Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

[Sách] Chủ nghĩa khu vực: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thứ tư - 15/05/2019 02:46

Cuốn sách "Chủ nghĩa khu vực: Những vấn đề lý luận và thực tiễn" là nỗ lực sau nhiều năm nghiên cứu của tác giả về chính trị và quan hệ quốc tế nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống và cập nhật về chủ nghĩa khu vực từ góc độ lý thuyết, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu một số trường hợp điển hình của chủ nghĩa khu vực trên thế giới như EU và ASEAN. Từ kinh nghiệm của hai khu vực tiêu biểu đó, cuốn sách này cũng cố gắng khái quát những đặc trưng cơ bản và mô hình khác nhau của chủ nghĩa khu vực, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập khu vực và quốc tế cho Việt Nam.

Để giúp độc giả có sự hiểu biết một cách hệ thống và toàn diện về chủ nghĩa khu vực, cuốn sách này bắt đầu bằng việc tìm hiểu các lý thuyết nghiên cứu về chủ nghĩa khu vực đương đại cả về quá trình phát triển lẫn cơ sở lý luận và các luận điểm chính. Trên cơ sở cung cấp các lý thuyết về chủ nghĩa khu vực, công trình sẽ phân tích quá trình hình thành và phát triển của hai trường hợp cụ thể là chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á và chủ nghĩa khu vực Tây Âu. Cuối cùng, cuốn sách đưa ra một số suy nghĩ và gợi ý cho việc phát triển nghiên cứu chủ nghĩa khu vực và hoạch định chính sách hội nhập khu vực của Việt Nam trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động hiện nay.

Vì một số lý do, về mặt thời gian, cuốn sách chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển nhận thức về chủ nghĩa khu vực, một số lý thuyết về chủ nghĩa khu vực đang được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Về không gian, cuốn sách cũng chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung có liên quan tới khía cạnh quan hệ quốc tế của chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á và Tây Âu thuộc khuôn khổ lý luận của các lý thuyết nói trên. Việc xem xét khả năng vận dụng các lý thuyết này cũng được giới hạn chỉ trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. Liên quan đến Việt Nam, cuốn sách này chỉ tập trung phân tích quá trình phát triển chính sách khu vực của Việt Nam từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới (1986), làm rõ nhận thức và chủ trương của Việt Nam đối với hội nhập khu vực.

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây