Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Toạ đàm về điều kiện hình thành Trung tâm đào tạo tiến sĩ KHXHNV

Thứ năm - 10/12/2009 01:26

Toạ đàm diễn ra ngày 7/12/2009 với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lí giáo dục Việt Nam và Pháp.

Toạ đàm diễn ra ngày 7/12/2009 với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lí giáo dục Việt Nam và Pháp.

Nội dung chính của toạ đàm là thảo luận về triển vọng và các điều kiện cần thiết để thành lập Trung tâm đào tạo tiến sĩ khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế với sự giúp đỡ của các giáo sư và các đại học của Cộng hoà Pháp tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Chủ trì toạ đàm là GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, GS.TSKH Nguyễn Trọng Do - Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN.

[img class="caption" src="images/stories/2009/12/10/toadamttts-nvkhanh.jpg" border="0" alt="GS.TS Nguyễn Văn Khánh. (Ảnh: NA/USSH)" title="GS.TS Nguyễn Văn Khánh. (Ảnh: NA/USSH)" align="left" width="160"/>

Trong phát biểu mở đầu, GS.TS Nguyễn Văn Khánh đã giới thiệu một số nét về các chương trình hợp tác của Nhà trường với các đối tác Pháp. Nhà trường đã có quan hệ hợp tác khá lâu đời với nhiều đại học Pháp như Đại học Paris 7, Toulouse 1, Toulouse 2, Paris I Patheon Sorbone, Nantes, Nimes, Le Mans, Anger, cơ quan đại học Pháp ngữ AUF. Các hoạt động hợp tác rất phong phú như trao đổi giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên; phối hợp xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu; tổ chức các toạ đàm, hội thảo Pháp - Việt gây tiếng vang lớn; đào tạo học viên cao học và nghiên cứu sinh... Đặc biệt, từ năm 2007, với chủ trương quốc tế hoá các chương trình đào tạo, Nhà trường đã phối hợp với Đại học Toulouse 2 triển khai chương trình kiên kết đào tạo thạc sĩ Quản lí tổ chức, Tâm lí học phát triển, Quản lí du lịch để tạo điều kiện cho học viên Việt Nam theo học chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Để tiếp tục mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên, nhằm mở rộng hơn nữa các chuyên ngành đào tạo hướng tới chuẩn quốc tế, Trường ĐHKHXH&NV với sự hợp tác với một số đại học Pháp như Đại học Nantes, Le Mans, Angers đề xuất việc thành lập Trung tâm đào tạo tiến sĩ về Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Trường. Tuy nhiên, cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Khánh, để hình thành Trung tâm, có nhiều vấn đề quan trọng cần phải bàn bạc và dự liệu từ các hai phía Việt Nam và Pháp như: cơ chế hoạt động sẽ như thế nào? cơ chế phối hợp giữa Nhà trường và các đối tác Pháp? việc tập hợp và xây dựng đội ngũ giảng viên Pháp, Việt? kinh phí hoạt động? xác định những lĩnh vực và định hướng ngành nghề ưu tiên đào tạo ra sao? làm thế nào để thu hút học viên Việt Nam?...

Các ý kiến phát biểu của các chuyên gia Pháp tỏ ý tán đồng và sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ Nhà trường thực hiện mong muốn trên. Các ý kiến cũng nêu ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hình thành trung tâm như: bề dày quan hệ hợp tác các trường đại học Pháp - Việt; kinh nghiệm quốc tế của các đối tác, nhu cầu đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam lớn; ưu tiên của nhiều đại học Pháp trong định hướng phát triển hợp tác với Việt Nam...

[img class="caption" src="images/stories/2009/12/10/toadamttts.jpg" border="0" align="center" width="580"/>

Tuy nhên, xuất từ kinh nghiệm thành lập các trung tâm và trường đào tạo sau đại học ở Pháp cũng như thực trạng đào tạo tại Việt Nam, các đại biểu cũng đưa ra những khó khăn trước mắt khi thực hiện ý tưởng trên như: kinh nghiệm triển khai đào tạo sau đại học các ngành Pháp ngữ tại Việt Nam còn ít; học viên gặp khó khăn khi phải có trình độ ngoại ngữ cao mới theo học được các chương trình này; xây dựng và chuyển giao đội ngũ giảng viên hai bên có nhiều khó khăn; việc mở các ngành đào tạo phải tiến hành dần dần từ những ngành đã có sẵn và có bề dày kinh nghiệm rồi mới đến các ngành mới; phải tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ để thực hiện chương trình...

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây