Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Mãi là người lính

Thứ năm - 26/07/2012 23:05
Trường ĐHKHXH&NV hiện có 58 cựu chiến binh (CCB) trên tổng số gần 500 cán bộ viên chức toàn trường. Nhiều CCB là những giảng viên, nhà khoa học hàng đầu hoặc đã và đang giữ những vị trí quản lí chủ chốt trong mọi hoạt động của Trường. Cùng lắng nghe những chia sẻ của các thầy về quãng thời gian không thể nào quên trong quân ngũ để cùng đồng cảm với những chiêm nghiệm và suy tư của các thầy về cuộc đời, về thế hệ trẻ…
Trường ĐHKHXH&NV hiện có 58 cựu chiến binh (CCB) trên tổng số gần 500 cán bộ viên chức toàn trường. Nhiều CCB là những giảng viên, nhà khoa học hàng đầu hoặc đã và đang giữ những vị trí quản lí chủ chốt trong mọi hoạt động của Trường. Cùng lắng nghe những chia sẻ của các thầy về quãng thời gian không thể nào quên trong quân ngũ để cùng đồng cảm với những chiêm nghiệm và suy tư của các thầy về cuộc đời, về thế hệ trẻ… * Thầy Nguyễn Chí Hoà (Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo): Hãy tin vào thế hệ trẻ Tôi nhập ngũ ngày 19/4/1972. Khi đó tôi 17 tuổi, đang học năm cuối cùng của trường phổ thông cấp III Thị Xã Hưng Yên. Tôi được đặc cách cấp bằng tốt nghiệp để nhập ngũ vào chiến trường. Ngày 13/11/1976 tôi xuất ngũ vào học tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nếu coi bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ học của tôi là quan trọng đối với cuộc đời tôi thì bằng đại học quan trọng không kém đối với tôi chính là bằng “thực tiễn” của “trường đại học quân đội”. Tuy học phí cho nó phải được trả bằng xương, máu, sức khoẻ và tuổi trẻ nhưng nó đã tạo cho tôi ý chí vươn lên không ngừng nghỉ và kỉ luật “thép” làm tiền đề cho cuộc sống sau này. Là người lính trở về đời thường, khó khăn, trở ngại lớn nhất trong việc tiếp tục học tập và làm việc là sức khoẻ - vốn bị hao mòn nhiều sau những năm tháng gian khổ ngoài chiến trường. Còn cái “được” là ý chí vươn lên không ngừng nghỉ và kỉ luật “thép” – thói quen của một người lính - đã “thấm” đến mọi hoạt động của tôi. Tôi thường tâm niệm rằng “Mỗi ngày sống phải là một ngày sống đẹp”. Tất nhiên là tôi chưa làm được hoàn toàn như tâm nguyện của mình nhưng về cơ bản, ý chí, lao động và khép mình vào kỉ luật đã giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống. Đó chính là những phẩm chất của người lính đã giúp tôi trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi có niềm tin rất lớn ở thế hệ sinh viên, thanh niên ngày nay như tin tưởng ở chính sinh viên, thanh niên thế hệ của tôi. Họ thông minh, có ý chí, có kỉ luật… và mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì họ sẽ thà hi sinh đến giọt máu cuối cùng chứ không để mất một tấc đất của Tổ Quốc... Đừng bao giờ mất tin tưởng ở họ, khi thấy họ vun vén cho gia đình, cá nhân …hay ăn nói càn quấy đôi chút. Tôi yêu mến và quý trọng họ, bởi họ là chúng tôi vài mươi năm về trước. * Thầy Vũ Thanh Tùng (giảng viên Khoa Tiếng Việt và Việt Nam học): Giữ mình trọn vẹn là người lính Tôi nhập ngũ cuối năm 1970, sau 8 ngày thì nhận được giấy báo trúng tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Lúc đó, không một thanh niên nào ở tuổi tôi có thể ở lại hậu phương dù là có lí do chính đáng. Sau một năm huấn luyện, chúng tôi hành quân đi bộ 6 tháng vào Đồng Tháp Mười và trở thành anh lính nằm vùng xây dựng lực lượng ở địa phương. Tháng 10 năm 1976, tôi vào học Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Kỉ niệm thời chiến tranh thì nhiều. Nhưng tôi có thể nói là khi nằm vùng, xây dựng cơ sở, chúng tôi đã sống chung với không ít “cơ sở” lại là nội gián của địch cài vào mà ta gọi là bọn “thiên nga”, “phượng hoàng”. Chỉ đến khi an ninh của ta tới bắt, chúng tôi mới giật mình, kinh sợ. Sau chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ, hầu hết cơ sở cách mạng ở Đồng bằng Nam bộ bị phá vỡ. Hàng đêm, chúng tôi đột ấp (bí mật vào ấp chiến lược) móc nối cơ sở, xây dựng lực lượng trong nhân dân. Phải nói là nhân dân không bao giờ từ bỏ cách mạng. Chỉ có những cán bộ cách mạng làm họ mất lòng tin mà thôi. May mà hồi đó, đồng bào rất tin ở Bác Hồ, ở miền Bắc, chỉ nghe chúng tôi nói giọng Bắc là họ đã tin rồi. Trong cuộc chiến ác liệt, cái chết diễn ra hàng ngày, nhiều người không chịu đựng được đã đào ngũ, chạy sang phía bên kia. Chúng tôi trụ được vì tin sẽ có ngày trở về. Chúng ta phải tin ở nhân dân, phải trung thực với họ, đừng nói dối họ, có dân là có tất cả. Suốt mấy năm đó, chúng tôi có nhận được chế độ gì đâu. Sống được là do dân nuôi, dân bảo vệ đấy. Cái khó khăn lớn nhất với người lính trở về với đời thường là làm sao sống được như mọi người bình thường. Nói như thế để thấy vào thời điểm những năm 80 của thế kỉ trước, đất nước và nhân dân ta trải qua một thời kì khó khăn, gian nan như thế nào khi bao hi vọng, niềm tin bị lung lay, đổ vỡ. Anh chị em cựu chiến binh chúng tôi giữ được mình, học tập và hoàn thành tốt những việc được giao cũng là nhờ những năm tháng gian nan, ác liệt của chiến tranh. Bản thân tôi thường nhớ về những đồng đội đã hi sinh, những lời dặn dò của họ mà giữ mình trọn vẹn là người lính. Là người lính lại là người thầy thì phải cố gắng gấp nhiều lần, giữ mình trước mọi cám dỗ của đời thường, sống trung thực và hành xử như một người lính chiến trung thực, một người thầy có nhân cách. Tôi rất sợ sau giờ học, sinh viên coi mình chỉ là anh lái đò chở khách qua sông và họ quên hết. Trong những giờ lên lớp, tôi luôn cố gắng để sinh viên hiểu là tôi đã đem hết nhiệt tình để giúp họ nắm vững kiến thức chuyên môn và trung thực ngay trong mỗi bài giảng để trung thực trong cuộc sống. May mà, nhiều sinh viên đã viết cho tôi, họ cảm ơn vì sự gần gũi, thành thực mà tôi dành cho họ. Có lẽ chiến tranh đã cho tôi điều này chăng? Có người từng hỏi tôi đóng góp ý kiến cho việc giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ngày nay? Tôi thì nghĩ chỉ có lòng thành để cảm hoá nhau mà thôi. Mọi thứ trên đời chỉ là sự phù phiếm. Thành thực để giúp nhau giữ mình, giữ đức tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc. Người thầy phải là chỗ dựa, là tấm gương để sinh viên soi vào. * Thầy Phạm Đình Lân (giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông): những năm tháng quân ngũ là điểm tựa cho cuộc sống hôm nay Tôi nhập ngũ sau chiến thắng thống nhất Tổ quốc 1975. Trải qua 15 năm quân ngũ, mặc dù không trận mạc chiến trường ác liệt nhưng cũng không ít khó khăn gian khổ nhất là thời gian ở Bắc Lào làm nhiệm vụ rada cảnh giới bảo vệ vùng trời nước bạn. Thiếu thốn đủ bề, thiếu cả giọng nói nụ cười của con gái làm cho đôi môi người lính hao gầy nhưng đôi mắt vẫn luôn tinh tường tỉnh táo để làm tròn nhiệm vụ. Rồi những năm tháng chiến tranh biên giới phía Bắc, chúng tôi hành quân, pháo địch bắn đuổi sau lưng, bắn hai bên đường, nhưng hình như lúc đó chúng tôi không sợ cái chết. Có lẽ lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu bố mẹ, yêu tiếng gà gáy ...thúc giục mình phải chiến đấu, phải làm tròn nhiệm vụ. Mười lăm năm quân ngũ, trên vai quan hàm đại uý lúc chưa đến tuổi ba mươi, tôi chuyển ngành về Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học KHXH&NV. Môi trường mới với hành trang của người lính mang theo là chất lính bộ đội Cụ Hồ. Trên bục giảng, những năm tháng quân ngũ là điểm tựa, là niềm tin để có thể truyền đạt bài giảng tốt hơn đến các em sinh viên. Những câu chuyện kể cho các em nghe chính là những kỉ niệm, hồi ức vọng về. Tôi - một người thầy CCB muốn các em hiểu hơn quá khứ, thấm đẫm hơn tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc, biết trân trọng hơn những gì mà cha anh đã cống hiến. Các bạn trẻ bây giờ được học tập rèn luyện trong một môi trường rộng mở nhưng cũng đầy thách thức. Cuộc sống bây giờ cũng khác xưa, nhiều nhu cầu và cũng không ít cạm bẫy. Mọi khó khăn các bạn đều có thể vượt qua nhưng chưa đủ thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống. Các bạn hãy sống, học tập và làm việc để lịch sử luôn đồng hành với mình, đừng để khoảng cách đó xa dần. Làm được như vậy lịch sử sẽ không quên ơn bạn và sẽ ban tặng cho các bạn những gì các bạn muốn. Phải không các bạn!

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây