối quan tâm chủ đạo của nó là lý giải sự khác biệt giữa con người ở nơi này và con người ở nơi khác trên thế giới. Điều nhân học quan tâm là tại sao trong khi con người hiện đại giống nhau gần như tuyệt đối về mặt sinh học, thì họ lại hết sức khác nhau trong cách ăn, mặc, ở, đi lại, lập gia đình, yêu đương, nói năng, ca hát, chết, sống, cưới hỏi, tang ma, trong cách thưởng thức đồ ăn nhanh McDonald, thị hiếu đối với phim Hollywood, trong cách dùng facebook và điện thoại di động. Nhân học là khoa học tìm hiểu xem văn hóa của con người ở nơi này khác với văn hóa của con người ở nơi khác ở chỗ nào, và giải thích tại sao văn hóa của con người trên thế giới lại khác nhau và đa dạng như thế.

Tôi nghĩ khi nói như vậy, các bạn sinh viên, các bậc phụ huynh và các nhà tuyển dụng có thể băn khoăn về khả năng ứng dụng của nhân học. Suy cho cùng, một lĩnh vực mà mối quan tâm chủ yếu là sự khác biệt văn hóa thì có thể được sử dụng trong những trường hợp như thế nào?

Câu trả lời ngắn gọn là: thay vì được ứng dụng trong một lĩnh vực chuyên biệt, thì các tri thức nhân học đã và đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, và cụ thể hơn là ở bất cứ nơi đâu mà sự khác biệt văn hóa xuất hiện và trở thành vấn đề cần xử lý hay một cơ hội cần nắm bắt.

Các tri thức nhân học đã và đang được sử dụng trong quản lý xã hội, kinh doanh, quan hệ quốc tế, tổ chức nhân sự, và nhiều khía cạnh khác nữa. Ví dụ, tôi nghĩ trong chúng ta có khá nhiều người dùng điện thoại Iphone. Những người dùng Iphone từ những ngày đầu tiên sẽ thấy rằng Iphone khi đó chỉ có đen và trắng.

Nhưng vào năm 2013, khi Iphone 5s được mở bán, Apple đã giới thiệu một màu thứ ba, màu vàng kim. Tại sao lại là 2013 và tại sao lại là màu vàng kim mà không phải là một màu khác? Bởi vì đó là lúc Apple bắt đầu mở rộng thị trường sang châu Á, và một trong những thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc.

Ở đó, quan niệm về màu sắc và thẩm mỹ, một trong những khía cạnh của văn hóa, rất khác với quan niệm của người Âu – Mỹ. Màu vàng kim được coi là biểu tượng của sự sang trọng, giàu có và quyền lực. Việc Apple giới thiệu Iphone màu vàng kim chính là xuất phát từ sự nắm bắt và tận dụng cơ hội từ sự khác biệt văn hóa đó.

Trên thực tế, kiến thức nhân học, kiến thức về sự khác biệt văn hoá, luôn cần thiết không chỉ ở những vấn đề vĩ mô, mà trong chính đời sống hàng ngày. Một người đi du lịch, hoặc một hướng dẫn viên, cần biết để nhắc hành khách rằng phải boa tiền tip ở Mỹ nhưng không nên làm thế ở Nhật Bản. Một doanh nhân người Mỹ đi tìm hiểu thị trường ở châu Á cần hiểu rằng trong khi việc ăn hết sạch thức ăn trên đĩa ở các nước Âu-Mỹ là thể hiện sự hài lòng về món ăn, thì hành động đó ở một nước Á Đông rất có thể sẽ bị hiểu lầm là chê gia chủ chuẩn bị ít thức ăn và không hiếu khách.

Đó chỉ là một vài trong rất nhiều ví dụ để cho thấy rằng nhân học là một khoa học có khả năng ứng dụng rất lớn, và vì thế, có tương lai phát triển rộng mở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ.

Tác giả: Đỗ Ngọc Diệp - VNUMedia

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây