Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Chiếu phim và tọa đàm: “Gandhi trên màn ảnh – Những khuôn hình nhỏ của một cuộc đời lớn”

Thứ sáu - 02/10/2020 04:31
Chiều ngày 30/9, Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Bộ môn Ấn Độ học (Khoa Đông phương học) - Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda tổ chức buổi chiếu phim “Gandhi” và tọa đàm với chủ đề "Gandhi trên màn ảnh - Những khuôn hình nhỏ của một cuộc đời lớn". Sự kiện nhằm kỉ niệm 151 năm ngày sinh của vị anh hùng dân tộc Ấn Độ - Mahatma Gandhi (2/10/1869 – 2/10/2020),

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: TS. G.B.Harisha (Giám đốc Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda), PGS.TS Đỗ Thu Hà (Trưởng Bộ môn Ấn Độ học - Khoa Đông Phương học), TS. Nguyễn Phương Liên (Bộ môn Văn học nước ngoài - Khoa Văn học). Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo và các bạn sinh viên của Nhà trường.

Mở đầu buổi tọa đàm, TS. Hoàng Cẩm Giang (Bộ môn Nghệ thuật học), thay mặt Ban tổ chức phát biểu: "Mahatma Gandhi là một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Gandhi không chỉ dừng lại ở địa hạt của chính trị và tư tưởng mà trên các lĩnh vực văn học, âm nhạc và tất nhiên là cả điện ảnh. Hôm nay chúng ta có mặt tại đây để tiếp tục suy tư và tưởng nhớ ông, không chỉ với tư cách một vĩ nhân lịch sử, mà còn là một hình tượng điện ảnh sống động. Mặc dù là bộ phim xuất sắc và rất thành công, "Gandhi" vẫn chỉ là một góc nhìn, một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh lớn về con người kiệt xuất này. Đó cũng là lý do mà chúng tôi chọn chủ đề cho buổi hôm nay là: “Gandhi trên màn ảnh - Những khuôn hình nhỏ của một cuộc đời lớn”.

TS. G.B.Harisha chia sẻ trong sự kiện

TS.Nguyễn Thị Năm Hoàng (Phó Trưởng Khoa Văn học) phát biểu chào mừng tọa đàm. Cô dành những lời cảm ơn nhiệt thành đến các vị diễn giả, đồng thời hy vọng rằng trong tương lai, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda sẽ có nhiều hơn những hoạt động nhằm giúp truyền tải đến các bạn sinh viên cũng như người dân Việt Nam về xã hội, con người và lịch sử Ấn Độ, từ đó phát huy truyền thống hữu nghị giữa hai quốc gia.

Nhân dịp hợp tác với 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , TS. Harisha bày tỏ sự háo hức vì được tham gia buổi tọa đàm và được hòa vào trong không khí tràn đầy năng lượng trẻ của các bạn sinh viên. "Tôi đã có nhiều năm tham gia vào công việc giảng dạy, nên khi tôi đến Trường ĐHKHXH&NV ngày hôm nay, tôi có cảm giác rất quen thuộc. Tôi thấy hoạt động của Câu lạc bộ Điện ảnh thật sự là hoạt động thú vị và ý nghĩa. Có rất nhiều cách để chúng ta tiếp cận với nền văn hóa của những đất nước khác và tiếp cận theo hướng điện ảnh lúc nào cũng mang lại trải nghiệm rất thú vị, vì phim ảnh luôn là một trong những con đường gần nhất để chạm đến trái tim con người.”

TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng tặng hoa cho TS. G.B.Harisha sau sự kiện

Tại buổi tọa đàm, TS.Harisha, PGS.TS Đỗ Thu Hà và TS. Nguyễn Phương Liên đã chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc về hình tượng Gandhi trong bộ phim, những tư tưởng, triết lý, cũng như những đóng góp của “vị cha già” Gandhi trong việc giải phóng dân tộc Ấn Độ. Các vị diễn giả đều khẳng định những tư tưởng, triết lý đó vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống văn hóa xã hội Ấn Độ hiện đại. “Đây là bộ phim thành công nhất trong việc truyền tải triết lý sống của Gandhi. Những triết lý sống của ông không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giành lại độc lập cho Ấn Độ mà còn có thể đóng vai trò như kim chỉ nam hướng chúng ta đến với những điều làm nên ý nghĩa của cuộc đời”. – PGS.TS. Đỗ Thu Hà chia sẻ.

Đề cập đến vai trò của các loại hình nghệ thuật, theo TS. Nguyễn Phương Liên: “Những trải nghiệm với văn học hay điện ảnh có thể đưa chúng ta đến với những góc nhìn mới mẻ hơn về cuộc đời. Với mỗi trải nghiệm như vậy, từng cánh cửa được mở ra chào đón chúng ta, không hề có sự cưỡng bức hay ép buộc nào, từng cảm xúc cứ thế thầm dần vào tâm khảm mỗi người”.

Chia sẻ thêm về sự kết nối, TS.Harisha cho rằng: “Sự kết nối không chỉ dựa trên các yếu tố không gian hay thời gian. Bằng chứng là các bạn ngồi đây đều rất cảm động khi xem bộ phim về cuộc đời Gandhi, một người không nói tiếng Việt và thậm chí chưa từng đặt chân đến Việt Nam lần nào. Hay với bản thân tôi, những câu chuyện của các nhân vật lịch sử của Việt Nam như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hồ Xuân Hương hay Hồ Chí Minh đều rất thu hút và xúc động."

Các bạn sinh viên chụp ảnh với các vị diễn giả

Tổng kết buổi tọa đàm, TS. Hoàng Cẩm Giang một lần nữa cảm ơn các vị diễn giả đã tới tham dự chương trình. Thật đặc biệt khi “Gandhi”- một bộ phim tiểu sử về người Ấn Độ, được đạo diễn bởi người Anh và đạt giải thưởng Oscar tại Mỹ được chiếu phim cho những khán giả Việt Nam lại rất gần gũi và có sức mạnh kết nối chúng ta nhiều đến như vậy. 

Tác giả: Phạm Đức Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây