Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Khoá luận hai điểm 10

Thứ năm - 10/06/2010 07:19
Một khoá luận được chuẩn bị trong hai năm ở hai đất nước khác nhau đã được giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện cùng cho điểm tối đa. Cộng tác viên của ussh.felixandlilys.com đã có cuộc trò chuyện với Trần Diệu Linh - tác giả của khoá luận - ngay sau buổi bảo vệ.
Một khoá luận được chuẩn bị trong hai năm ở hai đất nước khác nhau đã được giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện cùng cho điểm tối đa. Cộng tác viên của ussh.felixandlilys.com đã có cuộc trò chuyện với Trần Diệu Linh - tác giả của khoá luận - ngay sau buổi bảo vệ. - Chào Linh, bạn có thể chia sẻ một chút về đề tài mà bạn thực hiện? - Đề tài của mình là “Vai trò của KOUMINKAN Nhật Bản với tư cách là cơ sở giáo dục xã hội”. Kouminkan tương đương đương như một nhà văn hoá ở Việt Nam. Kouminkan là địa điểm tổ chức các hoạt động giáo dục xã hội có tính tự nguyện, phục vụ cư dân trong khu vực với chức năng giáo dục, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể… Mình đã so sánh Kouminkan với Nhà văn hoá Thanh niên ở Việt Nam. - Bạn thực hiện đề tài này trong khoảng thời gian bao lâu? - Mình thực hiện đề tài trong vòng 2 năm, 01 năm ở Nhật Bản và 01 năm ở Việt Nam. Mình ở Nhật từ 04/2008-03/2009 theo chương trình học bổng toàn phần của Khoa Đông phương học.

Trần Diệu Linh là một sinh viên có khả năng làm việc độc lập rất cao, có sự say mê với đề tài mình chọn. Đề tài Linh chọn là một đề tài mới chưa ai khai thác, quá trình chuẩn bị lâu dài, công phu. Về mặt nội dung của báo cáo tôi chỉ đọc và giúp Linh chỉnh sửa những lỗi nhỏ về mặt trình bày và logic, còn lại toàn bộ nội dung bên trong tôi hoàn toàn không can thiệp. Khoá luận tương đương với một số khoá luận ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.

— TS. Phan Hải Linh, GV hướng dẫn
- Những khó khăn bạn gặp phải khi thực hiện đề tài này là gì? - Đề tài của mình được làm cả ở Nhật và ở Viêt Nam, khi thực hiện tại Nhật mình đã phải đi thực tế để làm những cuộc phỏng vấn điều tra tại nhiều nơi. Phải đi xa, lại không quen với thời tiết ở Nhật, cộng với sự khác biệt văn hoá nên khi phỏng vấn mình gặp rất nhiều khó khăn. Tiếng Nhật của mình lúc đó lại chưa tốt lắm, nói nhiều câu mà người ta không hiểu, do đó có nhiều thông tin thu thập chưa được như ý. - Một mình sống tại Nhật, chắc hẳn khó khăn là không nhỏ ? - Khó khăn thì nhiều lắm, đi Nhật là lần đầu tiên mình xa nhà, lại là đi nước ngoài nữa mình phải tự lập, lúc đầu mình thấy run lắm nhưng vì việc học tập mình phải cố gắng vượt qua. Người Nhật không được nồng nhiệt như bên mình, hoặc cũng có thể là mình chưa quen nên cảm thấy vậy. Lúc mới sang, tiếng Nhật của mình chưa được tốt lắm nên mình cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp nhưng bây giờ thì OK rồi. Cả món ăn ở Nhật nữa, mình ăn không quen, nhưng sau rồi một thời gian mình đã khắc phục được. - Kỉ niệm vui nào mà bạn nhớ nhất khi sống tại Nhật? - Ồ, kỉ niệm vui à, đó là hồi đầu mới sang mình đi lạc tàu điện ngầm mất mấy lần. Những lần đó bị lạc nên về muộn, mấy bạn hỏi mình lúng túng không biết trả lời thế nào.

Sinh viên Trần Diệu Linh đã tỏ rõ sự say mê với đề tài. Đề tài khoá luận không trùng lặp, công phu. Tôi đánh giá cao ý thức chuẩn bị đề tài của tác giả trong thời gian học tập tại Nhật Bản. Theo tôi, bản khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Diệu Linh xứng đáng là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho hệ thống nghiên cứu Nhật Bản học.

— ThS Phạm Hoàng Hưng, GV phản biện
- Bạn có thể bật mí về những dự định tương lai của mình? - Dự định tương lai của mình là học tiếp lên thạc sĩ của chuyên ngành mình đang theo học và làm một số việc mà mình muốn làm nhưng lúc còn đi học mình chưa kịp làm. - Bạn có kinh nghiệm nào hoặc có điều gì muốn nói với các bạn sinh viên khoá sau, những người cũng sẽ làm khoá luận tốt nghiệp như bạn? -  Các bạn hãy thật cố gắng, đừng nản trí khi gặp phải khó khăn, có cố gắng thì tất sẽ có thành công, chúc các bạn may mắn. - Còn với thầy cô bạn bè của bạn trước khi ra trường? - Mình muốn nói lời cảm ơn tới các bạn lớp K51 Nhật Bản học, các thầy cô trong khoa, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn của mình là Tiến sĩ Phan Hải Linh đã tận tình hướng dẫn để mình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp một cách tốt nhất. Thầy Phạm Hoàng Hưng đã có những phản biện rất hay và thiết thực giúp mình tìm ra những thiếu sót và kịp thời chỉnh sửa. Và mình cũng muốn nói lời cảm ơn tới gia đình mình đã ủng hộ và bên mình trong suốt thời gian qua. - Cảm ơn bạn. Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn!

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây