Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Đỗ Tiến Thắng với Ngữ điệu tiếng Việt

Chủ nhật - 26/04/2009 20:29

Vốn là một nhà ngôn ngữ học tài hoa, có tính cẩn trọng và cầu toàn, nhưng cuối cùng, Đỗ Tiến Thắng, Giảng viên khoa Văn học, vẫn phải khuất phục trước sự động viên, hối thúc bền bỉ, trường kì của rất nhiều đồng nghiệp, chiến hữu: Chuyên luận Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo của anh đã chào đời. Vấn đề ngữ điệu của lời nói Việt vốn nằm trong ý tưởng, mong ước của nhiều nhà Việt ngữ học, những để cho ý tưởng trở thành hình hài, có da có thịt, có sức thuyết phục khoa học, làm thành một cuốn sách “đứng được” không phải là câu chuyện tuỳ hứng một sớm một chiều. Cuốn sách mong đợi của bạn bè anh, được anh cho ra đời, đẹp và hấp dẫn như cô công chúa thứ ba của anh.

Đỗ Tiến Thắng với Ngữ điệu tiếng Việt
Đỗ Tiến Thắng với Ngữ điệu tiếng Việt

Vốn là một nhà ngôn ngữ học tài hoa, có tính cẩn trọng và cầu toàn, nhưng cuối cùng, Đỗ Tiến Thắng, Giảng viên khoa Văn học, vẫn phải khuất phục trước sự động viên, hối thúc bền bỉ, trường kì của rất nhiều đồng nghiệp, chiến hữu: Chuyên luận Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo của anh đã chào đời. Vấn đề ngữ điệu của lời nói Việt vốn nằm trong ý tưởng, mong ước của nhiều nhà Việt ngữ học, những để cho ý tưởng trở thành hình hài, có da có thịt, có sức thuyết phục khoa học, làm thành một cuốn sách “đứng được” không phải là câu chuyện tuỳ hứng một sớm một chiều. Cuốn sách mong đợi của bạn bè anh, được anh cho ra đời, đẹp và hấp dẫn như cô công chúa thứ ba của anh.

Sau khi khái quát và đánh giá đúng mức những thành tựu của Việt ngữ học đối với vấn đề ngữ điệu, chuyên luận đã đưa ra những quan niệm và cách tiếp cận riêng. Điểm mới của chuyên luận là đặt ngữ điệu tiếng Việt trong bối cảnh của một ngôn ngữ thanh điệu điển hình chứ không xuất phát từ sự mô phỏng ngữ điệu các ngôn ngữ châu Âu. Từ đó, tác giả đã xây dựng được một kiểu lược đồ miêu tả ngữ điệu rất đặc thù. Lược đồ này có thể rất khác lạ với những ai quen nhìn ngữ điệu các ngôn ngữ phi thanh điệu nhưng lại rất giản dị và dễ hiểu, ngay cả đối với những người “ngoại đạo”.

Có thể nói, đóng góp quan trọng đầu tiên của chuyên luận nằm ở mục Khái luận của cuốn sách. Ngoài việc cung cấp một cách tiếp cận mới, một lược đồ đặc thù, tác giả còn nêu được bản chất thực của ngữ điệu tiếng Việt và đặc biệt là khái quát được 5 thành tố của nó: cao độ, cường đô, trường độ, nhịp độ và điệu hình. Tiếp đó, công trình lần lượt khảo sát các loại ngữ điệu trong hệ thống cũng như trong sự hành chức của nó:

  • Ngữ điệu cấu tạo câu, gắn với chức năng ngữ pháp;
  • Ngữ điệu mục đích, gắn với chức năng phân loại câu;
  • Ngữ điệu tình thái, gắn với chức năng biểu cảm;
  • Ngữ điệu hàm ý, gắn với chức năng biểu thị ý nghĩa lô-gich;
  • Ngữ điệu hành vi, gắn với chức năng biểu thị hành động ngôn ngữ;
  • Ngữ điệu hội thoại, gắn với chức năng điều khiển giao tiếp.
Có thể nói, công trình này của tác giả Đỗ Tiến Thắng là chuyên luận đầu tiên về ngữ điệu tiếng Việt. Nội dung chính của chuyên luận gồm 7 phần: Khái luận, Ngữ điệu cấu tạo, Ngữ điệu mục đích, Ngữ điệu tình thái, Ngữ điệu hàm ý, Ngữ điệu hành vi và Ngữ điệu hội thoại. ...

Ở mỗi một mục như vừa nêu, tác giả đều có phần dẫn nhập, trình bày tường minh các vấn đề lí luận liên quan và nêu các ý kiến tranh luận, nếu thấy cần thiết, để người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng mà tác giả sẽ miêu tả. Với phương pháp khảo sát như vậy, cộng với những minh hoạ thực nghiệm, công trình đã cung cấp một bức tranh toàn diện, đa sắc màu về ngữ điệu với tư cách là một yếu tố vô cùng quan trọng của ngôn ngữ.

Điểm sáng tiếp theo của chuyên luận đầu tiên về ngữ điệu tiếng Việt này là cách trình bày. Ngữ điệu vốn là hiện tượng “linh hồn” nên không dễ gì chỉ ra cho người ta thấy được nó, nhưng Đỗ Tiến Thắng đã làm được một cách rất ngoạn mục. Tác giả đã “vẽ” từng nét, từng mảng đối tượng theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn sắc đến đa sắc để người đọc dần dần “đọc” được sự huyền ảo của ngữ điệu. Hoàn toàn có thể nói được rằng, cuốn sách là một điển hình hiếm hoi cho lối viết gây sự chú ý ngay từ đề mục, lối viết “lấy người đọc làm trung tâm”. Bởi vậy, phạm vi độc giả của của nó chắc chắn không dừng lại ở những người chuyên ngôn ngữ học. Chỉ tiếc ràng tác giả chưa khai thác phương diện nhịp điệu, tiết tấu của câu trong giao tiếp, trong thơ ca… Nếu làm được việc này nữa, “Ngữ điệu tiếng Việt” càng có nhiều bạn đọc.

Tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách này không chỉ cho độc giả người Việt mà còn cho tất cả những người đang học và biết yêu tiếng Việt trên mọi quốc gia, châu lục. Chúc mừng tác giả và chúc mừng Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả: i333

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây