GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV phát biểu khai mạc
Tới dự chương trình còn có ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam; bà Meirav Eilson Shahar, Đại sứ Israel tại Việt Nam; cùng đại diện các Đại sứ quán Hà Lan, Nauy, Áo, Philippines, Canada, Bỉ và Mexico, Hungary, Brazil… và sự góp mặt của gần 400 sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Hơn 70 năm sau sự sụp đổ của đế chế Đức Quốc xã, những ký ức về Holocaust thay đổi một cách nghịch lí. Các viện bảo tàng, lễ tưởng niệm, các bài giảng có thể tìm thấy ở khắp nơi và Holocaust cũng được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên có nhiều khái niệm được sử dụng không đúng khi nói về Holocaust. Rất nhiều người Châu Âu tuy sống ngay tại những nơi xảy ra cuộc thảm sát người Do Thái nhưng lại biết rất ít về nguồn gốc và những hậu quả của Holocaust. Sự thiếu hiểu biết về Holocaust đã gây ra những hiện tượng tiêu cực liên quan đến nhau. Khi chúng ta không hiểu về một sự kiện thì họ rất dễ ràng đơn giản hóa, lạm dụng, xuyên tạc hay thậm chí chối bỏ nó.
Bà Meirav Eilson Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam đang phát biểu
Thảm họa Holocaust diễn ra đã trở thành sự cảnh báo đối với nhân loại. Tuy nhiên, sự cảnh báo ấy chưa đủ sức nặng để ngăn chặn những thảm họa diệt chủng hay những cuộc tàn sát mang tính chất diệt chủng diễn ra trong vòng 70 năm qua. Đối với một số kẻ, Holocaust không phải là một lời cảnh báo mà là một mô hình để học theo. Chính vì thế, hàng triệu người tiếp tục trở thành nạn nhân của chế độ diệt chủng tại Campuchia, Bosnia, Rwanda và gần đây nhất là Darfur.
Vì điều đó, sự kiện ngày hôm nay như là một cách để chúng ta tưởng niệm về những nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust, đồng thời cũng cung cấp thông tin cơ bản cho các bạn sinh viên Việt Nam những thông tin cơ bản về Holocaust.
Sự thiếu hiểu biết có thể sẽ bị xóa bỏ bởi kiến thức và chỉ có kiến thức mới có khả năng đem lại sự thông tuệ cho con người. Khi được trang bị kiên thức đầy đủ, các bạn trẻ sẽ biết cách trân trọng ký ức của quá khứ, chịu trách nhiệm với những tội ác và ngăn cản thảm họa diệt chủng, các cuộc thanh lọc sắc tộc hay hành động khủng bố có thể xảy ra trong tương lai.
Trong bài phát biểu khai mạc của mình, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV đã nhấn mạnh: Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là một trong những trung tâm đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhiều nhà lãnh đạo lớn của Việt Nam đã trưởng thành từ mái trường này. Việc tổ chức buổi tưởng niệm và trình chiếu bộ phim dành cho sinh viên nhà trường là hoạt động rất ý nghĩa và thiết thực. Nó không chỉ giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn phần nào tác động đến những nhận thức và thay đổi của các bạn sinh viên trong tương lai.
Ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đang trình bày thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhân ngày tưởng niệm quốc tế các nạn nhân của cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã thực hiện
Ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, đã mang thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhân này tưởng niệm quốc tế các nạn nhân của cuộc diệt chủng do Đức Quốc Xã thực hiện - Holocaust, đến với toàn thể các đại biểu và các bạn sinh viên tại hội trường.
"Hôm nay chúng ta cùng vinh danh những nạn nhân của cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã. Đây là một bi kịch không gì có thể so sánh được trong lịch sử nhân loại. Thế giới có bổn phận phải nhớ rằng Holocaust là một chiến dịch thảm sát có hệ thống để loại bỏ những người Do Thái và nhiều người khác. Sẽ rất là sai lầm khi ai đó nghĩ rằng Holocaust là kết quả điên rồ của một nhóm tội phạm Đức Quốc Xã. Ngược lại, cuộc diệt chủng Holocaust là đỉnh điểm của sự hận thù thiên niên kỷ, bắt những người Do Thái phải giơ đầu chịu bắn và kì thị đối với họ (hay như hiện nay chúng ta còn gọi là chủ nghĩa bài Do Thái). Thật là bi kịch và trái với quyết tâm của chúng ta, chủ nghĩa bài Do Thái vẫn đang tiếp tục phát triển. Chúng ta cũng rất đau buồn và lo lắng khi nhìn thấy sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan, bài ngoại, kì thị chủng tộc và chống lại người Hồi Giáo. Sự bất hợp lý và không thể chấp nhận được đang quay trở lại. Điều này hoàn toàn trái ngược với những phổ quát của hiến chương Liên hợp quốc và tuyên ngôn về quyền con người. Chúng ta không bao giờ có thể im lặng hay thờ ơ khi con người đang hứng chịu đau khổ. Chúng ta phải luôn bảo vệ người dễ bị tổn thương và mang kẻ xấu ra trước công lý. Như chủ đề của ngày tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng Holacaust năm nay muốn nêu bật đó là "Một tương lai tốt đẹp hơn sẽ phụ thuộc vào nền giáo dục". Sau những tội ác kinh hoàng ở thế kỷ 20, thế kỷ 21 sẽ không có chỗ cho những tội ác không thể chấp nhận được. Tôi đảm bảo với các bạn rằng, với vai trò của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, tôi sẽ là người xung phong hàng đầu trong cuộc chiến chống chủ nghĩa bài Do Thái và tất cả các hình thức khác của thù hận. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một tương lai về nhân phẩm và bình đẳng cho tất cả mọi người và vinh danh những nạn nhân của cuộc diệt chủng Holacaust, những người mà chúng ta không bao giờ được phép quên lãng. "
Sau bài phát biểu của ngài Kamal Malhotra, toàn thể các đại sứ, các vị đại biểu và các bạn sinh viên Trường ĐHKHXH&NV đã dành một phút tưởng niệm cho các nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust.
Cuối chương trình, các bạn sinh viên đã xem bộ phim ngắn với chủ đề "Chiến thắng cuối cùng", để có thể hiểu rõ hơn về cuộc diệt chủng Holocaust.
Holocaust là tên gọi của cuộc thảm sát của phát xít Đức nhằm giết hại toàn bộ người Do Thái. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với nhiều kẻ đồng lõa từ các quốc gia khác nhau, phát xít Đức đã giết hại hơn 6 triệu người Do Thái trên khắp Châu Âu. Phong trào bài trừ người Do Thái nổ ra tư khi Hitler lê nắm quyền vào tháng 1 năm 1933 - thời điểm được nhiều nhà sử học dùng để đánh dấu sự mở đầu của kỷ nguyên Holocaust. |
Tác giả: Hoài An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn