Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, xu hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí truyền thông ngày càng phát triển đa dạng. Những người làm công tác giảng dạy báo chí luôn mong muốn người học sau khi ra trường sẽ có đủ khả năng để thích ứng được với thực tiễn sôi động và phức tạp của ngành nghề này.
Nhiều chương trình đào tạo hệ chuẩn có tích hợp, bổ sung nhiều môn học mới như báo chí dữ liệu, truyền thông đa phương tiện, báo chí trên điện thoại di động, tổ chức nội dung sản xuất siêu tác phẩm báo chí… Một số học phần chuyên sâu về truyền thông có thể kể đến như văn hóa truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, truyền thông quan hệ công chúng… Đây là những hướng đi nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức vừa đủ rộng vừa chuyên sâu, đáp ứng được môi trường báo chí truyền thông thay đổi liên tục trong nước và thế giới.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương – Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: NTCC. |
Sự chuyển mình của các phương tiện truyền thông truyền thống dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra những phương tiện và xu hướng báo chí, truyền thông mới. Đây là thử thách nhưng cũng là yêu cầu các cơ sở đào tạo báo chí, không chỉ cần nghiên cứu những xu hướng mà còn phải cập nhật kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh xã hội mới.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương – Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Phóng viên: Trong quá trình đào tạo, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có cách thức ra sao để kết nối, trao đổi, bổ sung, cập nhật nội dung đào tạo sát với nhu cầu sử dụng của các cơ quan báo chí truyền thông?
PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương: Đào tạo phục vụ nhu cầu của xã hội và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng là một trong những triết lý đào tạo quan trọng của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông. Vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí truyền thông được xác lập ngay từ khi Viện chúng tôi xây dựng chương trình đào tạo, xuyên suốt trong quá trình triển khai đào tạo, và được ghi nhận khi nhà trường hoàn thành một chu trình đào tạo sinh viên. Cụ thể là, ngay từ khi xây dựng chương trình, chúng tôi đã có các buổi hội thảo, tọa đàm để thảo luận và xin ý kiến của các cơ quan báo chí.
Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, hàng năm, chương trình có thể được điều chỉnh không quá 20% nội dung. Trong quá trình đào tạo, chúng tôi luôn mời các nhà báo kỳ cựu, có kinh nghiệm đến chia sẻ kinh nghiệm, và trực tiếp tham gia giảng dạy các học phần thực hành. Không chỉ hỗ trợ giúp cho sinh viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông có thời gian thực hành thích đáng tại các cơ quan báo chí, mà các nhà tuyển dụng còn trực tiếp tham gia các Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, hoặc các sản phẩm báo chí thay thế cho khóa luận tốt nghiệp.
Trong thời gian qua, Viện đã xây dựng nhiều học phần mới, như: Đồ họa và thiết kế ấn phẩm báo chí truyền thông; Truyền thông thị giác; Thiết kế tương tác và animation đa phương tiện; Tác nghiệp báo chí trong tình huống khẩn cấp; Sáng tạo sản phẩm báo chí hiện đại; Ứng dụng truyền thông đa phương tiện; Ứng dụng báo chí trên thiết bị di động; Sáng tạo siêu tác phẩm báo chí đa phương tiện; Báo chí chuyên biệt về nội chính; Báo chí chuyên biệt về kinh tế; Báo chí chuyên biệt về văn hóa - xã hội; Các vấn đề xã hội và góc tiếp cận báo chí; Quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông…
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông còn có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đồng bộ với trường quay thực, trường quay ảo, phòng thu, phòng dựng, phòng multimedia… giúp sinh viên thực hành các sản phẩm báo chí truyền thông như trong tòa soạn thu nhỏ. Số học phần có tính thực hành chiếm khoảng 40% tổng số học phần chuyên ngành, và trong nhiều năm qua, sinh viên của Viện lựa chọn làm sản phẩm báo chí để thay thế khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, đào tạo là cả một quá trình lâu dài, đặc biệt cần cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng vững chắc và phương pháp tư duy hiện đại như tư duy tự học, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo… để có khả năng tự trau dồi kiến thức và thích nghi nhanh chóng, linh hoạt với biến đổi của xã hội. Đây là thế mạnh của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, trường đại học hàng đầu về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn của cả nước.
Sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trong phòng dựng hình. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
Phóng viên: Có 2 xu thế lớn trong báo chí thời gian qua được đề cập là tính chuyên sâu (đáp ứng quy hoạch báo chí) và chuyển đổi số. Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã và đang chuẩn bị ra sao cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu này sau khi ra trường?
PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương: Nhà trường rất quan tâm để trang bị kiến thức chuyên sâu cho sinh viên.
Thứ nhất là chuyên sâu về lĩnh vực chuyên biệt. Chương trình đào tạo cử nhân báo chí tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông được thiết kế trên bệ đỡ của khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn - thế mạnh của Nhà trường nhằm giúp cho các nhà báo tương lai có những bài viết với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.
Bên cạnh đó, chương trình uyển chuyển với nhiều hợp phần tự chọn giúp sinh viên chủ động định hướng lĩnh vực báo chí chuyên biệt của mình. Những sinh viên sau này muốn trở thành nhà báo nội chính có thể chọn các hợp phần tự chọn từ khối kiến thức khoa học chính trị và quan hệ quốc tế còn sinh viên chọn những học phần về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật… sẽ có thiên hướng trở thành phóng viên chuyên về mảng văn hóa, hoặc sinh viên có thể chọn các học phần về tâm lý học, xã hội học, kinh tế, môi trường…
Thứ hai, là chuyên sâu về lĩnh vực. Mặc dù Viện cung cấp kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trên đa loại hình báo chí cho sinh viên nhằm giúp sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu của xu hướng phát triển báo chí hội tụ, đa phương tiện, nhưng đến năm thứ 4, sinh viên được lựa chọn theo các hướng chuyên ngành: Báo in – Báo điện tử, Phát thanh – Truyền hình, PR – Quảng cáo và Quản trị Báo chí Truyền thông.
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đang xây dựng chương trình Báo chí và Truyền thông số, dự kiến tuyển sinh vào năm 2023. Đây cũng là hướng tiên phong của Viện nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ ở tất cả các cơ quan báo chí.
Sinh viên thực tập trong buổi ghi hình. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
Phóng viên: Vậy những ưu tiên trong thời gian tới của Viện ra sao để việc đào tạo báo chí đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giúp sinh viên ra trường nhanh chóng thích ứng được công việc tại các cơ quan báo chí nhanh nhất?
PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương: Ngành công nghiệp báo chí truyền thông đang thay đổi mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, cộng hưởng cùng nhu cầu thông tin ngày một tăng cao của công chúng trong xã hội hiện đại, xã hội thông tin, và thêm áp lực từ sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới, như mạng xã hội. Các giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông luôn cố gắng tích nạp, hệ thống hóa kiến thức mới để truyền giảng cho sinh viên, đặc biệt hướng dẫn sinh viên tác nghiệp với những dạng thức truyền thông mới, không chỉ là tin, bài phỏng vấn, phóng sự… mà còn các bài Longform, Mega Story…
Tuy nhiên, nền tảng kiến thức cơ bản, chuyên sâu, phương pháp tư duy hiện đại, tích cực, sáng tạo, cùng với kỹ năng học tập suốt đời mới là yếu tố then chốt để người làm báo tương lai có khả năng thích ứng, thích nghi tốt với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội và những yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Viện rất chú trọng đào tạo về pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông, đặc biệt là những vấn đề mới về đạo đức truyền thông trong môi trường số.
Ngoài đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, với gần 90% có trình độ tiến sĩ, và hơn một nửa được đào tạo ở nước ngoài, Viện còn có đội ngũ các nhà báo kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm tham gia thỉnh giảng, và giảng viên kiêm nhiệm với Viện. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm báo của các nhà báo được truyền thụ trực tiếp cho sinh viên.
Bên cạnh đó, ngay từ năm thứ 2, sinh viên đã có những đợt kiến tập, thực tập dài ngày (đợt thực tập tốt nghiệp dài hơn 2 tháng) tại các cơ quan báo chí truyền thông, để trực tiếp lĩnh hội hơi thở thời cuộc nóng hổi và nhúng mình trong môi trường làm báo thực thụ, để khi ra trường, sinh viên ít bỡ ngỡ và đỡ lúng túng.
Viện có mối quan hệ kết nối mạnh mẽ với các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông nước ngoài, và đã triển khai nhiều dự án hợp tác trong xây dựng chương trình đào tạo như với Đại học City London, Đại học Stirling (Vương quốc Anh)… Chúng tôi luôn chắt lọc, và đối sánh với chương trình đào tạo quốc tế để ngày một nâng cao chương trình đào tạo của Viện.
Sinh viên thực tập trong phòng phát thanh. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
Phóng viên: Viện trưởng có so sánh ra sao về việc đào tạo báo chí ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới?
PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương: Hơn một nửa các giảng viên ở Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông tu nghiệp tiến sĩ và sau tiến sĩ (postdoc) ở nước ngoài (Vương quốc Anh, Mỹ, Úc, Hàn Quốc,…), vì vậy, các thầy, cô đều luôn có ý thức chắt lọc, hệ thống hóa kiến thức mới mẻ, cập nhật trong các chương trình đào tạo nước ngoài để đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu khắt khe của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng chương trình mới, rà soát điều chỉnh chương trình hay kiểm định chất lượng chương trình là phải có sự so sánh, đối sánh chương trình đang đào tạo với một chương trình đào tạo của nước ngoài (thuộc top các trường đào tạo có thứ bậc xếp hạng cao trên thế giới).
Chúng tôi cũng học hỏi nhiều kinh nghiệm trong đào tạo báo chí ở nước ngoài, trong đó, chú trọng đào tạo rèn kỹ năng, rất quan tâm đến đào tạo về kinh tế báo chí truyền thông, và đa dạng hóa các chương trình đào tạo, để sản phẩm đào tạo các nhà báo tương lai có thể thích ứng với nhu cầu phong phú của xã hội. Viện đang có kế hoạch để kết nối với các trường đại học trong khu vực để có cơ chế công nhận tín chỉ của nhau, sau này, sinh viên có thể đa dạng hóa phương thức học tập của mình trong các chương trình trao đổi sinh viên.
Trong những năm qua, đặc biệt là sinh viên ngành báo chí cũng đã rất năng động, từ năm thứ 2, thứ 3 các em đã đi thực tập, cộng tác với nhiều cơ quan bên ngoài, đồng thời lĩnh vực truyền thông của ta hiện nay ngày càng mở rộng, không chỉ có các cơ quan báo chí mới cần sinh viên được đào tạo qua báo chí, kể cả các cơ quan doanh nghiệp khác cũng rất cần nhân lực được đào tạo ngành truyền thông.
Đầu ra cho sinh viên cũng được mở rộng hơn trước, khoảng 90% sinh viên sau 1 năm ra trường đều có việc làm trong lĩnh vực truyền thông, có thể là trong các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương, hoặc làm việc tại bộ phận truyền thông của Bộ, ban ngành, tại các phòng truyền thông của nhiều doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện…
Sinh viên thực tập tại trường quay ghi hình trực tiếp. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
35% cán bộ giảng dạy của Viện là Phó giáo sư, hơn 60% đạt học vị Tiến sĩ
Năm 1990, khoa Báo chí (nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông) ra đời. Ngay từ những ngày đầu thành lập, khoa Báo chí đã quy tụ được đội ngũ cán bộ, giảng viên tâm huyết, nhiệt tình. Đội ngũ đó, vừa có chất thâm trầm sâu sắc của thế hệ các nhà khoa học mà uy tín và tên tuổi đã lẫy lừng trong giới lý luận phê bình, vừa có chất hào hoa, lãng mạn đã trở thành thương hiệu “Thầy Tổng hợp”, vừa có sự sắc sảo, trí tuệ, và truyền cảm của những bậc thầy về sử dụng ngôn từ để mà mỗi lần các thầy, cô lên lớp, học trò nghe cứ như bị thôi miên, vừa có những tố chất làm báo: nhanh nhạy, gai góc, giàu tính chiến đấu, và tư duy phản biện...
Kiến thức hàn lâm, kinh nghiệm nghề nghiệp và phong cách “Báo chí Tổng hợp” được bồi đắp từ những người thầy đầu tiên gầy dựng khoa Báo chí đã đặt nền móng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của Khoa, giúp Khoa nhanh chóng lớn mạnh và sớm khẳng định vị thế của mình trong khối các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hơn 30 năm qua, truyền thống đó luôn hun đúc và được trao truyền, để các thế hệ nhà báo từ “lò” Tổng hợp, luôn nhắc nhớ mình về mái trường xưa, nhắc nhớ mình về chiếc nôi đã ươm mầm tri thức giúp cho họ có thêm bản lĩnh nhận diện thấu đáo vấn đề và truyền tải thông tin đến công chúng một cách nhân văn nhất. Nối tiếp sự nghiệp của các thế hệ đi trước, đội ngũ giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông hiện nay phần lớn là những cán bộ trẻ tuổi, năng động và đầy nhiệt huyết, 100% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó 35% cán bộ giảng dạy của Viện là Phó giáo sư, hơn 60% đạt học vị Tiến sĩ. Nhiều cán bộ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp ở Liên Xô, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nga... và là các chuyên gia uy tín trong giới học thuật, nghiên cứu báo chí truyền thông của cả nước.
Trong môi trường đào tạo và nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn hàng đầu ở Việt Nam, sinh viên của Viện được tiếp cận và được truyền thụ những kiến thức cơ bản, nền tảng và sâu sắc nhất về các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, những phông nền kiến thức quan trọng và quý báu giúp các nhà báo tương lai có nhiều bài viết đi vào lòng người với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương (người bên phải) trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên. Ảnh: Nhà trường cung cấp |
Thầy giáo Trần Quang (người đứng giữa) và các cựu sinh viên báo chí Khóa 37 trong lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu (Đại học Quốc gia Hà Nội) |
Từ mái trường này, hơn 10.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ báo chí đã tỏa về mọi miền đất nước, tác nghiệp, cống hiến những dòng tin hối hả, tạo nên dòng chảy liền mạch trong xã hội. Nhiều cựu sinh viên là các nhà báo luôn ở tuyến đầu trong những thời khắc cam go của bão tố, lũ lụt, thiên tai, nhiều nhà báo là cây bút hàng đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, hàng trăm cựu sinh viên đã được nhận giải thưởng Báo chí quốc gia, và giải báo chí toàn quốc của các ngành, các cấp… Nhiều cựu sinh viên đã và đang nắm giữ các vị trí then chốt trong hệ thống báo chí truyền thông nước nhà.
Chương trình đào tạo liên tục đổi mới và cập nhật
Đào tạo và nghiên cứu báo chí trong bối cảnh truyền thông hiện đại, bối cảnh bùng nổ truyền thông, giảng dạy về truyền thông mới, truyền thông hội tụ và đa phương tiện, truyền thông xã hội, về sự phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường truyền thông mới… đang là nội dung quan trọng được giảng dạy tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông. Trên tinh thần liên tục đổi mới, chương trình đào tạo của Viện được bổ sung nhiều học phần mới, hiện đại như: Báo chí trên điện thoại di động; Báo chí Dữ liệu; Tổ chức nội dung và sáng tạo siêu tác phẩm báo chí; Đưa tin trong tình huống khẩn cấp, và các lĩnh vực báo chí chuyên biệt khác.
Hiện nay, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã và đang đào tạo xuyên suốt các hệ cử nhân, sau đại học và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Bên cạnh các chương trình cử nhân Báo chí, Báo chí (chất lượng cao) và Quan hệ công chúng, Viện đang triển khai đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành Báo chí học (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng), Quản trị báo chí truyền thông và chương trình liên kết Quản trị truyền thông (với Đại học Stirling, Anh quốc)…
Số tuyển sinh đầu vào các ngành đào tạo của Viện luôn đứng trong top 3 các ngành có đông đảo nhất sinh viên, học viên đăng ký và nhiều năm liền và dẫn đầu toàn trường trong tuyển sinh sau đại học, trong đó có 5 lớp cao học tại các địa phương trong cả nước.
Sinh viên trao đổi với những tác phẩm báo chí điện tử. Ảnh: Nhà trường cung cấp. |
Viện là một trong những đầu mối giao lưu quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo báo chí truyền thông ở Việt Nam, với quan hệ hợp tác đối tác với nhiều cơ quan tổ chức báo chí nước ngoài và nhiều cơ sở đào tạo báo chí hàng đầu trên thế giới. Nhiều dự án hợp tác được triển khai, mà kết quả là nhiều cuốn chuyên khảo được ra mắt, hàng chục lượt cán bộ được tập huấn nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước, khung chương trình đào tạo ngành Báo chí và ngành Quan hệ công chúng từng bước được chỉnh sửa, nâng cao cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp truyền thông thế giới và Việt Nam. Viện cũng đã hình thành được tủ sách chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài với hơn 100 đầu sách để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông.
Năm 2018, trên cơ sở tích hợp khoa Báo chí và Truyền thông và Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã ra đời, ghi dấu mốc là đơn vị tiên phong trong trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, phát triển từ khoa lên Viện, chuẩn bị tiền đề cho hoạt động tự chủ đại học sau này.
Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương.
Điểm chuẩn các ngành của Viện Đào tạo báo chí và truyền thông, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội trong 5 năm qua (2017-2021). Nhà trường cung cấp. |
Tác giả: Tùng Dương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn