Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Văn học Ba Tư, Saadi và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Iran

Thứ hai - 08/06/2015 05:21
Ngày 26/3/2015, PGS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng) và các cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa Đông phương học đã tới dự buổi nói chuyện chuyên đề có tên “Văn học Ba Tư, Saadi và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Iran”. Buổi lễ nhằm kỷ niệm ngày sinh của đại thi hào Saadi và ra mắt số tạp chí chuyên khảo về Saadi. Ngài Hossein Alvadi Behineh – Đại sứ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam và ông Mahmuh Alijade – Bí thư thứ 3 Đại sứ quán nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam đã góp mặt tại buổi lễ.
Văn học Ba Tư, Saadi và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Iran
Văn học Ba Tư, Saadi và mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam-Iran

Saadi sinh khoảng từ năm 1203 đến năm 1208 ở thành phố Shiraz, Iran. Ông là nhà thơ, nhà tư tưởng Ba Tư trung cổ, tác giả của những bài thơ – danh ngôn trở thành một khuynh hướng phổ biến trong văn học cổ Ba Tư. Tác phẩm chính của ông gồm Vườn quả - Bostan (1256) và Vườn hồng – Gulistan (1257), hai tập thơ lớn mang tính giáo huấn, hai cuốn sách giáo khoa cuộc đời mà sinh thời đã mang lại cho ông sự nổi tiếng không chỉ ở Ba Tư mà còn cả thế giới phương Đông nói chung, đưa ông lên thành một trong những nhà thơ vĩ đại của nhân loại.

Trong bài phát biểu của mình, Ngài Hossein Alvadi Behineh nhấn mạnh: “Việc giới thiệu các danh nhân văn hóa Iran mà một họ nổi tiếng thế giới là vô cùng quan trọng trong việc mở rộng quan hệ văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Iran và Việt Nam. Giới thiệu Saadi trong Số đặc biệt tháng 3/2015 của Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học Việt Nam là một trong những hoạt động được thực hiện gần đây giữa Đại sứ quán Iran và Trường ĐHKHXH&NV.” Ông hy vọng rằng “số đặc biệt Tạp chí này sẽ khuyến khích sự tìm hiểu nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu và giới yêu văn chương Việt Nam về Saadi nói riêng và văn học Ba Tư nói chung và việc này cũng góp phần tăng cường sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn giữa hai dân tộc lớn Iran và Việt Nam cũng như cộng đồng tri thức hai bên”.

Đại sứ Iran phát biểu khai mạc buổi nói chuyện chuyên đề (Ảnh: Trần Minh)

PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Đại sứ quán Iran vì đã cung cấp học bổng cho sinh viên Trường, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục cũng như nâng cấp phòng Iran học của Trường. Phó Hiệu trưởng cho rằng những hoạt động này đã đem lại kết quả tốt như giúp thúc đẩy nhận thức về văn hóa, xã hội rất đa dạng và thú vị của Iran. Buổi thuyết trình hôm nay cũng một hoạt động có ý nghĩa vì Saadi là đề tài mới mẻ nhưng ông là đại thi hào có tên tuổi trên thế giới.

PGS.TS Nguyễn Văn Kim giới thiệu Số đặc biệt Kỷ niệm Đại thi hào Saadi Shizazi (Ảnh: Trần Minh)

Tiếp đó, PGS. TS Đỗ Thu Hà (Chủ nhiệm bộ môn Ấn Độ học, Khoa Đông phương học) đã giới thiệu về Số đặc biệt Kỷ niệm Đại thi hào Saadi Shizazi. Nội dung của số chuyên san về đại thi hào Saadi trải rộng trên bốn nhóm chủ đề chính: Khái quát thời đại, cuộc đời và sự nghiệp Saadi – Những giá trị nội dung tư tưởng nhân văn trong sáng tác Saadi – Hệ thống biểu tượng nghệ thuật thơ ca Saadi – Di sản Saadi trên thế giới và ở Việt Nam. 

PGS.TS Nguyễn Văn Kim chụp ảnh cùng Đại sứ Iran và các cán bộ, giảng viên Khoa Đông phương học

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây