Tham dự chương trình có PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng đông đảo giảng viên trẻ các khoa và bộ môn trực thuộc trong trường.
Với tham luận "Kỹ năng và phương pháp viết bái báo, tạp chí khoa học",chia sẻ từ góc độ quá trình cá nhân tham gia nghiên cứu, PGS.TS Phạm Quang Minh, nhấn mạnh quan điểm chủ động của tác giả. Theo PGS Minh, các cán bộ trẻ phải luôn luôn tích cực tham gia hội thảo. Điều này sẽ tạo những cơ hội kết nối cá nhân với các học giả hàng đầu trong những lĩnh vực đó. Tiếp đó, các cán bộ trẻ cũng cần phải mạnh dạn, quyết tâm trong việc nhận đề tài của đối tác, tích cực tham gia vào các nghiên cứu chung, xây dựng quan hệ chuyên môn với các học giả quốc tế, tìm hiểu thông tin chi tiết cề các tạp chí quốc tế, nơi mình định gửi bài và nâng cao trình độ tiếng anh.
Xuất bản hay là chết, đó là một ý kiến được nhấn mạnh của PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa lịch Sử trong bài tham luận "Kinh nghiệm viết và xuất bản bài báo, tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế". Đây vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ mà các giảng viên trẻ phải thực hiện..
Ngoài ra ý kiến trên, PGS Tuấn cũng chia sẻ một số kinh nghiệm khác trong quá trình nghiên cứu khoa học của cá nhân mình như: việc tối ưu hóa các công bố trong công trình luận án, các kỹ năng khai thác dữ liệu quan trọng, hay việc trình bày các nghiên cứu khoa học làm sao cho hợp lý...
Ngoài hai báo cáo trên, tọa đàm còn lắng nghe và thảo luận hai báo cáo liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu và công bố của mình là: báo cáo "Một số thủ tục cần thiết trong lĩnh việc xuất bản bài báo, tạp chí khoa học cấp quốc gia" của ThS. Phan Văn Kiền, Khoa Báo chí và Truyền thông; và báo cáo "Một số quy định tính điểm các công trình khoa học đối với việc xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáp sư và điều kiện trong việc tuyển dụng viên chức" của ThS. Ngô Kiều Oanh, Phó Trưởng phòng phụ trách Tổ chức.
Tác giả: Đình Hậu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn