Một số tin bài liên quan:
- Giáo dục Việt Nam:
- Sài Gòn Giải phóng:
- VOV.VN:
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ:
- Báo điện tử Đảng Cộng sản:
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc (ảnh Hiếu Lương)
Tham dự chương trình, có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt nam; đồng chí Lê Xuân Tùng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Đào Trọng Thi, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ; đồng chí Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia HCM; Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN; đồng chí Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Đến dự lễ kỷ niệm còn có sự hiện diện của nhiều vị khách quốc tế, đến từ đại sứ quán Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nga, Cộng hòa hồi giáo Iran, Ấn Độ,...văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội; Phái đoàn Ủy ban liên minh Châu Âu; tập đoàn AEON; Hiệp hội các trường đại học tiếng Pháp. Và đặc biệt là sự hiện diện của 17 đoàn đại biểu đến từ các trường Đại học Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan đại diện cho hơn 200 đối tác của Nhà trường.
Sau các tiết mục văn nghệ chào mừng, GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Nhà trường đã đọc diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm. Diễn văn ghi dấu lại những chặng đường mà thầy và trò Trường ĐHKHXH&NV đã làm được trong 70 năm qua.
Cách đây vừa đúng 70 năm, ngày 10/10/1945, chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh số 45, thành lập Ban Văn khoa Đại học, tiền thân của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN ngày nay. Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHXH&NV đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ đào tạo, nghiên cứu khoa học đến tư vấn và góp ý chính sách cho Đảng và Nhà nước. Từ mái trường này, nhiều thế hệ sinh viên đã trở thanh các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà chuyên môn giỏi trong nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với bề dày 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã vinh dự được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất (1981), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001), Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005) và Huân chương Hồ Chí minh (2010).
Trong lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập Trường, với những kết quả và bảng vàng thành tích đã đạt được, Nhà trường tiếp tục Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (ảnh Trần Thành Trung)
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Vũ Đức Đam đã gửi những lời tri ân đối với các thế hệ thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, quản lý, viên chức Nhà trường, những thế hệ đã đóng góp tâm sức, trí tuệ để phát triển nền khoa học Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Trong suốt 70 năm qua, Nhà trường đã không ngừng vươn lên, đứng đầu đất nước về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Từ mái trường này, hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đã được đào tạo, lao động, cống hiến và hi sinh cho đất nước. Nhiều nhà giáo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội, nhà quản lý nổi tiếng từ mái trường đã đóng góp quan trọng cho dân, cho nước. Nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học của Nhà trường đã khơi dậy truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, đã làm sáng tỏ và bồi đắp cội nguồn, bản sắc văn hóa của dân tộc, đã cung cấp những căn cứ khoa học xác thực về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đã kiến giả được vị thế của đất nước và mối bang giao với các quốc gia, các tổ chức khu vực và thế giới.
Nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc phát triển nền khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, cũng như nền khoa học, nền giáo dục và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trình độ học thuật và chất lượng học thuật của Nhà trường được xã hội ngưỡng mộ, được quốc tế đánh giá cao.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chúc mừng Nhà trường tại lễ kỷ niệm (ảnh Hiếu Lương)
Phó Thủ tướng nhấn mạnh "Lịch sử nhân loại đã khẳng định, sức sống, sức mạnh, tương lai của một quốc gia không chỉ là từ tiềm lực kinh tế mà sâu sa là từ văn hóa, từ con người. Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu và đúc kết các vận động, các mối quan hệ, cấu trúc xã hội, các vấn đề về con người...Vì vậy, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và sinh viên Trường ĐHKHXH&NV có sứ mệnh là những người tiên phong trong động viên thế hệ trẻ, động viên toàn xã hội phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, thổi bùng lên ngọn lửa khát vọng, quyết tâm chung sức đồng lòng để đất nước mạnh lên về mọi mặt".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bày tỏ niềm tin tưởng và chắc chắn rằng, với những thành tựu và truyền thống 70 năm phát triển, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhất định sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành đại học nghiên cứu chất lượng cao, có vị thế ngày càng cao trong hệ thống đại học khu vực và trên thế giới.
Từ Đại học Văn Khoa đến Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 1. Nổi bật và xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của Nhà trường là truyền thống yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc, thống nhất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc. Thế hệ các giáo sư đầu tiên của Đại học Văn khoa hầu hết là những trí thức yêu nước, theo lời kêu gọi của tổ quốc và sự cảm hóa của Bác Hồ đã gắn bó cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học qua hai cuộc kháng chiến cứu nước đầy gian khổ và hiểm nguy. Tiếp bước cha anh, nhiều cán bộ sinh viên Nhà trường đã hăng hái lên đường, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, góp phần giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Sự cống hiến và hi sinh của những tấm gương anh hùng liệt sĩ như Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong và nhiều giảng viên sinh viên khác đã dựng nên những tượng đài vĩnh cửu và là niềm tự hào của nhiều thế hệ Nhà trường ngày nay. 2. Là một cơ sở khoa học lớn của đất nước, truyền thống bền bỉ, vươn lên tầm cao khoa học đã ngấm sâu vào tâm tư, ý nguyện của các thế hệ thầy và trò Trường ĐHKHXH&NV. Khắc ghi đậm nét tinh thần học thuật của Nhà trường. Các giáo sư thuộc thế hệ đi đầu cùng đội ngũ cán bộ phía sau đã dành hết trí tuệ và công sức nghiên cứu các vấn đề thuộc về xã hội và nhân văn, để lại những công trình nổi tiếng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Có thể nói, trong mọi giai đoạn phát triển của Nhà trường, đều nổi lên những công trình có tầm vóc, đề cập những vấn đề thuộc về truyền thống dân tộc cũng như giải quyết các vấn đề đã và đang xảy ra trên tiến trình phát triển của đất nước. Các sản phẩm khoa học đó đã để lại những giá trị bền vững cho hôm nay và mai sau. Ban Giám Hiệu Nhà trường tri ân các nhà giáo lão thành, đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của Nhà trường (ảnh Trần Thành Trung) 3. Truyền thống kế thừa và kết nối liên tục giữa các thế hệ thầy và trò trong suốt 70 năm qua. Sinh viên, giảng viên các lớp trẻ, luôn học tập miệt mài công trình của các nhà khoa học lớp trước vừa tiếp thu kế tục, vừa bổ sung nâng cao luận điểm khoa học để hình thành các đợt sóng kiến thức tiếp nối và phát triển không ngừng. Sự phát triển của nhiều khoa, nhiều bộ môn trong trường là kết quả cụ thể của tinh thần kế thừa, tiếp nối liên tục, không bị gián đoạn tọa điều kiện rất cho cuộc hành trình khoa học lâu dài, hầu như vô tận của Nhà trường. 4.Nét truyền thống về hội nhập quốc tế: Ngay từ khi thành lập, quan hệ đối ngoại của Nhà trường đã luôn được chú trọng. Thời kỳ Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhiều mối quan hệ hợp tác được ký kết với các trường đại học lớn của các nước XHCN. Ngày nay,khi đất nước đổi mới, Nhà trường đã nhanh chóng mở cửa liên hệ với nhiều đối tác của Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Úc...nhiều trường ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á và trên nhiều châu lục khác. Đến nay số lượng các trường có ký văn bản hợp tác với trường ta tăng lên vượt bậc. Điều đó đã tạo nên nét truyền thống về hội nhập quốc tế, đem lại kết quả trên nhiều lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và trao đổi. Đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Giám đốc ĐHQGHN (ngoài cùng bên phải) tặng hoa tri ân các thế hệ lãnh đạo Nhà trường qua các thời kỳ 5. Giá trị truyền thống Nhân văn, bản sắc Nhân văn: 70 năm xây dựng và phát triển đã ghi dấu ấn sâu sắc mối quan hệ tình người giữa thầy và trò, giữa các thế hệ, giữa Nhà trường với xã hội. Do vậy, Trường ĐHKHXH&NV ngày nay, đã dành được sự tin cậy của xã hội, chẳng những về nội dung học thuật mà còn về nếp sống, về cách ứng xử trong giao tiếp, trong mọi mối quan hệ của cuộc sống. Có thể khẳng định rằng, chính truyền thống Nhân văn đã tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng và qua đó đã dẫn tới những thành công trong việc phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Lược ghi bài phát biểu của GS.NGND Vũ Dương Ninh tại lễ kỷ niệm của Nhà trường |
Tác giả: Phương Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn