Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là một hiện tượng mới ở Việt Nam. Do chưa có phương thức cũng như công cụ quản trị hữu hiệu, một số nhóm lợi ích câu kết với một số cá nhân có quyền lực trong các cơ quan công quyền, làm giàu nhanh chóng, góp phần không nhỏ làm trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế - xã hội Việt Nam. Điều này làm xuất hiện một số quan niệm, quan điểm cho rằng nhóm lợi ích là xấu, tiêu cực và cần ngăn chặn.
Vậy, nhóm lợi ích là gì? Nhóm lợi ích có phải là một hiện tượng xã hội khách quan, phổ biến không? Nếu có, phương thức hoạt động của nhóm lợi ích là gì? Xung đột lợi ích là gì? Xung đột lợi ích có phải là một hiện tượng xã hội khác quan không? Nếu có, làm thế nào để quản trị xung đột lợi ích và quản trị bằng những công cụ nào để phát huy vai trò động lực của nó? Đây là những vấn đề lớn cần được nghiên cứu, làm rõ.
Ảnh: Trần Minh
Cuốn sách "Nhóm lợi ích và xung đột lợi ích trong phát triển" của tác giả Hoàng Văn Luân góp phần dần làm sáng tỏ những vấn đề khoa học trên đồng thời chỉ rõ những bất cập trong quản trị xung đột lợi ích ở Việt Nam trong thời gian vừa qua để làm rõ tính tất yếu phải có cách tiếp cận mới, khoa học trong quản trị xung đột lợi ích nhằm tạo ra sự cân bằng năng động trong sự phát triển xã hội.
Lợi ích, nhóm lợi ích, xung đột lợi ích trong phát triển được tiếp cận lý thuyết liên ngành của Triết học, Xã hội học, Khoa học chính sách, Chính trị học trên nền tảng của Triết học Marxist, nhất là quan điểm về thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vốn được coi là linh hồn của phép biện chứng Marxist.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn