Học viên tham gia khoá học đến từ Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), Đại học Humboldt, Đại học Sains Malaysia, Đại học Gadjah Mada, Đại học Philipines, Đại học Georg August Göttingen…
Trong lời chào mừng gửi tới các học viên quốc tế của khoá học, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) nhắc đến bối cảnh toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và những đổi mới tích cực tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ gần đây dưới ảnh hưởng của toàn cầu hoá. Theo đó, từ những năm 1970 và đặc biệt từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, toàn bộ thế giới đã tham gia vào “phong trào hướng tới sự hội nhập, tương tác và tương thuộc lớn hơn giữa các dân tộc và tổ chức xuyên biên giới quốc gia”. Đổi lại, sự hội nhập, tương tác và tương thuộc lớn hơn đem lại những thách thức và mối đe dọa như chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu, buôn lậu, bệnh dịch…
GS.TS Phạm Quang Minh giảng bài tại khoá học "Toàn cầu - địa phương hoá ở Việt Nam”
Từ góc độ quốc gia, từ năm 1986, Việt Nam chính thức phát động chính sách cải cách Đổi mới. Cho tới nay, nó đã đem lại thay đổi tích cực cho đất nước. Về chính trị, đã diễn ra tiến trình dân chủ hóa. Về kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung trước đây sang kinh tế thị trường. Về văn hóa, có sự bùng nổ của các lễ hội và truyền thống văn hóa. Nhìn chung, Việt Nam được lợi nhiều từ toàn cầu hóa nhưng cũng có những quan ngại. Do vậy, các thay đổi tại Việt Nam bao hàm cả khía cạnh toàn cầu và khía cạnh quốc gia.
Giới thiệu về Trường ĐHKHXH&NV, Giáo sư Hiệu trưởng nhấn mạnh: “Nhà trường luôn cố gắng để cởi mở và hội nhập hơn với các trường đại học khác trên thế giới”. Ngày nay, ĐHKHXH&NV đang phát triển theo định hướng một đại học nghiên cứu với 24 chương trình bậc đại học và 70 chương trình sau đại học. Sứ mệnh Nhà trường là phục vụ chiến lược cải cách và hội nhập. Để làm điều đó, ĐHKHXH&NV đã trở thành diễn đàn để trao lưu và thảo luận học thuật ở tầm vóc khu vực và quốc tế. Khóa học mùa hè “Toàn cầu-địa phương hóa ở Việt Nam” mà Nhà trường tổ chức cùng Đại học Humbolt là một trong những hoạt động có ý nghĩa như vậy, nhằm hiện thực hoá chủ trương trên của Nhà trường.
Trong chia sẻ tại chương trình, GS. Vincent Houben (ĐH Humboldt, Đức) nói về khoá học mùa hè này: Đây là khóa học đầu tiên diễn ra ở Hà Nội, là sự nối tiếp một chuỗi các khóa học mùa hè khác tại Đại học Sains Malaysia và Đại học Gadjah Mada ở Yogyakarta, Indonesia. Những khóa học này hướng tới mục tiêu tăng cường liên kết giáo dục giữa Đại học Humboldt với các đại học đối tác Đông Nam Á. Ngoài ra, với sự tham gia của các học viên từ các nước Đông Nam Á, khóa học này cũng nhắm tới tăng cường các trao đổi nội-ASEAN. Ngoài ra, khóa học này cũng cố gắng gợi mở các hướng nghiên cứu về Đông Nam Á.
Trong tuần đầu tiên, học viên sẽ nghe giảng về chủ đề của khóa học nhưng sang tuần thứ hai, họ sẽ tham gia nghiên cứu thực địa ngoài trường.
Các chuyên đề của khoá học lần này gồm:
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn