Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Về một “hành trình đi tìm cảm xúc” chưa trọn vẹn

Thứ tư - 07/04/2010 21:13
Giá như cái hành trình kia đi được hết con đường nó cần đi. Giá như có một Nora sập cửa Nhà búp bê ở đây thì vở kịch sẽ bớt đi được những ám ảnh buồn về một sự khẳng định le lói mà từ đầu người xem đã được nhen nhóm…
Về một “hành trình đi tìm cảm xúc” chưa trọn vẹn
Về một “hành trình đi tìm cảm xúc” chưa trọn vẹn
Giá như cái hành trình kia đi được hết con đường nó cần đi. Giá như có một Nora sập cửa Nhà búp bê ở đây thì vở kịch sẽ bớt đi được những ám ảnh buồn về một sự khẳng định le lói mà từ đầu người xem đã được nhen nhóm… Suy nghĩ ở trên hẳn không chỉ xuất hiện riêng trong tâm trí người viết bài này khi xem xong “Hành trình đi tìm cảm xúc” của Bùi Như Lai và Agnes Locsin, mà dường như nó là một sự hụt hẫng, mơ hồ tạo ra một trường cảm xúc cho người xem. Không biết có phải tôi đã bị ám ảnh, bị quy kết bởi cái lối kết thúc kịch có hậu của các vở kịch truyền thống quá hay không, nhưng thực sự “Hành trình đi tìm cảm xúc” đã tạo ra trong tôi một mênh mang buồn. Ngay từ cái tên, vở kịch tạo ra trong logic suy nghĩ của bất kì người nào từng xem kịch Việt Nam (ở đây, tôi không muốn nhấn mạnh đến chất lượng của kịch Việt Nam) một ý nghĩ hiển nhiên là: Cảm xúc sẽ đạt được một cách viên mãn, trọn vẹn và nhân bản sau cuộc hành trình nghiệt ngã và không ít đớn đau ấy. “Lệ có chảy từ mắt tôi đâu. Chúng đang giàn giụa chính trên mặt bạn! Sự thật có xấu đâu. Xin đừng che giấu!”. Nghe xong những lời nói được điệp đi điệp lại khá nhiều lần này trong vở kịch, người xem đã mơ hồ hình dung ra một giá trị nhân bản của cảm xúc con người sẽ được bảo vệ một cách mạnh mẽ, một cách quyết liệt. Cái sự giằng co khốc liệt giữa các cảm xúc giới của nhân vật trữ tình trong phần đầu đã báo hiệu một sự bùng nổ mạnh mẽ để vượt thoát.

Triển lãm ảnh và biểu diễn kịch hình thể về "thế giới thứ 3"

Khai mạc chiều 06/4/2010 tại Trường ĐHKHXH&NV, chuỗi triển lãm ảnh “Open – Mở” là dịp để sinh viên Hà Nội có nhận thức đầy đủ hơn về cộng đồng người đồng tính. Triển lãm do Viện Nghiên cứu Xã hội – Kinh tế và Môi trường (iSEE) và nhóm Kết nối và Chia sẻ (ICS) phối hợp tổ chức. Ngoài triển lãm ảnh, Trường ĐHKHXH&NV cũng là địa điểm đầu tiên đón nhận vở kịch hình thể “Stereo man và Hành trình đi tìm cảm xúc”, tối 07/4/2010. Hàng trăm bạn trẻ đã tới thưởng thức vở kịch và giao lưu với các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Tuổi trẻ. Được khởi động từ năm 2006, mỗi năm "Stereo man" có một chủ đề khác nhau. Năm nay, đạo diễn Bùi Như Lai và nhà biên đạo múa Agnes Locsin (Philippines) đã lấy cảm hứng cho vở kịch từ số phận của những người đồng tính ở Việt Nam. Dự kiến, chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức tại 10 trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội trong tháng 4 và tháng 5 năm 2010.

Nguyệt Anh

Tác giả: fankien

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây