Tiếp nối truyền thống Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, đội ngũ nữ cán bộ Trường ĐHKHXH&NV ngày càng phát triển, có đóng góp lớn trên mọi mặt hoạt động của Nhà trường. Tỉ lệ cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Trường cũng có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nữ cán bộ trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường rộng mở cho các chị phát huy năng lực của bản thân. PGS.TS Đặng Xuân Kháng - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn Trường - trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.
- Thưa thầy, công tác cán bộ nữ đóng vai trò như thế nào trong các chủ trương hoạt động của Trường?
Trường ĐHKHXH&NV là một trong những trường đại học có số lượng cán bộ nữ nhiều (trên 54%) và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tuyển dụng cán bộ ở Trường những năm gần đây tỉ lệ nam chỉ chiếm khoảng 15%. Nếu xu hướng này còn tiếp tục thì trong thời gian không xa, hầu hết công việc của Nhà trường, đặc biệt là công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lí… sẽ do chị em gánh vác. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền của Trường đã xác định công tác cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Nhà trường, đáp ứng yêu cầu của thời kì phát triển mới.
- Được biết, số nữ cán bộ chiếm 40% trên tổng số các chức danh lãnh đạo quản lí. Con số này nói lên điều gì thưa thầy?
Trong nhiều năm trở lại đây, có thể thấy là số cán bộ nữ giữ các cương vị quản lí các cấp ngày càng tăng. Trong số 150 cán bộ lãnh đạo quản lí của toàn Trường, có 60 cán bộ nữ, trong đó có 07 Chủ nhiệm khoa, 01 Trưởng phòng, 01 Giám đốc Trung tâm, 01 Giám đốc Bảo tàng, 01 Giám đốc Công ti và 09 Phó Chủ nhiệm Khoa, 04 Phó Trưởng phòng là nữ. Bên cạnh đó, nữ cán bộ, viên chức còn rất tích cực tham gia công tác đoàn thể: với 03/17 Đảng uỷ viên, 08/19 Bí thư chi bộ, 08/15 uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn trường, 13/19 Chủ tịch Công đoàn bộ phận là nữ. Đặc biệt, năm học 2011-2012, Trường có nữ Phó Hiệu trưởng đầu tiên là PGS.TS Trần Thị Minh Hoà.
Đây là một tỉ lệ khá cao so với nhiều cơ sở đại học khác, cho thấy đội ngũ nữ cán bộ đang ngày càng có vai trò quan trọng trong các mặt hoạt động của Trường. Thực tế các chị đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình, không chỉ thể hiện được bản lĩnh của một cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lí mà đôi khi giải quyết vấn đề còn khéo léo, chu toàn và được tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể hơn nhiều nam đồng nghiệp khác. Điều này cũng cho thấy Nhà trường đã triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ nữ cán bộ có năng lực và tâm huyết với sự phát triển của Nhà trường. Tất cả là nhằm tạo môi trường làm việc thuận lợi và rộng mở cho các chị phát huy khả năng của mình.
- Đội ngũ nữ cán bộ đã đóng góp như thế nào cho sự phát triển của Trường, thưa thầy?
Nữ cán bộ có khá nhiều ưu điểm khi tham gia làm chuyên môn và quản lí. Ví dụ: các chị thường kiên nhẫn, tỉ mỉ - đều là những đức tính thích hợp cho việc nghiên cứu; thấu hiểu tâm lí và giao tiếp thuận lợi với sinh viên hơn nam giới nên rất phù hợp với việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Trong quản lí, với sự khéo léo, tinh tế của mình, các chị thậm chí còn giải quyết tốt nhiều vấn đề mà lãnh đạo nam giới cũng phải đau đầu.
Nhiều nữ cán bộ có ý chí quyết tâm để hoàn thành việc đào tạo đạt chuẩn về học vị tại nhiều đại học tiên tiến ở nước ngoài và trở về đóng góp cho Nhà trường. Số cán bộ nữ có học hàm, học vị ngày càng tăng. Hiện tại, trong số 262 cán bộ nữ có 01 Giáo sư, 21 Phó Giáo sư, 65 Tiến sĩ, 125 Thạc sĩ. Cán bộ nữ trong trường đang thực hiện 2/6 đề tài khoa học cấp Nhà nước; 10/20 đề tài cấp ĐHQGHN; 7/14 đề tài cấp cơ sở.
Và đặc biệt, đội ngũ cán bộ nữ đã và đang có sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ nữ từ thời Đại học Tổng hợp Hà Nội đến nay. Các thế hệ cán bộ nữ trường Nhân văn từng tự hào bởi những nữ nhà giáo – nhà khoa học nổi tiếng từ thời Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội truyền lại như bộ “Tứ quý” (04 giảng viên nữ của Khoa Ngữ văn) gồm NGND Lê Hồng Sâm, PGS Đặng Thị Hạnh là các chuyên gia về văn học Pháp, trong đó PGS Đặng Thị Hạnh vừa được vinh dự nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp. GS.NGND Hoàng Thị Châu được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học – Công nghệ và GS N.V. Stankevich - chuyên gia nổi tiếng về Ngôn ngữ học.
Hiện tại, trong đội ngũ cán bộ nữ của Trường ĐHKHXH&NV cũng có các chuyên gia hàng đầu như GS.TS Lê Thị Quý - chuyên gia về nghiên cứu Giới và các hoạt động phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, người chủ trì đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020”; GS.TS Trần Thị Minh Đức - chuyên gia về Tâm lí học tham vấn. Hoặc có những nữ cán bộ vừa là chuyên gia của ngành, vừa là cán bộ lãnh đạo nhiều năm như PGS.TS Trần Thị Quý (Chủ nhiệm Khoa Thông tin - Thư viện 2 nhiệm kì), PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - chuyên gia về Khảo cổ học đồng thời là Giám đốc Bảo tàng Nhân học, PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng), PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa (Chủ nhiệm Khoa Xã hội học), PGS.TS Nguyễn Khánh Hà (Chủ nhiệm Khoa Tâm lí học)… Bên cạnh đó còn nhiều nữ cán bộ trẻ có trình độ, năng lực đang giữ trọng trách quan trọng tại các khoa như TS Đặng Thị Thu Hương – Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông. Hàng năm, trong số những gương mặt trẻ tiêu biểu được tuyên dương cấp Trường và cấp ĐHQGHN, có không ít cán bộ nữ rất xuất sắc ở vị trí công tác của mình.
Có thể nói, đội ngũ cán bộ nữ Trường ĐHKHXH&NV đã trưởng thành trên mọi lĩnh vực công tác và ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Cán bộ nữ của Trường không những làm tròn thiên chức người phụ nữ trong gia đình: yêu chồng, thương con, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc mà ngày càng tự tin trên cương vị công tác của mình, đạt nhiều thành tựu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các chị là niềm tự hào của Trường ĐHKHXH&NV.
- Nhưng nữ cán bộ cũng gặp nhiều bất lợi so với nam giới, Nhà trường đã có những chính sách gì để hỗ trợ nữ cán bộ trong công việc và học tập?
Nhà trường luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đảm bảo về số lượng và chất lượng. Các cấp uỷ Đảng đã đổi mới công tác quy hoạch cán bộ nữ, gắn quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Sau khi đưa vào diện quy hoạch, các đơn vị đã cử cán bộ nữ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, các đơn vị đều tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ về độ tuổi, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, sức khoẻ, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá lại việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ hiện có, từ đó, cụ thể hoá kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ.
Bên cạnh việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, Đảng uỷ luôn quan tâm, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên nữ, chú ý đến những tiêu chuẩn đặc thù để khuyến khích cán bộ nữ vào Đảng. Vì vậy, số đảng viên nữ chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Đội ngũ đảng viên nữ được kết nạp thời gian qua luôn gương mẫu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Về phía Nhà trường, chúng tôi thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền đẩy mạnh công tác cán bộ nữ trong toàn thể cán bộ, viên chức như: quán triệt các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ; xây dựng chương trình hành động và phổ biến đến các Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên,... làm thay đổi căn bản nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nữ trong các cấp lãnh đạo, trong cán bộ, đảng viên, qua đó khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng như định kiến hẹp hòi đối với cán bộ nữ, tạo điều kiện cho cán bộ nữ phát huy hết năng lực và trí tuệ của mình.
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu luôn quan tâm đến việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ. Ngay sau khi có công văn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 1999, Nhà trường đã thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ do đồng chí Hiệu trưởng Nhà trường làm Trưởng ban. Bằng những hình thức và biện pháp phong phú, nhờ sự hoạt động tích cực của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban Nữ công Công đoàn đã động viên, khích lệ chị em tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua cũng như các các hoạt động văn hoá xã hội. Bên cạnh đó, Nhà trường còn tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia các hoạt nghiên cứu khoa học, tổ chức cho chị em tham quan, nghỉ mát nhân dịp các ngày lễ lớn như ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).
- Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, thầy có chia sẻ gửi đến đến các nữ cán bộ của Nhà trường?
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác cán bộ nữ ở 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác đào đạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ kế cận ở một số đơn vị chưa thật sự được đầu tư theo chiều sâu. Một bộ phận cán bộ nữ còn có tư tưởng an phận, chưa vượt qua được những cản trở về gia đình, chưa thật sự vươn lên trong học tập nâng cao trình độ. Về phía Nhà trường cũng đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những chính sách ưu tiên cho đội ngũ cán bộ nữ một cách hệ thống hơn.
Nhưng để xây dựng và phát triển Trường ĐHKHXH&NV đáp ứng yêu cầu của thời kì phát triển mới và phát huy hơn nữa truyền thống của Nhà trường đòi hỏi toàn thể cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ nữ cán bộ, viên chức nói riêng phát huy cao độ sức lực, trí tuệ, sự sáng tạo. Mỗi cán bộ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự khẳng định mình trong công tác, kết hợp hài hoà giữa công việc gia đình và công tác xã hội, góp phần xây dựng và khẳng định vị thế của Trường ĐHKHXH&NV - một cơ sở giáo dục đại học uy tín, một địa chỉ tin cậy hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KHXH&NV của cả nước.
- Xin trân trọng cảm ơn thầy!