PGS.TS.NGƯT. Lê Sỹ Giáo (1949-2017)
PGS.TS.NGƯT Lê Sỹ Giáo - sinh năm 1949 tại xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá; nguyên Bí thư Chi bộ, Trưởng Bộ môn Nhân học Văn hoá, Khoa Nhân học; nguyên Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng Khoa Lịch sử, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu - do tuổi cao, sức yếu đã từ trần ngày 25 tháng 3 năm 2017 (tức ngày 28 tháng 02 năm Đinh Dậu), hưởng thọ 69 tuổi.
Lễ viếng được tổ chức từ 8 giờ đến 10 giờ, thứ Ba, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (tức ngày 01 tháng 03 năm Đinh Dậu), tại Nhà tang lễ Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông, số 10E đường Nguyễn Viết Xuân, quận Hà Đông, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 10 giờ cùng ngày. Hoả táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển.
PGS.TS.NGƯT. Lê Sỹ Giáo sinh ngày 12 tháng 7 năm 1949, trong một gia đình dân tộc Thái ở xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lớn lên trong hoàn cảnh Cụ thân sinh mất sớm, Thầy được mẹ và chị hết lòng chăm sóc, nuôi dạy. Năm 1969, người Thanh niên ham học Lê Sỹ Giáo trúng tuyển vào Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và gắn bó với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , với Khoa Lịch sử và Khoa Nhân học từ đó đến nay. Năm 1973, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dân tộc học thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thầy được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Bộ môn Dân tộc học thuộc Khoa Lịch sử. Từ năm 1983 đến năm 1987, người trí thức trẻ Lê Sỹ Giáo được Đảng và Nhà nước cử đi làm Nghiên cứu sinh, chuyên ngành Dân tộc học tại Trường Đại học Tổng hợp Leningrad thuộc Liên bang Xô Viết. Sau bốn năm học tập ở Liên Xô, với bằng Tiến sĩ hạng ưu, Thầy trở về nước tiếp tục sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Với năng lực, nhiệt huyết và trình độ học vấn uyên bác; với sự trải nghiệm và nguồn lực tri thức Dân tộc học phong phú tích lũy được qua các môi trường học thuật trong nước, quốc tế cùng các chuyến đi điền dã ở vùng Việt Bắc, Tây Bắc và các vùng núi cao Thanh - Nghệ Tĩnh, PGS.TS Lê Sỹ Giáo đã đi sâu nghiên cứu một số lĩnh vực trọng tâm của ngành Dân tộc học, Nhân học và đã để lại cho đời gần 100 công trình khảo cứu công phu mà nhiều công trình trong số đó được đồng nghiệp và giới chuyên môn coi là điểm mốc, những dấu ấn và đóng góp tiêu biểu về học thuật. Các công trình của Thầy về Dân tộc học nông nghiệp; Văn hoá các dân tộc Tày - Thái ở Việt Nam; Về nguồn lực tri thức bản địa, kinh nghiệm bảo vệ môi trường sống, nguồn tài nguyên của người Thái và các dân tộc thiểu số; Về quan hệ tộc người ở Việt Nam cũng như đặc tính nhân chủng, văn hóa của các dân tộc ở châu Á... đã làm nên tên tuổi và uy tín chuyên môn cao của một nhà khoa học. Nhiều kết quả nghiên cứu, bộ sách, giáo trình viết chung, viết riêng của PGS.TS Lê Sỹ Giáo được công bố rộng rãi và là nguồn tư liệu, học liệu không thể thiếu đối với nhiều nhà nghiên cứu, anh chị em sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Tập thể Khoa Lịch sử, Khoa Nhân học và Trường ĐH KHXH&NV, các Viện nghiên cứu, Học viện, Trường đại học... luôn ghi nhận và đánh giá cao công lao đào tạo của PGS.TS, NGUT Lê Sỹ Giáo. Dưới sự dẫn dắt khoa học tận tâm, nghiêm cẩn của Thầy, hơn 100 khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của sinh viên đã hoàn thành. Thầy cũng là người hướng dẫn, đồng hướng dẫn hơn 20 NCS và gần 30 HVCH bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Trong công tác quản lý, PGS.TS Lê Sỹ Giáo từng có 10 năm làm Bí thư Chi bộ Khoa Lịch sử và Chi bộ Khoa Nhân học, 8 năm làm Phó Trưởng Khoa Lịch sử, nhiều năm làm Trưởng Bộ môn Dân tộc học. Bên cạnh đó, Thầy còn nhiệt thành tham gia Ban Chấp hành và là Tổng Thư ký Hội Dân tộc học Việt Nam Khóa III, đồng thời là một trong 4 người sáng lập Chương trình Thái học. Gần nửa thế kỷ học tập, công tác gắn bó với Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Trường ĐH KHXH&NV, PGS.TS. Nhà giáo Ưu tú Lê Sỹ Giáo đã để lại nhiều dấu ấn và tình cảm sâu đậm khó quên đối với các thế hệ học trò, đồng nghiệp, bởi những cống hiến không mệt mỏi và rất riêng của Thầy cho Bộ môn, cho các Khoa Lịch sử, Nhân học, cho ngành và đất nước. Những thành tích, đóng góp, suy nghĩ và trăn trở của Thầy trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển đội ngũ cho thấy tâm thế và tấm lòng luôn quý yêu con người của một nhà Dân tộc học nổi tiếng của nền Dân tộc học - Nhân học Việt Nam. Trong cuộc sống, PGS.TS. Nhà giáo Ưu tú Lê Sỹ Giáo là một người bình dị, gần gũi; một nhà giáo mẫu mực, một nhà khoa học quảng bác, một người Thầy luôn tận tâm, hết lòng vì học trò. Thầy đã đến với công tác giảng dạy và nghiên cứu, đến với người, với đời, với các thế hệ học trò bằng một phong cách sống bình dị, hòa đồng, dí dỏm, thẳng thắn, trung thực. Trong gia đình, Thầy luôn là một người chồng, người cha, người Ông rất đỗi kính mến, thương yêu cháu con hết mực. Với những đóng góp tiêu biểu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, PGS.TS Lê Sỹ Giáo đã được Đảng và Nhà nước, Ngành Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH KHXH&NV ghi nhận, trao tặng nhiều huân danh như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2012 và nhiều Bằng khen, phần thưởng cao quý khác. |
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn